201 câu trắc nghiệm Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển mức độ dễ (phần 2)

Lớp:

Môn học:

Bài học: 
Bài 8. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Câu trắc nghiệm: 

Câu hỏi 1

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Hệ sinh thái vùng ven biển nước ta chiếm ưu thế nhất là:

Lời giải chi tiết : 

Hệ sinh thái ven biển nước ta rất đa dạng và giàu có, hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta đưngứ thứ hai trên thế giới sau rừng ngập mặn Amazon, tuy nhiên, hiện nay rùng ngập mặn bị thu hẹp nhiều

Đáp án A: 

Hệ sinh thái rừng ngập mặn

Đáp án B: 

Hệ sinh thái trên đất phèn

Đáp án C: 

Hệ sinh thái rừng trên đất, đá pha cát ven biển

Đáp án D: 

Hệ sinh thái rừng trên đảo và rạn san hô

Câu hỏi 2

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Biển Đông là biển kín được bao bọc với các vòng cung đảo phía

Lời giải chi tiết : 

Biển Đông là biển tương đối kín, phía Bắc và phía tây là lục địa, phía đông và đông Nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo (sgk trang 36)

Đáp án A: 

Nam     

Đáp án B: 

Đông Nam      

Đáp án C: 

Đông và Đông Nam  

Đáp án D: 

Đông

Câu hỏi 3

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Các nước có chung Biển Đông với Việt Nam là

Lời giải chi tiết : 

Các nước có chung Biển Đông với Việt Nam là Trung Quốc, Phi-lip-pin, Sin-ga-po, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan (xem Atlat trang 4-5)

Đáp án A: 

Trung Quốc, Phi-lip-pin, Mi-an-ma, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan.

Đáp án B: 

Trung Quốc, Phi-lip-pin, Sin-ga-po, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan.

Đáp án C: 

Trung Quốc, Phi-lip-pin, Lào, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan.

Đáp án D: 

Trung Quốc, Phi-lip-pin, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan.

Câu hỏi 4

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Quốc gia Đông Nam Á nào không có chung biển Đông với nước ta?

Lời giải chi tiết : 

Quốc gia Đông Nam Á  không có chung biển Đông với nước ta là Mianma. (Xem Atlat trang 4)

Đáp án A: 

Malaixia.

Đáp án B: 

Brunây.      

Đáp án C: 

Mianma.        

Đáp án D: 

Singapo.

Câu hỏi 5

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Biển Đông nằm trong vùng:

Lời giải chi tiết : 

Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa (sgk Địa lí 12 trang 36)

Đáp án A: 

cận xích đạo gió mùa.            

Đáp án B: 

ôn đới gió mùa.

Đáp án C: 

nhiệt đới gió mùa.      

Đáp án D: 

cận nhiệt đới gió mùa.

Câu hỏi 6

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Biển Đông thuộc lãnh thổ nước ta có diện tích là

Lời giải chi tiết : 

Biển Đông thuộc lãnh thổ nước ta có diện tích (sgk Địa lí 12 trang 15)

Đáp án A: 

khoảng 1 triệu km2  

Đáp án B: 

3,744 triệu km2    

Đáp án C: 

3,477 triệu km2      

Đáp án D: 

3,447 triệu km2

Câu hỏi 7

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Đây không phải là tài nguyên khoáng sản biển?

Lời giải chi tiết : 

Tài nguyên khoáng sản biển không bao gồm Sinh vật biển

Đáp án A: 

Cát    

Đáp án B: 

Sinh vật biển.  

Đáp án C: 

Dầu khí         

Đáp án D: 

Muối

Câu hỏi 8

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Nước ta tiếp giáp với Biển Đông, nên có

Lời giải chi tiết : 

Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao nên đã làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn (sgk Địa lí 12 trang 36); độ ẩm không khí cao >80%, cân bằng ẩm luôn dương

Đáp án A: 

nhiệt độ trung bình cao.               

Đáp án B: 

độ ẩm không khí lớn.

Đáp án C: 

địa hình nhiều đồi núi.        

Đáp án D: 

sự phân mùa khí hậu.

Câu hỏi 9

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Hai bể dầu lớn nhất nước ta hiện nay là?

Lời giải chi tiết : 

Hai bể dầu lớn nhất nước ta hiện nay là Cửu Long và Nam Côn Sơn (sgk Địa lí 12 trang 38)

Đáp án A: 

Nam Côn Sơn và Cửu Long.

Đáp án B: 

Thổ Chu - Mã Lai và Sông Hồng.

Đáp án C: 

Nam Côn Sơn và  Sông Hồng.    

Đáp án D: 

Cửu Long và Sông Hồng.

Câu hỏi 10

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Biển Đông có đặc điểm nào dưới đây?

Lời giải chi tiết : 

Biển Đông có đặc điểm nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

Chú ý: B sai vì Biển Đông nằm ở phía Tây của Thái Bình Dương

C sai vì biển Đông được bao bọc bởi các đảo và quần đảo phía đông và đông nam

D sai vì biển Đông là biển có diện tích tương đối lớn

Đáp án A: 

Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

Đáp án B: 

Nằm ở phía đông của Thái Bình Dương

Đáp án C: 

Phía tây và tây nam được bao bọc bởi các đảo.

Đáp án D: 

Là biển có diện tích không phải là lớn.

Câu hỏi 11

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Có diện tích lớn nhất và chiếm ưu thế nhất ở vùng ven biển nước ta là

Lời giải chi tiết : 

Hệ sinh thái rừng ngập mặn chiếm ưu thế ở vùng biển nước ta, trong đó có rừng ngập mặn Nam Bộ đứng thứ 2 thế giới.

Đáp án A: 

xa van cây bụi gai nhiệt đới.

Đáp án B: 

hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Đáp án C: 

hệ sinh thái trên đất phèn.

Đáp án D: 

hệ sinh thái trên các đảo.

Câu hỏi 12

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Điều nào sau đây không đúng với hệ sinh thái rừng ngập mặn

Lời giải chi tiết : 

Hệ sinh thái rừng ngập mặn có đặc điểm là phân bố ở ven biển, cho năng suất sinh học cao đặc biệt là sinh vật nước lợ (tôm, cá). Gồm nhiều loại cây gỗ quý là đặc điểm hệ sinh thái rừng kín thường xanh phân bố ở vùng núi của nước ta.

Đáp án A: 

Cho năng suất sinh học cao.

Đáp án B: 

Có nhiều loại cây gỗ quý.

Đáp án C: 

Phân bố ở ven biển.

Đáp án D: 

Giàu tài nguyên động vật.

Câu hỏi 13

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Biển Đông là vùng biển lớn nằm ở phía

Lời giải chi tiết : 

Biển Đông là vùng biển lớn nằm ở phía Phía Đông Việt Nam và Tây Philippin.

Đáp án A: 

Phía Tây Phi-líp-pin và phía Tây của Việt Nam.

Đáp án B: 

Phía Đông Việt Nam và Tây Philippin.

Đáp án C: 

Nam Trung Quốc và Tây Nam Đài Loan.

Đáp án D: 

Phía Bắc của Xin-ga-po và phía Nam Malaysia.

Câu hỏi 14

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Ý nào đưới đây không phải là dạng thiên tai phố biến ở Biển Đông?

Lời giải chi tiết : 

Dạng thiên tai phổ biến ở biển Đông là bão, lũ, sạt lở bờ biển, nạn cát bay cát chảy ven bờ. Động đất và núi lửa không phải là dạng thiên tai phổ biến ở biển Đông.

Đáp án A: 

cát bay, cát chảy

Đáp án B: 

động đất và núi lửa

Đáp án C: 

sạt lở bờ biển

Đáp án D: 

bão, lũ

Câu hỏi 15

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Mỏ dầu được khai thác đầu tiên ở nước ta vào năm 1986 là:

Lời giải chi tiết : 

Mỏ dầu khai thác đầu tiên năm 1986 của nước ta là Bạch Hổ nằm ở thềm lục địa phía Nam (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

Đáp án A: 

Hồng Ngọc.

Đáp án B: 

Rạng Đông

Đáp án C: 

Rồng

Đáp án D: 

Bạch Hổ

Câu hỏi 16

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Vai trò chính của biển Đông đối với khí hậu miền Bắc nước ta trong mùa đông là

Lời giải chi tiết : 

Vai trò chính của biển Đông đối với khí hậu nước ta trong mùa đông là làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô thông qua việc tăng nhiệt, ẩm cho các khối khí qua biển, gây mưa phùn cho ven biển và đồng bằng bắc bộ cuối mùa đông (sgk Địa lí 12 trang 36)

Đáp án A: 

Tăng độ ẩm cho các khối khí đi qua biển.

Đáp án B: 

Làm giảm nền nhiệt độ.

Đáp án C: 

Mang mưa đến cho khu vực ven biển và đồng bằng Bắc Bộ.

Đáp án D: 

Làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô.

Câu hỏi 17

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của Biển Đông nước ta thể hiện rõ nhất qua yếu tố hải văn nào ?

Lời giải chi tiết : 

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của Biển Đông nước ta thể hiện rõ nhất qua yếu tố hải văn là nhiệt độ nước biển, độ muối, sóng, thủy triều, hải lưu (sgk Địa lí 12 trang 36)

Đáp án A: 

Nhiệt độ nước biển. 

Đáp án B: 

Địa hình ven biển

Đáp án C: 

Rừng ngập mặn    

Đáp án D: 

Các loài sinh vật.

Câu hỏi 18

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Nguyên nhân thường xuyên, chủ yếu khiến khí hậu nước ta có độ ẩm cao (trên 80%) là do:

Lời giải chi tiết : 

Nước ta giáp biển Đông, Biển đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn

Đáp án A: 

hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới.       

Đáp án B: 

ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới.

Đáp án C: 

hoạt động của gió mùa mùa hạ gây ra mưa lớn. 

Đáp án D: 

giáp biển Đông, nguồn cung cấp ẩm lớn

Câu hỏi 19

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Khó khăn lớn nhất của nước ta do gần Biển Đông là:

Lời giải chi tiết : 

Khó khăn lớn nhất của nước ta do gần Biển Đông là bão kèm theo mưa lớn, sóng lừng gây lật úp tàu thuyền, gió giật mạnh trong bão tàn phá cầu cống, nhà cử, đường xá...mưa lớn trong bão gây ngập úng, lũ lụt nghiêm trọng, gây nhiều thiệt hại về người và của

Đáp án A: 

hiện tượng cát bay, cát chảy.

Đáp án B: 

sạt lở bờ biển.

Đáp án C: 

tài nguyên sinh vật biển suy thoái nghiêm trọng.

Đáp án D: 

bão kèm theo mưa lớn, sóng lừng.

Câu hỏi 20

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm của biển Đông ?

Lời giải chi tiết : 

Phát biểu  không đúng với đặc điểm của biển Đông “Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt gió mùa” vì biển Đông Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, không phải là cận nhiệt gió mùa
=> Chọn đáp án C

Đáp án A: 

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa

Đáp án B: 

Là vùng biển lớn thứ 2 trong các biển của Thái Bình Dương

Đáp án C: 

Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt gió mùa

Đáp án D: 

Là vùng biển tương đối kín.

Câu hỏi 21

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Biểu hiện của tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của biển Đông là

Lời giải chi tiết : 

Biểu hiện của tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của biển Đông là

A. đúng vì vào thời kì gió mùa Đông Bắc, sóng to; các dòng hải lưu cũng hoạt động theo mùa

B. sai vì nhiệt độ nước biển tăng dần từ Bắc vào Nam chứ không phải từ Nam ra Bắc

C. sai vì độ muối không đồng nhất giữa các mùa mà có sự thay đổi theo mùa mưa - khô.

D. sai vì thủy triều tác động mạnh nhất ở vùng phía Nam nhất là khu vực TP Hồ Chí Minh và ĐBSCL thường xuyên chịu ngập lụt do thủy triều

Đáp án A: 

sóng mạnh nhất vào thời kì gió mùa Đông Bắc, dòng hải lưu hoạt động theo mùa.

Đáp án B: 

nhiệt độ nước biển cao, trung bình trên 230C và tăng dần từ Nam ra Bắc.

Đáp án C: 

độ muối trung bình khoảng 30-33 %0và đồng nhất giữa các mùa.

Đáp án D: 

thủy triều biến động theo hai mùa lũ cạn và tác động sâu sắc nhất là ở đồng bằng sông Hồng.

Câu hỏi 22

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Thiên tai nào sau đây từ biển Đông có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Hưng Yên?

Lời giải chi tiết : 

Thiên tai từ biển Đông có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Hưng Yên là Bão (vì Hưng Yên không giáp biển nên triều cường, sạt lở bờ biển hay cát bay cát chảy không phải là những thiên tai trực tiếp ảnh hưởng đến tỉnh này)

Đáp án A: 

Triều cường.       

Đáp án B: 

Sạt lở bờ biển. 

Đáp án C: 

Bão.        

Đáp án D: 

Cát bay cát chảy.

Câu hỏi 23

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Biểu hiện nào sau đây không phải là ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu nước ta?

Lời giải chi tiết : 

Biểu hiện không phải là ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu nước ta là Tăng cường tính đa dạng của sinh vật nước ta. Vì tính đa dạng của sinh vật không phải là một yếu tố khí hậu.

Đáp án A: 

Tăng độ ẩm của các khối khí qua biển.

Đáp án B: 

Góp phần làm điều hòa khí hậu.

Đáp án C: 

Giảm bớt tính khắc nghiệt của thời tiết trong mùa đông.

Đáp án D: 

Tăng cường tính đa dạng của sinh vật nước ta

Câu hỏi 24

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Ở nước ta nơi có thềm lục địa hẹp nhất là :

Lời giải chi tiết : 

Quan sát Atlat trang 6-7, dễ thấy ở nước ta nơi có thềm lục địa hẹp nhất là vùng biển Nam trung bộ, nơi có các đường đẳng sâu xếp xít nhau, đổ mau xuống độ sâu 1000-2000m

Đáp án A: 

Vùng biển Nam Bộ      

Đáp án B: 

Vùng biển Bắc Bộ

Đáp án C: 

Vùng biển Bắc Trung Bộ   

Đáp án D: 

Vùng biển Nam Trung Bộ

Câu hỏi 25

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Sạt lở bờ biển là hiện tượng đã và đang đe doạ nhiều đoạn bờ biển của nước ta, đặc biệt là dải bờ biển thuộc vùng:

Lời giải chi tiết : 

Sạt lở bờ biển là hiện tượng đã và đang đe doạ nhiều đoạn bờ biển của nước ta, đặc biệt là dải bờ biển thuộc vùng Trung Bộ

Đáp án A: 

Đồng bằng sông Hồng

Đáp án B: 

Đông Bắc        

Đáp án C: 

Trung Bộ.  

Đáp án D: 

Nam Bộ.


Bình luận