201 bài tập Vấn đề phát triển thương mại và du lịch mức độ khó

Lớp:

Môn học:

Bài học: 
Bài 31. Vấn đề phát triển thương mại, du lịch
Câu trắc nghiệm: 

Câu hỏi 1

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Ở nhiều nơi của vùng biển phía Nam nước ta, hoạt động du lịch biển diễn ra được trong suốt cả năm, chủ yếu là do

Lời giải chi tiết : 

Vùng biển phía Nam, hoạt động du lịch biển diễn ra quanh năm chủ yếu do nền nhiệt cao quanh năm, khí hậu ấm áp là điều kiện cơ bản để phát triển du lịch biển. Miền Bắc hoạt động du lịch biển hầu như chỉ diễn ra mùa hè do mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh

=> Chọn đáp án C

Đáp án A: 

gió mùa thổi trong năm.               

Đáp án B: 

địa hình ven biển đa dạng.

Đáp án C: 

nền nhiệt cao quanh năm.      

Đáp án D: 

thời gian mùa khô dài.

Câu hỏi 2

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Điểm nào sau đây không đúng với ngành nội thương của nước ta ?

Lời giải chi tiết : 

Có thể dựa vào Atlat Địa lý trang 24 – Thương mại rút ra nhận xét  Kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong cả nước

=> Chọn đáp án B.

Đáp án A: 

Thị trường thống nhất trong cả nước.

Đáp án B: 

Kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng mức bán lẻ.

Đáp án C: 

Hàng hoá phong phú, đa dạng.

Đáp án D: 

Có nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia

Câu hỏi 3

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Các di sản thế giới của nước ta tập trung nhiều nhất ở khu vực :

Lời giải chi tiết : 

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 25, Duyên hải miền Trung có các di sản thế giới: Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn

=> Chọn đáp án C

Đáp án A: 

Trung du và miền núi Bắc Bộ.        

Đáp án B: 

Đồng bằng sông Hồng.

Đáp án C: 

Duyên hải miền Trung.

Đáp án D: 

Đông Nam Bộ.

Câu hỏi 4

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 24, Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta hiện nay là :

Lời giải chi tiết : 

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 24, Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta hiện nay là Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (42,6%)

=> Chọn đáp án C

Đáp án A: 

Khoáng sản.               

Đáp án B: 

Hàng công nghiệp nặng.

Đáp án C: 

Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp. 

Đáp án D: 

Hàng nông, lâm, thuỷ sản.

Câu hỏi 5

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 25 cho biết các trung tâm du lịch ý nghĩa quốc gia bao gồm

Lời giải chi tiết : 

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 25, các trung tâm du lịch ý nghĩa quốc gia bao gồm Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh

=> Chọn đáp án A

Đáp án A: 

Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh

Đáp án B: 

Hà Nội, Hải Phòng, Huế, TP. Hồ Chí Minh

Đáp án C: 

Hà Nội, Hạ Long, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh

Đáp án D: 

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng

Câu hỏi 6

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Đây không phải là đặc điểm hoạt động nội thương của nước ta thời kì sau Đổi mới.

Lời giải chi tiết : 

Đặc điểm hoạt động nội thương của nước ta thời kì sau Đổi mới bao gồm: Cả nước có một thị trường thống nhất, tự do lưu thông hàng hoá, hàng hoá ngày càng đa dạng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu hàng hoá cho người dân (sgk trang 137) ; còn đáp án A là đặc điểm hoạt động nội thương dưới thời Pháp thuộc (sgk nâng cao trang 175)

=> Chọn đáp án A

Đáp án A: 

Đã hình thành hệ thống chợ có quy mô lớn bên cạnh hệ thống chợ quê.

Đáp án B: 

Cả nước có một thị trường thống nhất, tự do lưu thông hàng hoá.

Đáp án C: 

Hàng hoá ngày càng đa dạng, chất lượng ngày càng được nâng lên.

Đáp án D: 

Đáp ứng ngày càng cao nhu cầu hàng hoá cho người dân.

Câu hỏi 7

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tăng trưởng xuất khẩu của nước ta trong thời gian vừa qua là

Lời giải chi tiết : 

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tăng trưởng xuất khẩu của nước ta trong thời gian vừa qua là mở rộng và đa dạng hóa thị trường, nhu cầu thị trường tăng cao trong khi đất nước cần tích lũy vốn nên xuất khẩu thu ngoại tệ là tất yếu

=> Chọn đáp án C

Đáp án A: 

kí hiệp định thương mại với Hoa Kì.

Đáp án B: 

hàng hóa được nhiều nước ưa dùng.

Đáp án C: 

nhu cầu thị trường ngày càng tăng.    

Đáp án D: 

giá thành nhiều sản phẩm phù hợp.

Câu hỏi 8

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Yếu tố nào sau đây có tác động chủ yếu đến sự tăng nhanh giá trị nhập khẩu của nước ta hiện nay?

 

Lời giải chi tiết : 

Do nhu cầu của quá trình công nghệp hóa, cần nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu, máy móc, thiết bị phục vụ quá trình sản xuất nên giá trị nhập khẩu của nước ta tăng nhanh

=> Chọn đáp án A

Đáp án A: 

Nhu cầu của quá trình công nghiệp hóa.      

Đáp án B: 

Nhu cầu của chất lượng cuộc sống cao.

Đáp án C: 

Việc phát triển của quá trình đô thị hóa.       

Đáp án D: 

Sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.

Câu hỏi 9

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Ý nghĩa lớn nhất của hoạt động xuất khẩu đối với phát triển kinh tế - xã hội nước ta là

Lời giải chi tiết : 

Ý nghĩa lớn nhất của hoạt động xuất khẩu đối với phát triển kinh tế - xã hội nước ta là thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ. Vì để sản xuất hàng xuất khẩu cần phát triển tập trung, đẩy mạnh các ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu, tăng cường chế biến sản phẩm, từ đó phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, ngành công nghiệp chế biến phân bố lại lao động giữa các khu vực.

Chọn: A.

Đáp án A: 

thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ.

Đáp án B: 

góp phần vào hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật.

Đáp án C: 

giảm chênh lệch phát triển nông thôn với đô thị

Đáp án D: 

nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Câu hỏi 10

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Nơi đã hai lần được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới là

Lời giải chi tiết : 

Vịnh Hạ Long đã hai lần được tổ chức UNESCO của Liên hiệp quốc công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Lần thứ nhất là vào ngày 17/12/1994, vịnh Hạ Long được công nhận về giá trị thẩm mỹ. Lần thứ 2, Ngày 2/12/2000, vịnh Hạ Long được công nhận về giá trị địa chất, địa mạo.

Đáp án A: 

vịnh Nha Trang.

Đáp án B: 

động Phong Nha.

Đáp án C: 

vịnh Hạ Long.

Đáp án D: 

vườn quốc gia Cát Bà

Câu hỏi 11

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Kim ngạch xuất khẩu nước ta tăng nhanh trong những năm gần đây do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

Lời giải chi tiết : 

Kim ngạch xuất khẩu nước ta tăng nhanh trong những năm gần đây là nhờ chính sách mở rộng và đa dạng hóa thị trường buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

Đáp án A: 

Nguồn lao động dồi dào.

Đáp án B: 

Điều kiên tự nhiên thuận lợi.

Đáp án C: 

Mở rộng và đa dạng hóa thị trường

Đáp án D: 

Nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng.

Câu hỏi 12

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Lượng khách du lịch nội địa ở nước ta không ngừng tăng lên chủ yếu là do

Lời giải chi tiết : 

Lượng khách du lịch nội địa của nước ta không ngừng tăng lên chủ yếu là do: chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao nên nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng tăng cao.

Chọn D.

Đáp án A: 

các loại hình giao thông vận tải phát triển mạnh.

Đáp án B: 

đẩy mạnh phục hồi và tổ chức các lễ hội truyền thống.

Đáp án C: 

chính sách quảng bá của các công ty du lịch.

Đáp án D: 

chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao.

Câu hỏi 13

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Hiện nay, sự phân bố các hoạt động du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào:

Lời giải chi tiết : 

Sự phân bố các hoạt động du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào: Sự phân bố các tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch được xem là tiền đề phát triển của ngành du lịch.

Chọn: C.

Đáp án A: 

Sự phân bố dân cư.

Đáp án B: 

Sự phân bế các ngành sản xuất.

Đáp án C: 

Sự phân bố các tài nguyên du lịch.

Đáp án D: 

Sự phân bố các trung tâm thương mại, dịch vụ.

Câu hỏi 14

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Điều kiện tự nhiên nào sau đây thuận lợi để phát triển du lịch biển - đảợ ở nước ta?

Lời giải chi tiết : 

Điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển đảo ở nước ta là có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt.

Chọn A

Đáp án A: 

Có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt.         

Đáp án B: 

Nguồn lao động dồi dào, chất lượng được nâng cao.

Đáp án C: 

Vùng biển rộng, kín, nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

Đáp án D: 

Nhu cầu du lịch của nhân dân lớn và có xu hướng tăng

Câu hỏi 15

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho ngành du lịch nước ta phát triển nhanh trong thời gian gần đây?

Lời giải chi tiết : 

Chính sách phát triển (đầu tư cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa hoạt động du lịch, thu hút đầu tư, phát triển các TT du lịch trọng điểm…) cùng với nhu cầu về du lịch ngày càng tăng đã làm cho ngành du lịch nước ta phát triển nhanh trong thời gian gần đây.

Đáp án A: 

Chính sách phát triển, nhu cầu về du lịch tăng.

Đáp án B: 

Thu hút nhiều vốn đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng.

Đáp án C: 

Tài nguyên du lịch phong phú, cơ sở lưu trú tốt.

Đáp án D: 

Nhu cầu du lịch tăng, có nhiều di sản thế giới.

Câu hỏi 16

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Ở nhiều nơi của vùng biển phía Nam nước ta, hoạt động du lịch biển diễn ra được trong suốt cả năm chủ yếu là do

Lời giải chi tiết : 

Ở nhiều nơi của vùng biển phía Nam nước ta, hoạt động du lịch biển diễn ra được trong suốt cả năm chủ yếu là do ở phía Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên có nền nhiệt độ cao quanh năm rất thích hợp cho sự phát triển của các hoạt động du lịch biển.

=> Chọn A

Đáp án A: 

nền nhiệt cao quanh năm.

Đáp án B: 

gió mùa thổi trong năm.

Đáp án C: 

thời gian mủa khô kéo dài.

Đáp án D: 

địa hình ven biển đa dạng.

Câu hỏi 17

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu ở nước ta là

Lời giải chi tiết : 

Hàng hoá và thị trường là 2 nhân tố tác động mạnh mẽ nhất đến Xuất khẩu. Vì thế giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh xuất khẩu ở nước ta là phát triển sản xuất hàng hoá, mở rộng thị trường.

Chọn C

Đáp án A: 

thúc đẩy công nghiệp chế biến, đa dạng sản phẩm.

Đáp án B: 

tăng đầu tư, thu hút nhiều ngành sản xuất tham gia.

Đáp án C: 

phát triển sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường.

Đáp án D: 

đổi mới quản lý, tăng cường liên kết với các nước.

Câu hỏi 18

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Tình hình không đúng với ngành ngoại thương của nước ta là:

Lời giải chi tiết : 

Xuất siêu khi giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu

Biểu đồ 31.3 (SGK/138): từ năm 2000 – 2005 giá trị xuất khẩu nước ta luôn thấp hơn giá trị nhập khẩu => cho thấy từ năm 2000 – nay nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu.

=> Nhận định D sai

Đáp án A: 

Thị trường buôn bán mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa.

Đáp án B: 

Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới.

Đáp án C: 

Các mặt hàng xuất nhập khẩu ngày càng đa dạng hơn.

Đáp án D: 

Cán cân xuất nhập khẩu luôn xuất siêu từ sau năm 2000 đến nay.

Câu hỏi 19

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết khu vực đang có tỉ trọng giảm trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước phân theo thành phần kinh tế?

Lời giải chi tiết : 

Dựa vào Atlat trang 24, quan sát biểu đồ hình cột (góc trên bên phải) tính được tỉ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của các thành phần kinh tế như sau: (Đơn vị: %)

 

Như vậy:

- Tỉ trọng khu vực nhà nước có xu hướng giảm (22,6% xuống 10,7%)

- Tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước có xu hướng tăng (76,9% lên 85,6%

- Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng (0,5% lên 3,7%)

Đáp án A: 

Khu vực Nhà nước

Đáp án B: 

Khu vực ngoài Nhà nước

Đáp án C: 

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Đáp án D: 

Khu vực tư nhân, cá thể

Câu hỏi 20

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Thành tựu trong cán cân thương mại của nước ta đang chuyển dần sang xuất siêu nguyên nhân chủ yếu do

Phương pháp giải : 

Phân tích.

Lời giải chi tiết : 

Cán cân thương mại của nước ta chuyển dần sang xuất siêu tức là giá trị xuất khẩu cao hơn giá trị nhập khẩu.

Sản xuất trong nước phát triển mạnh, tạo ra được nhiều hàng hóa với chất lượng ngày càng cao, xuất khẩu đến nhiều thị trường lớn trên thế giới đã đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn -> giá trị xuất khẩu ngày càng cao.

Chọn D.

Đáp án A: 

nhu cầu nhập nguyên nhiên liệu giảm.

Đáp án B: 

sự suy yếu của các đối thủ cạnh tranh

Đáp án C: 

việc mở rộng nhiều thị trường mới.

Đáp án D: 

sản xuất trong nước phát triển mạnh.

Câu hỏi 21

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Sự phân bố các hoạt động du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào sự phân bố của

Phương pháp giải : 

Kiến thức bài 31 – Vấn đề phát triển thương mại, du lịch

Lời giải chi tiết : 

Tài nguyên du lịch là cơ sở nền tảng cho phát triển du lịch. Do vậy sự phân bố các hoạt động du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào sự phân bố tài nguyên du lịch.

Đáp án A: 

trung tâm du lịch.

Đáp án B: 

các ngành sản xuất.

Đáp án C: 

dân cư.

Đáp án D: 

tài nguyên du lịch.

Câu hỏi 22

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Ở nước ta, hạn chế nào sau đây là lớn nhất đối với các mặt hàng chế biến phục vụ xuất khẩu?

Phương pháp giải : 

Kiến thức bài 31 – Vấn đề phát triển thương mại và du lịch

Lời giải chi tiết : 

Ở nước ta, hạn chế lớn nhất đối với các mặt hàng chế biến phục vụ xuất khẩu là: tỉ trọng mặt hàng gia công còn lớn. (90 – 95% hàng dệt may)

Đáp án A: 

Chất lượng sản phẩm chưa cao.

Đáp án B: 

Chưa đáp ứng thị trường EU.

Đáp án C: 

Tỉ trọng mặt hàng gia công lớn.

Đáp án D: 

Nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Câu hỏi 23

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Khách du lịch quốc tế đến với nước ta tăng hàng năm do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

Phương pháp giải : 

Kiến thức bài 31, trang 139 sgk Địa lí 12

Lời giải chi tiết : 

Việt Nam có chính trị ổn định, hòa bình kết hợp với tài nguyên du lịch phong phú (tự nhiên + nhân văn) => thu hút lượng lớn khách du lịch quốc tế => D đúng.

Đất nước có CSVC-HT hiện đại, lao động chuyên nghiệp, thiên nhiên ưu đãi nhưng chính trị không ổn định, thường xảy ra chiến tranh => lượng khách du lịch thấp => A, B, C sai

Chọn D

Đáp án A: 

Nâng cấp sân bay, mở nhiều đường bay quốc tế.

Đáp án B: 

Lao động được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp.

Đáp án C: 

Thiên nhiên ưu đãi với nhiều thắng cảnh đẹp.

Đáp án D: 

Một đất nước yên bình, giàu tài nguyên du lịch.

Câu hỏi 24

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Biện pháp quan trọng để giảm tình trạng nhập siêu ở nước ta hiện nay là

Lời giải chi tiết : 

Biện pháp để giảm giảm tình trạng nhập siêu bền vững nhất hiện nay là: Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng đã qua công nghiệp chế biến, chế tạo có lợi thế cạnh tranh lớn để nâng cao hiệu quả xuất khẩu và ngày càng giảm dần tương đối việc xuất các sản phẩm thô hoặc sơ chế.  Bên cạnh đó, cần kiểm soát xuất khẩu và đẩy mạnh sản xuất hàng trong nước, các loại nguyên liêu, các mặt hàng phụ trợ cho sản xuất tiêu dùng, các mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu....

Nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên việc nhập khẩu tư liệu sản xuất, máy móc là điều tất yếu. Tuy nhiên cũng cần có chính sách nhập khẩu hợp lí và đặc biệt là tăng cường sử dụng có hiệu quả các tư liệu sản xuất.

Chọn B

Đáp án A: 

đánh thuế cao các mặt hàng nhập khẩu.

Đáp án B: 

đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa.

Đáp án C: 

giảm nhập khẩu các tư liệu sản xuất.

Đáp án D: 

tăng cường thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

Câu hỏi 25

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Lượng khách du lịch nội địa ở nước ta không ngừng tăng lên chủ yếu do

Lời giải chi tiết : 

Lượng khách du lịch nội địa ở nước ta không ngừng tăng lên chủ yếu do chất lượng cuộc sống của người dân tăng lên, nên nhu cầu nghỉ dưỡng, du lịch cũng tăng lên.

Chọn A

Đáp án A: 

chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao.

Đáp án B: 

dịch vụ du lịch đa dạng và được cải thiện.

Đáp án C: 

loại hình giao thông vận tải đa dạng.

Đáp án D: 

đẩy mạnh tổ chức lễ hội truyền thống.

Câu hỏi 26

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Phong trào người Việt dùng hàng Việt có ý nghĩa:

Lời giải chi tiết : 

Phong trào người Việt dùng hàng Việt có ý nghĩa:

- Thúc đẩy các ngành sản xuất trong nước phát triển.

- Tiết kiệm được ngoại tệ, giảm nhập siêu, giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài.

- Tăng sức cạnh tranh của hàng nội so với hàng ngoại, làm thay đổi tâm lí người tiêu dùng, thói quen sính hàng ngoại của một bộ phận người dân.

=> Chọn D

Đáp án A: 

Giảm sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu

Đáp án B: 

Thay đổi thói quen sính hàng ngoại nhập

Đáp án C: 

Thúc đẩy các ngành sản xuất trong nước phát triển.

Đáp án D: 

Tất cả các ý trên

Câu hỏi 27

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Yếu tố quan trọng đầu tiên để hình thành điểm du lịch là:

Lời giải chi tiết : 

Tài nguyên du lịch (tự nhiên hay nhân văn) là yếu tố quan trọng nhất để thành lập các điểm du lịch và cũng là yếu tố để phát triển các loại hình du lịch. Ví dụ: Ở biển không thể phát triển du lịch mạo hiểm leo núi, trượt tuyết,… hay ở các nơi chùa, công trình kiến trúc không thể phát triển du lịch ẩm thực, tắm biển,…

Chọn: B.

Đáp án A: 

cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.

Đáp án B: 

tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn.

Đáp án C: 

hệ thống các nhà hàng, khách sạn.

Đáp án D: 

cơ sở mua sắm, khu vui chơi giải trí.

Câu hỏi 28

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta có sức cạnh tranh còn thấp?

Lời giải chi tiết : 

Nguyên nhân chủ yếu làm cho một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta có sức cạnh tranh còn thấp là do công nghiệp chế biến còn nhiều hạn chế, vì vậy các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng nông – lâm - thủy sản thô hoặc chỉ qua sơ chế, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế chưa cao. Tỉ trọng hàng chế biến hay tinh chế tương đối thấp và tăng chậm.

=> Chọn đáp án B

Đáp án A: 

Chú trọng xuất khẩu nhiều khoáng sản thô. 

Đáp án B: 

Công nghiệp chế biến còn nhiều hạn chế.

Đáp án C: 

Thị trường xuất khẩu là các nước Đông Nam Á.

Đáp án D: 

Nguồn hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng.

Câu hỏi 29

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục. Từ 1995 đến 2005, cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế ở nước ta có sự chuyển dịch theo hướng:

Phương pháp giải : 

Áp dụng công thức tính cơ cấu:

Tỷ trọng thành phần = Giá trị thành phần/ Tổng *100%

Lời giải chi tiết : 

Áp dụng công thức tính cơ cấu:

Tỷ trọng thành phần = Giá trị thành phần/ Tổng *100%

Dựa vào biểu đồ tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước phân theo thành phần kinh tế qua các năm lập:

Bảng cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế ở nước ta qua các năm (%)

 

=> Chọn đáp án B đúng.

Đáp án A: 

Tăng tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước

Đáp án B: 

ăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước.

Đáp án C: 

Tăng tỉ trọng khu vực Nhà nước và giảm tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Đáp án D: 

Tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu hỏi 30

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của nước ta là 32 441 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu là 36 978 triệu USD. Số liệu nào sau đây chưa chính xác ?

Lời giải chi tiết : 

Sử dụng các công thức: Cán cân xuất nhập khẩu = kim ngạch xuất khẩu – kim ngạch nhập khẩu

Tỉ lệ xuất nhập khẩu = kim ngạch xuất khẩu / kim ngạch nhập khẩu *100%

Cơ cấu xuất (hoặc nhập) khẩu = kim ngạch xuất khẩu (hoặc kim ngạch nhập khẩu) / Tổng *100%

Ta có

=> Cán cân xuất nhập khẩu = 32 441 - 36 978  = - 4537 (triệu USD)

=> Số liệu Cán cân xuất nhập khẩu là 4537 triệu USD là chưa chính xác

=> Chọn đáp án A

Đáp án A: 

Cán cân xuất nhập khẩu là 4537 triệu USD.

Đáp án B: 

Nước ta nhập siêu 4537 triệu USD.

Đáp án C: 

Tỉ lệ xuất nhập khẩu là 87,7%.

Đáp án D: 

Cơ cấu xuất nhập khẩu là 46,7% và 53,3%.


Bình luận