301 bài tập Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ mức độ khó

Lớp:

Môn học:

Bài học: 
Bài 2. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Câu trắc nghiệm: 

Câu hỏi 1

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Đặc điểm về vị trí địa lí khiến thiên nhiên nước ta khác hẳn các nước ở Tây Nam Á và Bắc Phi

Lời giải chi tiết : 

Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa và  tiếp giáp với biển Đông - nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào, các khối khí qua biển trở nên ấm ẩm, làm thiên nhiên mang tính hải dương, thảm thực vật bốn mùa xanh tốt, giàu sức sống, khác hẳn với thiên nhiên một số nước ở Tây Nam Á và Bắc Phi (khu vực có phần lớn diện tích nằm sâu trong lục địa, thiên nhiên mang tính lục địa khô hạn)

Đáp án A: 

tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn

Đáp án B: 

nằm ở rìa Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á

Đáp án C: 

nằm gần khu vực xích đạo

Đáp án D: 

nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa và tiếp giáp với Biển Đông

Câu hỏi 2

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Vị trí địa lý nước ta có ý nghĩa rất quan trọng cho sự phát triển

Lời giải chi tiết : 

Vị trí nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, thuận lợi phát triển nề nông nghiệp nhiệt đới

Đáp án A: 

nền nông nghiệp có sự phân hóa sản phầm theo miền

Đáp án B: 

nền nông nghiệp nhiệt đới

Đáp án C: 

nền nông nghiệp ôn đới

Đáp án D: 

nền nông nghiệp nhiêt đới và cận nhiệt

Câu hỏi 3

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Hiện nay, việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nước ta gặp nhiều khó khăn chủ yếu là do

Phương pháp giải : 

Kiến thức bài 2, SGK trang 14,15

Lời giải chi tiết : 

Hiện nay, việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nước ta gặp nhiều khó khăn chủ yếu là do vùng biển rộng lớn và đang diễn ra nhiều tranh chấp. Vấn đề chủ quyền trên biển Đông giữa nước ta và Trung Quốc vẫn còn nhiều mâu thuẫn, căng thẳng.

Đáp án A: 

có đường biên giới kéo dài trên đất liền và trên biển.

Đáp án B: 

phần lớn biên giới nước ta nằm ở khu vực núi cao.

Đáp án C: 

đường bờ biển kéo dài và tiếp giáp nhiều quốc gia

Đáp án D: 

vùng biển nước ta rộng lớn và đang có sự tranh chấp.

Câu hỏi 4

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Quan sát sơ đồ sau:

 

Ghi chú: 1 hải lí = 1852m

Hình 1. Sơ đồ mặt cắt khái quát các vùng biển Việt Nam

Đầu tháng 5 năm 2014, Trung Quốc hạ đặt giàn khoa HD 981 tại vị trí cách đảo Lý Sơn (nằm trên đường cơ sở của nước ta) 119 hải lí.

Vậy giàn khoan HD 981 của Trung Quốc được hạ đặt trái phép nằm trong bộ phận nào của vùng biển nước ta?

Lời giải chi tiết : 

Dựa vào sơ đồ đã cho, nhận xét thấy giàn khoan HD 981 của Trung Quốc được hạ đặt trái phép nằm trong bộ phận Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của vùng biển nước ta do vùng đặc quyền kinh tế có giới hạn tới 200 hải lí từ đường cơ sở, thềm lục địa mở rộng ra ngoài lãnh hải cho tới bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa

Đáp án A: 

Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa

Đáp án B: 

Lãnh hải

Đáp án C: 

Nội thủy     

Đáp án D: 

Vùng tiếp giáp lãnh hải

Câu hỏi 5

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Việt Nam gắn liền với lục địa và đại dương nào sau đây?

Lời giải chi tiết : 

Việt Nam nằm ở rìa đông nam lục địa Á – Âu và giáp Thái Bình Dương (xem Atlat trang 4)

Đáp án A: 

Á và Thái Bình Dương   

Đáp án B: 

Á và Ấn Độ Dương  

Đáp án C: 

Á-Âu, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương

Đáp án D: 

Á-Âu và Thái Bình Dương

Câu hỏi 6

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Hạn chế nào không phải do hình dạng kéo dài và hẹp ngang của lãnh thổ Việt Nam mang lại.

Lời giải chi tiết : 

Hình dạng kéo dài và hẹp ngang của lãnh thổ Việt Nam gây khó khăn cho việc bảo vệ an ninh và chủ quyền lãnh thổ, thiên nhiên phân hóa phức tạp, giao thông Bắc Nam nhiều trắc trở

=> hình dạng kéo dài và hẹp ngang của lãnh thổ Việt Nam không làm cho khoáng sản đa dạng nhưng trữ lượng không lớn

Đáp án A: 

Việc bảo vệ an ninh và chủ quyền lãnh thổ khó khăn

Đáp án B: 

Khí hậu phân hóa phức tạp.

Đáp án C: 

Khoáng sản nước ta đa dạng nhưng trữ lượng không lớn

Đáp án D: 

Giao thông Bắc- Nam trắc trở

Câu hỏi 7

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, tỉnh có đường biên giới quốc gia trên đất liền với Campuchia và Lào của nước ta là

Lời giải chi tiết : 

Dựa vào Atlat trang 4-5, tỉnh có đường biên giới quốc gia trên đất liền với Campuchia và Lào của nước ta là Kon Tum

Đáp án A: 

Lai Châu.            

Đáp án B: 

Quảng Ninh.       

Đáp án C: 

Điện Biên.      

Đáp án D: 

Kon Tum.

Câu hỏi 8

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Vị trí địa lí và hình thể nước ta có ý nghĩa gì với tự nhiên

Lời giải chi tiết : 

Vị trí địa lí và hình thể nước ta tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên, giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi với Đồng bằng, ven biển, hải đảo, hình thành các vùng tự nhiên khác nhau (sgk trang 16)

Đáp án A: 

Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

Đáp án B: 

Mở rộng quan hệ hợp tác với  các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Đáp án C: 

Phát triển các ngành kinh tế biển.

Đáp án D: 

Tạo nên sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên

Câu hỏi 9

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Thách thức lớn nhất của nền kinh tế nước ta khi nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động là:

Lời giải chi tiết : 

Ngoài những thuận lợi của vị trí địa lí nước ta, khi nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động, nước ta cũng phải đối mặt với nhiều thách thức đặc biệt là sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường khu vực và quốc tế

Đáp án A: 

Phải nhập khẩu nhiều hàng hóa, công nghệ, kĩ thuật tiên tiến.

Đáp án B: 

Gia công hàng xuất khẩu với giá rẻ.

Đáp án C: 

Nhiều lao động có tay nghề cao đi tham gia lao động hợp tác quốc tế.

Đáp án D: 

Cạnh tranh quyết liệt trên thị trường khu vực và quốc tế.

Câu hỏi 10

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Đây là cảng biển mở lối ra biển thuận lợi cho vùng Đông Bắc Cam-pu-chia.

Lời giải chi tiết : 

Quan sát Atlat trang 23, Cảng Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa, gần Đông Bắc Campuchia nhất nên là 1 trong các cảng cửa ngõ ra biển Đông của Đông Bắc Campuchia

Đáp án A: 

Hải Phòng.       

Đáp án B: 

Cửa Lò.       

Đáp án C: 

Vũng Tàu 

Đáp án D: 

Cam Ranh

Câu hỏi 11

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Đây là cửa khẩu nằm trên biên giới Lào - Việt.

Lời giải chi tiết : 

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 24 hoặc 25, cửa khẩu Cầu Treo thuộc Hà Tĩnh và giáp với Lào

Đáp án A: 

Cầu Treo.      

Đáp án B: 

Xà Xía. 

Đáp án C: 

Mộc Bài. 

Đáp án D: 

Lào Cai

Câu hỏi 12

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

So với một số nước trong khu vực và trên thế giới, tài nguyên khoáng sản nước ta

Lời giải chi tiết : 

So với một số nước trong khu vực và trên thế giới, tài nguyên khoáng sản nước ta Phong phú về thể loại, có nhiều mỏ có trữ lượng và chất lượng tốt.

Đáp án A: 

Phong phú về thể loại, nhưng hạn chế về trữ lượng, khó khăn quản lí

Đáp án B: 

Phong phú về thể loại, đa dạng loại hình, rất khó khăn trong khai thác

Đáp án C: 

Phong phú về thể loại, phức tạp về cấu trúc và khả năng sử dụng hạn chế về tiềm năng.

Đáp án D: 

Phong phú về thể loại, có nhiều mỏ có trữ lượng và chất lượng tốt.

Câu hỏi 13

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Đi từ bắc vào nam theo biên giới Việt - Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu: 

Lời giải chi tiết : 

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 24-25, Đi từ bắc vào nam theo biên giới Việt - Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu Tây Trang, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y.

Đáp án A: 

Tây Trang, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y.     

Đáp án B: 

Cầu Treo, Tân Thanh, Lao Bảo, Bờ Y.

Đáp án C: 

Bờ Y, Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang.

Đáp án D: 

Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang, Bờ Y.

Câu hỏi 14

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Thách thức lớn nhất đối với nước ta khi nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới là

Lời giải chi tiết : 

Thách thức lớn nhất đối với nước ta khi nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới là chịu sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường khu vực và quốc tế; nếu không tận dụng được những cơ hội để phát triển thì rất dễ tụt hậu

Đáp án A: 

trở thành thị trường tiêu thụ của các nước phát triển.

Đáp án B: 

chịu sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường khu vực và quốc tế.

Đáp án C: 

đội ngũ lao động có trình độ khoa học kĩ thuật di cư đến các nước phát triển.

Đáp án D: 

phải nhập khẩu nhiều hàng hóa, công nghệ, kĩ thuật tiên tiến.

Câu hỏi 15

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ta theo công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982  nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế , nhưng các nước khác

Lời giải chi tiết : 

Trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ta theo công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982  nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế , nhưng các nước khác được tự do hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu và cáp quang biển (sgk Địa lí 12 trang 15)

Đáp án A: 

được tổ chức khảo sát, thăm dò các nguồn tài nguyên.

Đáp án B: 

được tự do hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu và cáp quang biển.

Đáp án C: 

được thiết lập các công trình và các đảo nhân tạo.

Đáp án D: 

khai thác các tài nguyên vùng biển của Việt Nam.

Câu hỏi 16

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Vị trí địa lí không làm cho tài nguyên sinh vật nước ta

Lời giải chi tiết : 

Vị trí địa lí không làm cho tài nguyên sinh vật nước ta phân hóa sâu sắc theo độ cao. Vì tài nguyên sinh vật nước ta phân hóa theo độ cao do địa hình nhiều đồi núi, địa hình phân hóa độ cao => khí hậu, đất phân hóa độ cao => tài nguyên sinh vật phân hóa độ cao

Đáp án A: 

phân hóa sâu sắc theo độ cao

Đáp án B: 

vô cùng phong phú

Đáp án C: 

đa dạng về thành phần loài  

Đáp án D: 

mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa

Câu hỏi 17

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Đường cơ sở nước ta được xác định là đường

Lời giải chi tiết : 

Đường cơ sở nước ta được xác định là đường nối các mũi đất xa nhất với các đảo venbờ. Đường cơ sở của nước ta nối liền các điểm từ Hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang đến đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị

Đáp án A: 

tính từ mực nước thủy triều cao nhất đến các đảo ven bờ.

Đáp án B: 

cách đều bờ biển 12 hải lý.

Đáp án C: 

nối các mũi đất xa nhất với các đảo ven bờ.

Đáp án D: 

nối các đảo ven bờ.

Câu hỏi 18

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Nước ta nằm trọn trong khu vực múi giờ số 7, điều này có ý nghĩa:

Lời giải chi tiết : 

Nước ta nằm trọn trong khu vực múi giờ số 7, điều này có ý nghĩa chủ yếu là tạo thuận lợi cho thống nhất quản lí trong cả nước về thời gian sinh hoạt và các hoạt động khác. Ở những nước lãnh thổ trải rộng trên nhiều múi giờ, dù lấy múi giờ đi qua thủ đô làm múi giờ chung của đất nước hay chia các địa phương thành nhiều giờ khác nhau cũng đều gặp phải sự khó khăn cho quản lí, quy định thời gian sinh hoạt, làm việc...

Đáp án A: 

Tính toán múi giờ quốc tế dễ dàng.

Đáp án B: 

Thuận tiện cho việc tính giờ của các địa phương.

Đáp án C: 

Phân biệt múi giờ với các nước láng giềng.

Đáp án D: 

Thống nhất quản lí trong cả nước về thời gian sinh hoạt và các hoạt động khác.

Câu hỏi 19

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Đường biên giới quốc gia trên biển của nước ta được xác định là ranh giới ngoài của vùng

Lời giải chi tiết : 

Đường biên giới quốc gia trên biển của nước ta được xác định là ranh giới ngoài của vùng lãnh hải (sgk Địa lí 12 trang 15)

Đáp án A: 

đặc quyền kinh tế.    

Đáp án B: 

tiếp giáp lãnh hải.  

Đáp án C: 

lãnh hải.        

Đáp án D: 

nội thủy.

Câu hỏi 20

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Nguyên nhân chủ yếu làm cho tài nguyên khoáng sản nước ta phong phú là do

Lời giải chi tiết : 

Nước ta nằm liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương (nơi diễn ra các hoạt động nội lực đẩy vật chất trong lòng đất đi lên) nên có nhiều mỏ khoáng sản nội sinh (sắt, đồng, chì, kẽm…)

Đáp án A: 

địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.

Đáp án B: 

vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến.

Đáp án C: 

liền kề với hai vành đai sinh khoáng.

Đáp án D: 

tác động mạnh mẽ của biển Đông.

Câu hỏi 21

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam có quyền lợi nào dưới đây?

Lời giải chi tiết : 

Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước được đặt ống dẫn dầu, dây cáp quang ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do hàng hải, hàng không theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (sgk Địa lí 12 trang 15)

Đáp án A: 

Cho phép các nước tự do hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu, cáp quang ngầm.

Đáp án B: 

Có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ, quản lí tất cả các nguồn tài nguyên.

Đáp án C: 

Có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế.

Đáp án D: 

Cho phép các nước được phép thiết lập các công trình nhân tạo phục vụ cho thăm dò, khảo sát biển.

Câu hỏi 22

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản là do vị trí địa lí

Lời giải chi tiết : 

Vị trí địa lí nước ta nằm liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương => do vậy nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có (các mỏ khoáng sản nội sinh)

Đáp án A: 

liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương.

Đáp án B: 

ở khu vực gió mùa điển hình nhất trên thế giới.

Đáp án C: 

trên đường di cư của nhiều loài động, thực vật.

Đáp án D: 

tiếp giáp với biển Đông.

Câu hỏi 23

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Tỉnh nào ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nước ta trên đất liền vừa có đường biên giới vừa có đường bờ biển?

Lời giải chi tiết : 

Tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long nước ta trên đất liền vừa có đường biên giới đất liền vừa có đường bờ biển là Kiên Giang: vừa có biên giới trên bộ với Campuchia, vừa giáp biển

Đáp án A: 

Sóc Trăng.    

Đáp án B: 

Kiên Giang. 

Đáp án C: 

An Giang.   

Đáp án D: 

Bến Tre.

Câu hỏi 24

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Việc thông thương qua lại giữa Việt Nam với các nước láng giềng chỉ có thể tiến hành thuận lợi ở một số cửa khẩu vì:

Lời giải chi tiết : 

Việc thông thương qua lại giữa Việt Nam với các nước láng giềng chỉ có thể tiến hành thuận lợi ở một số cửa khẩu vì phần lớn đường biên giới nằm ở vùng đồi núi nên rất khó khăn cho hoạt động vận chuyển, trao đổi hàng hóa, hơn nữa việc kiểm soát hàng hóa cũng gặp khó khăn. Trong khi đó các cửa khẩu là những khu vực được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khá đầy đủ, an ninh quốc phòng chặt chẽ, giao thông dễ dàng, thuận tiện cho việc vận chuyển trao đổi hàng hóa giữa nước ta với các nước láng giềng.

Đáp án A: 

Thuận tiện cho bảo vệ an ninh quốc phòng

Đáp án B: 

Phần lớn đường biên giới nằm ở vùng đồi núi

Đáp án C: 

Đường biên giới được xác định dựa vào sống núi, đỉnh núi, đường phân thủy…

Đáp án D: 

Là nơi địa hình thuận lợi cho đi lại, trao đổi hàng hóa

Câu hỏi 25

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Một tàu đánh cá của nước ngoài đang hoạt động cách bờ biển Đà Nẵng 43km. Như vậy chiếc tàu đó đã xâm phạm vào vùng biển nào của nước ta?

Lời giải chi tiết : 

Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được qui định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển. Vùng tiếp giáp lãnh hải nước ta rộng 12 hải lí tính từ ranh giới vùng lãnh hải.

- Vùng lãnh hải có chiều rộng 12 hải lí, tương đương 22,224 km (12 hải lí x 1852m = 22224 m = 22,224 km)

- Vùng tiếp giáp lãnh hải rộng 12 hải lí sẽ có phạm vi từ 22,224km đến 44,448km.

=> Một tàu đánh cá của nước ngoài đang hoạt động cách bờ biển Đà Nẵng 43km. Như vậy chiếc tàu đó đã xâm phạm vào vùng tiếp giáp lãnh hải nước ta.

Đáp án A: 

Vùng đặc quyền kinh tế.

Đáp án B: 

Nội thủy.

Đáp án C: 

Lãnh hải.

Đáp án D: 

Vùng tiếp giáp lãnh hải.

Câu hỏi 26

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Nhân tố quyết định tính chất phong phú về thành phần loài của giới thực vật ở Việt Nam

Lời giải chi tiết : 

Nhân tố quyết định tính chất phong phú về thành phần loài của giới thực vật ở Việt Nam là do nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, trên đường di cư và di lưu của nhiều loài động, thực vật nên có tài nguyên sinh vật (thực vật và động vật) vô cùng phong phú.(SGK/16 Địa lí 12)

Đáp án A: 

địa hình đồi núi chiếm ưu thế và phân hóa phức tạp

Đáp án B: 

khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Đáp án C: 

sự phong phú đa dạng của các nhóm đất.

Đáp án D: 

nằm ở nơi giao lưu của các luồng sinh vật.

Câu hỏi 27

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Nước ta có thể mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới thuận lợi là do vị trí

Lời giải chi tiết : 

Nước ta có thể mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới thuận lợi là do vị trí nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế. (SGK Địa lý 12 CB trang 16, 17).

Đáp án A: 

nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dương.

Đáp án B: 

nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế.

Đáp án C: 

ở nơi giao thoa giữa nhiều vành đai sinh khoáng.

Đáp án D: 

nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa.

Câu hỏi 28

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Giả sử một tàu biển đang ngoài khơi nước ta, có vị trí cách đường cơ sở 30 hải lí. Vậy con tàu đó thuộc vùng biển nào và cách đường biên giới quốc gia trên biên theo đường chim bay là bao nhiêu?

Phương pháp giải : 

Kĩ năng tính toán.

Lời giải chi tiết : 

1 hải lí = 1852m. ->30 hải lí = 55560 m.

=> Con tàu đó thuộc vùng đặc quyền kinh tế và cách đường biên giới quốc gia trên biển là 55560m

Đáp án A: 

Đặc quyền kinh tế, 33336 m.

Đáp án B: 

Vùng tiếp giáp lãnh hải, 42596 m.

Đáp án C: 

Đặc quyền kinh tế, 55560 m.

Đáp án D: 

Lãnh hải, 22224 m.

Câu hỏi 29

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Biển Đông được xem là một trong những “điểm nóng” trong khu vực và trên thế giới vì

Phương pháp giải : 

Liên hệ vai trò ý nghĩa của vùng biển nước ta, kết hợp hiểu biết thực tiễn

Lời giải chi tiết : 

Biển Đông được xem là một trong những “điểm nóng” trong khu vực và trên thế giới vì:

- Biền Đông giàu tài nguyên khoáng sản và thủy hải sản

- Biển Đông nằm trên tuyến hàng hải huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu – Châu Á, Trung Đông – Châu Á. Là một phần của tuyến đường biển nối trực tiếp Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Biển Đông đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thương mại hàng hải toàn cầu.

- Có những eo biển quan trọng đối với nhiều quốc gia và thế giới, đặc biệt là eo biển Malacca.

Đáp án A: 

Là vùng biển diễn ra nhiều tranh chấp giữa các quốc gia.

Đáp án B: 

Biển Đông giàu tài nguyên và có vị trí chiến lược quan trọng.

Đáp án C: 

Vùng biển rộng lớn, có nhiều tàu thuyền thường xuyên qua lại.

Đáp án D: 

Gần các tuyến hàng hải và hàng không quốc tế.

Câu hỏi 30

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Loại gió có tác động thường xuyên đến toàn bộ lãnh thổ nước ta là :

Lời giải chi tiết : 

Do vị trí nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bắc Bán Cầu nên thường xuyên chịu ảnh hưởng của Gió Mậu dịch (Gió Tín Phong) (sgk trang 16)

Đáp án A: 

Gió mậu dịch.     

Đáp án B: 

Gió mùa Đông Bắc. 

Đáp án C: 

Gió phơn.            

Đáp án D: 

Gió địa phương


Bình luận