35 bài tập Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen mức độ dễ

Lớp:

Môn học:

Bài học: 
Bài 13. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
Câu trắc nghiệm: 

Câu hỏi 1

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Biến dị di truyền không bao gồm các loại sau:

Lời giải chi tiết : 

Biến dị di truyền là những biến  đổi trong vật chất di truyền

Đột biến gen và đột biến NST là những biến đổi trong gen và nhiễm sắc thể

Biến dị tổ hợp: những tổ hợp sắp xếp gen mới mà đời con thu được khác với bố mẹ do sự phân ly độc lập và sự trao đổi chéo của các gen.

Thường biến là những biến đổi kiểu hình của một kiểu gen dứoi ảnh hưởng của môi trường

ð  Đáp án C.

Đáp án A: 

Đột biến gen hoặc nhiễm sắc thể gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản của cá thể.

Đáp án B: 

Đột biến gen không gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản của cá thể.

Đáp án C: 

Thường biến.

Đáp án D: 

Biến dị tổ hợp.

Câu hỏi 2

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Định nghĩa nào sau đây đúng khi nói về thường biến?

Lời giải chi tiết : 

Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường

Đáp án C.

Đáp án A: 

Thường biến là những biến đổi ở kiểu gen của cùng một kiểu hình, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường.

Đáp án B: 

Thường biến là những biến đổi giống nhau ở kiểu hình của nhiều kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường.

Đáp án C: 

Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường.

Đáp án D: 

Thường biến là những biến đổi ở môi trường của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của kiểu hình.

Câu hỏi 3

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Điều nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình?

Lời giải chi tiết : 

Kiểu hình của một tính trạng  được biểu hiện là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen quy định tính trạng và môi trường

Đáp án B.

Đáp án A: 

Bố mẹ truyền đạt cho con cái một kiểu gen, kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường.

Đáp án B: 

Bố mẹ truyền đạt cho con cái một kiểu gen, kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường còn kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.

Đáp án C: 

Kiểu hình không phải là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.

Đáp án D: 

Bố mẹ truyền đạt cho con cái những tính trạng đã có sẵn.

Câu hỏi 4

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Loại biến dị nào sau đây sẽ không làm xuất hiện kiểu gen mới?

Lời giải chi tiết : 

Thường biến là những biến đổi  kiểu hình của một  kiểu gen dưới tác động của môi trường , nên thường biến không làm thay đổi vật chất di truyền , không làm xuất hiện kiểu gen mới .

Biến dị tổ hợp có do sư tổ hợp lại các gen đã có từ bó mẹ nên biến dị tổ hợp không làm xuất hiện kiểu gen mới

Đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền => có thể làm xuất hiện các alen mới

Vậy dạng biến dị không làm xuất hiện kiểu gen mới là thường biến và biến dị tổ hợp

Đáp án D.

Đáp án A: 

Thường biến.

Đáp án B: 

Biến dị tổ hợp.      

Đáp án C: 

Biến dị đột biến.  

Đáp án D: 

Thường biến và biến dị tổ hợp.

Câu hỏi 5

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Kiểu hình của cơ thể phụ thuộc vào:

Lời giải chi tiết : 

Kiểu hình của cơ thể là kết quả của sự tương tác giãu kiểu gen và kiểu hình

Đáp án B.

Đáp án A: 

Kiểu gen. 

Đáp án B: 

Sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.

Đáp án C: 

Tác nhân gây đột biến.       

Đáp án D: 

Môi trường.

Câu hỏi 6

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Sự xuất hiện các tổ hợp tính trạng mới qua quá trình giao phối được gọi là:

Lời giải chi tiết : 

Sự xuất hiện các tính trạng mới thông qua quá trình giao phối được gọi là biến dị tổ hợp.

Đáp án A: 

Thường biến.

Đáp án B: 

Biến dị tổ hợp.

Đáp án C: 

Đột biến.

Đáp án D: 

Mức phản ứng.

Câu hỏi 7

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Tính chất nào dưới đây của thường biến là không đúng:

Lời giải chi tiết : 

Đặc điểm của thường biến là

-          Thường biến là những biến đổi của cùng một kiểu gen phát sinh trong đời sống cá thể dưới tác động của môi trường  

-          Nguyên nhân của thường biến là do khả năng phản ứng của kiểu gen dưới ảnh hưởng của môi trường sống

-          Biến đổi kiểu hình một cách thường xuyên, liên tục và đồng loạt theo hướng xác định.

-           Có lợi , giúp sinh vật thích nghi với các điều kiện sống khác nhau

-          Không di truyền được

Đáp án D.

Đáp án A: 

Phát sinh dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. 

Đáp án B: 

Biến đổi đồng loạt, theo một hướng xác định của một nhóm cá thể.    

Đáp án C: 

Tương ứng với điều kiện môi trường nên có ý nghĩa thích nghi.

Đáp án D: 

Di truyền do liên quan tới những biến đổi trong kiểu gen.

Câu hỏi 8

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Một tính trạng của cơ thể được hình thành do:

Lời giải chi tiết : 

Tính trạng có thể hoàn toàn do kiểu gen quy định, hoàn toàn do kiểu hình quy định hoặc là kết quả tương tác  của kiểu hình và kiểu gen , có thể hoàn toàn do do ngoại cảnh quy định .

Đáp án D.

Đáp án A: 

Hoàn toàn do kiểu gen quy định.

Đáp án B: 

Hoàn toàn do ngoại cảnh quy định.

Đáp án C: 

Do tương tác giữa hiểu gen và môi trường.

Đáp án D: 

Cả 3 khả năng trên đều có thể xảy ra.

Câu hỏi 9

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Mức phản ứng của cơ thể do yếu tố nào sau đây quy định?

Lời giải chi tiết : 

Mức phản ứng là  tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau

Đáp án B 

Đáp án A: 

Điều kiện môi trường.

Đáp án B: 

Kiểu gen của cơ thể.

Đáp án C: 

Thời kỳ phát triển.

Đáp án D: 

Thời kỳ sinh truởng.

Câu hỏi 10

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Thường biến có vai trò:    

Lời giải chi tiết : 

Thường biến giúp cho có thể có các phản ứng linh hoạt với môi trường, giúp có thể thích nghi tốt hơn trước những thay đổi của điều kiện sống

Đáp án D.

Đáp án A: 

Giúp cơ thể phản ứng linh hoạt về kiểu hình.

Đáp án B: 

Giúp cơ thể thích nghi tốt hơn và có thể tồn tại trước những thay đổi nhất thời của điều kiện sống.

Đáp án C: 

Giúp cơ thể thích nghi tốt hơn và có thể tồn tại trước những thay đổi theo chu kỳ của điều kiện sống.

Đáp án D: 

Tất cả đều đúng. 

Câu hỏi 11

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Khi nói về mức phản ứng, nội dung nào sau đây là không đúng:

Lời giải chi tiết : 

A-    Đúng . Vì mỗi gen có một mức phản ứng riêng

B-     Đúng . Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng  dẽ thay đổi và tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp nên ít thay đổi hơn

C-     Sai – Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen dứoi tác động của các yếu tố môi trường

D-     Đúng – Mức phản ứng do kiểu gen quy định. Cùng một kiểu gen thì các cá thể sẽ có mức phản ứng giống nhau

Đáp án C.

Đáp án A: 

Mức phản ứng về từng tính trạng thay đổi tùy theo kiểu gen của từng giống.

Đáp án B: 

Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp,tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng.

Đáp án C: 

Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau.

Đáp án D: 

Trong một kiểu gen , các các thể  đều có chung một mức phản ứng.

Câu hỏi 12

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Trong sản xuất nông nghiệp yếu tố nào là quan trọng để nâng cao năng suất của vật nuôi, cây trồng?

Lời giải chi tiết : 

Sự biểu hiện của một tính trạng phụ thuộc vào cả kiểu gen và môi trường nến  tùy vào đặc điểm tính trạng đó do kiểu gen quyết định nhiều hay chịu ảnh hưởng của  môi trường nhiều hơn mà người ta có những lựa chọn phù hợp

Đáp án D.

Đáp án A: 

Giống và kỹ thuật chăm sóc là quan trọng như nhau.

Đáp án B: 

Kĩ thuật chăm sóc quan trọng hơn.

Đáp án C: 

Giống quan trọng hơn. 

Đáp án D: 

Tùy điều kiện cụ thể mà giống hay kĩ thuật quan trọng hơn. 

Câu hỏi 13

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Thường biến không phải là nguồn nguyên liệu của tiến hoá vì:

Lời giải chi tiết : 

Biến dị được coi là nguyên liệu của tiến hóa khi nó là những biến đổi trong vật chất di truyền . Thường biến là những biến đổi  kiểu hình của một kiểu gen dứoi tác động của môi trường do đó nó không được coi là nguồn nguyên liệu của tiến hóa

Đáp án C.

Đáp án A: 

Là đặc điểm thích nghi kiểu hình trước những thay đổi tức thời hay theo chu kỳ của môi trường sống. 

Đáp án B: 

Phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

Đáp án C: 

Đó chỉ là những biến đổi kiểu hình không liên quan đến biến đổi kiểu gen.

Đáp án D: 

Phát sinh đồng loạt theo một hướng xác định.

Câu hỏi 14

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Biến đổi sau đây không phải thường biến là: 

Lời giải chi tiết : 

Sự thay đổi màu lông khi môi trường gặp lạnh, sự tăng tiết mồ hôi khi môi trường nóng và hiện tượng xù lông của chim khi trời lạnh đều là phản ứng thích nghi của sinh vật khi môi trường thay đổi 

Bệnh bạch tạng do gen đột biến lặn trên nhiễm sắc thể thường quy định 

Đáp án C 

Đáp án A: 

Sự thay đổi màu lông theo mùa của gấu Bắc cực   

Đáp án B: 

Sự tăng tiết mồ hôi của cơ thể khi gặp môi trường nóng 

Đáp án C: 

Sự xuất hiện màu da bạch tạng trên cơ thể            

Đáp án D: 

Hiện tượng xù lông ở chim khi trời lạnh  

Câu hỏi 15

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Cho các nhận định sau 

1- Thường biến không di truyền còn mức phản ứng di truyền 

2- Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường 

3- Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen với môi trường 

4- Thường biến phát sinh phải thông qua con đường sinh sản 

5-   Thường biến là phản ứng thích nghi của sinh vật trước môi trường 

Các nhận định đúng là

Lời giải chi tiết : 

Đáp án đúng là 1,2,3,5                    

Đáp án C.

Đáp án A: 

1, 2, 5.

Đáp án B: 

1,2, 3,4.

Đáp án C: 

1,2,3,5.

Đáp án D: 

1,3,4,5.

Câu hỏi 16

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Ví dụ nào sau đây là thường biến?

Lời giải chi tiết : 

Ví dụ C thể hiện sự biến đổi của màu da dưới tác động của môi trường nóng nên da đen hơn - thường biến

 Đáp án C.

Đáp án A: 

Hầu hết những người châu Á có mắt đen.

Đáp án B: 

Người châu Á thường có kích thước cơ thể bé hơn người châu Âu.

Đáp án C: 

Những người sống ở vùng nóng, thường xuyên tiếp xúc với nắng da thường đen hơn.

Đáp án D: 

Có rất nhiều người châu Âu có tóc bạch kim.

Câu hỏi 17

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Trong chăn nuôi, trồng trọt, tính trạng chất lượng có mức phản ứng …..(H: hẹp; R: rộng), tính trạng số lượng có mức phản ứng…..(H: hẹp; R: rộng). Mức phản ứng của từng tính trạng thay đổi tuỳ theo kiểu gen của từng …..(G: giống; L: loài). 

Lời giải chi tiết : 

Đáp án B

Đáp án A: 

R; H; L 

Đáp án B: 

H; R; G. 

Đáp án C: 

H; R; L. 

Đáp án D: 

R; H; G

Câu hỏi 18

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Một trong những đặc điểm của thường biến là

Lời giải chi tiết : 

Thường biến có đặc điểm là xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định vì ảnh hưởng của môi trường

Ý B sai vì thường biến giúp cơ thể thích nghi với môi trường, đảm bảo sự thích ứng trước những thay đổi nhất định của môi trường

Ý C, D sai vì thường biến không liên quan đến biến đổi vật chất di truyền nên không di truyền được, không là nguyên liệu của tiến hóa và phát sinh trong đời sống cá thể.

Chọn A

Đáp án A: 

Xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định  

Đáp án B: 

Có thể có lợi , hại hoặc trung tính

Đáp án C: 

Phát sinh trong quá trình sinh sản hữu tính 

Đáp án D: 

Di truyền được cho đời sau và là nguyên liệu của tiến hóa

Câu hỏi 19

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Cho các hiện tượng sau đây:

(1) Màu hoa Cẩm tú cầu thay đổi phụ thuộc vào độ pH của đất: Nếu pH < 7 thì hoa có màu lam, nếu pH = 7 thì hoa có màu trắng sữa, còn nếu pH > 7 thì hoa có màu hồng hoặc màu tím.

(2) Trong quần thể của loài bọ ngựa có các cá thể có màu lục, nâu hoặc vàng, ngụy trang tốt trong lá cây, cành cây hoặc cỏ khô.

(3) Loài cáo Bắc cực sống ở xứ lạnh vào mùa đông có lông màu trắng, còn mùa hè thì có lông màu vàng hoặc xám.

(4) Bệnh phêninkêtô niệu ở người do rối loạn chuyển hóa axit amin phêninalanin. Nếu được phát hiện sớm và áp dụng chế độ ăn kiêng phù hợp thì có thể hạn chế tác động của bệnh ở trẻ.

(5) Lá của cây vạn niên thanh thường có rất nhiều đốm hoặc vệt màu trắng xuất hiện trên mặt lá xanh.

Có bao nhiêu hiện tượng nêu trên là thường biến (sự mềm dẻo kiểu hình)?

Lời giải chi tiết : 

Các hiện tượng là thường biến là: (1) , (3) , (4)

Đáp án B

Đáp án A: 

1

Đáp án B: 

3

Đáp án C: 

4

Đáp án D: 

2

Câu hỏi 20

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Khả năng phản ứng của cơ thể sinh vật trước những thay đổi của môi trường do yếu tố nào qui định?

Lời giải chi tiết : 

Khả năng phản ứng của cơ thể trước những thay đổi của môi trường là do kiểu gen quy định.

Chọn A

Đáp án A: 

Kiểu gen của cơ thể.  

Đáp án B: 

Kiểu hình của cơ thể.

Đáp án C: 

Điều kiện môi trường.  

Đáp án D: 

Tác động của con người.

Câu hỏi 21

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Ở động vật, để nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó cần tạo ra các cá thể

Lời giải chi tiết : 

Để nghiên cứu mức phản ứng của một gen người ta tạo ra các cá thể có kiểu gen giống nhau.

Chọn C

Đáp án A: 

Có kiểu gen khác nhau.    

Đáp án B: 

có kiểu hình giống nhau.

Đáp án C: 

Có cùng kiểu gen.  

Đáp án D: 

Có kiểu hình khác nhau.

Câu hỏi 22

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Trong các hiện tượng sau, thuộc về thường biến là hiện tượng

Lời giải chi tiết : 

Hiện tượng là thường biến là A. chỉ có sự biến đổi về kiểu hình mà không có sự biến đổi về kiểu gen.

Chọn A

Đáp án A: 

Tắc kè hoa thay đổi màu sắc theo nền môi trường

Đáp án B: 

bố mẹ bình thường sinh ra con bị bạch tạng

Đáp án C: 

Lợn con sinh ra có vành tai xẻ thùy, chân dị dạng

Đáp án D: 

Trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng

Câu hỏi 23

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về thường biến?

Lời giải chi tiết : 

Nhận định sai là A, thường biến không di truyền được nên không là nguyên liệu của chọn giống và tiến hóa

Chọn A

Đáp án A: 

Di truyền được và là nguồn nguyên liệu của chọn giống cũng như tiến hóa.

Đáp án B: 

Phát sinh do ảnh hưởng của môi trường như khí hậu, thức ăn... thông qua trao đổi chất.

Đáp án C: 

Biến đổi liên tục, đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện môi trường.

Đáp án D: 

Bảo đảm sự thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường.

Câu hỏi 24

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Giống lúa X khi trồng ở đồng bằng Bắc bộ cho năng suất 8 tấn/ha, ở vùng Trung bộ cho năng suất 6 tấn/ha, ở đồng bằng sông Cửu Long cho năng suất 10 tấn/haNhận xét nào sau đây là đúng ?

Lời giải chi tiết : 

Phát biểu đúng là B

Ý A sai vì mức phản ứng do gen quy định

Ý C sai vì kiểu gen không bị biến đổi

Ý D sai vì một kiểu gen chỉ có 1 mức phản ứng

Chọn B

Đáp án A: 

Năng suất thu được ở giống lúa X hoàn toàn do môi trường sống quy định

Đáp án B: 

Tập hợp tất cả các kiểu hình thu được về năng suất (6 tấn/ha, 8 tấn/ha, 10 tấn/ha...) được gọi lá mức phản ứng của kiểu gen quy định tính trạng năng suất của giống lúa X

Đáp án C: 

Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng,... thay đổi đã làm cho kiểu gen của giống lúa X bị thay đổi

Đáp án D: 

giống lúa X có nhiều mức phản ứng khác nhau về tính trang năng suất.

Câu hỏi 25

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về mức phản ứng của kiểu gen?

Lời giải chi tiết : 

A sai tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng

C sai tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp

D sai, mức phản ứng do kiểu gen quy định

Chọn B

Đáp án A: 

Những tính trạng số lượng thường có mức phản ứng hẹp.

Đáp án B: 

Cùng một kiểu gen, mỗi gen có mức phản ứng khác nhau,

Đáp án C: 

Những tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng rộng.

Đáp án D: 

Mức phản ứng là những biến đổi do môi trường không phụ thuộc vào kiểu gen.

Câu hỏi 26

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Thỏ Himalaya bình thường có lông trắng, chỏm tai, chóp đuôi, đầu bàn chân và mõm có màu đen. Nếu cạo ít lông trắng ở lưng rồi chườm nước đá vào đó liên tục thì

Lời giải chi tiết : 

Gen quy định tổng hợp sắc tố melanin biểu hiện ở điều kiện nhiệt độ thấp nên Nếu cạo ít lông trắng ở lưng rồi chườm nước đá vào đó liên tục thì lông mọc lại ở đó có màu đen

Chọn B

Đáp án A: 

lông mọc lại ở đó có màu trắng

Đáp án B: 

lông mọc lại ở đó có màu đen.

Đáp án C: 

lông ở đó không mọc lại nữa. 

Đáp án D: 

lông mọc lại đổi màu khác bất kì.

Câu hỏi 27

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được biểu hiện qua sơ đồ

Lời giải chi tiết : 

Mối quan hệ giữa gen và tính trạng là Gen (ADN) → mARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng

Theo trình tự truyền thông tin di truyền từ gen biểu hiện thành tính trạng.

Chọn C

Đáp án A: 

Gen (ADN) → tARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng.

Đáp án B: 

Gen (ADN) → mARN → tARN → Prôtêin → Tính trạng.

Đáp án C: 

Gen (ADN) → mARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng.

Đáp án D: 

Gen (ADN) → mARN → tARN → Pôlipeptit → Tính trạng.

Câu hỏi 28

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Thường biến là những biến đổi về

Lời giải chi tiết : 

Thường biến là những biến đổi về kiểu hình của cùng một kiểu gen.

Chọn B

Đáp án A: 

Cấu trúc di truyền.   

Đáp án B: 

Kiểu hình của cùng một kiểu gen.

Đáp án C: 

Bộ nhiễm sắc thể.  

Đáp án D: 

Một số tính trạng.

Câu hỏi 29

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen tổng hợp mêlanin tạo màu lông ở giống thỏ Himalaya như thế nào theo cơ chế sinh hoá?

Phương pháp giải : 

Ở thỏ Himalaya bình thường, các vị trí tiếp xúc với nhiệt độ thấp sẽ mọc ra màu lông đen do có khả năng tổng hợp được sắc tố melanin, nếu cạo ít lông trắng ở lưng rồi chườm nước đá vào đó liên tục thì lông mọc ở đó lại có màu đen.

Lời giải chi tiết : 

Nhiệt độ cao làm biến tính enzim điều hoà tổng hợp mêlanin, nên các tế bào ở phần thân không có khả năng tổng hợp mêlanin làm lông trắng.

Chọn B

Đáp án A: 

Nhiệt độ cao làm gen tổng hợp mêlanin ở phần thân bị đột biến nên không tạo được mêlanin, làm lông ở thân có màu trắng.

Đáp án B: 

Nhiệt độ cao làm biến tính enzim điều hoà tổng hợp mêlanin, nên các tế bào ở phần thân không có khả năng tổng hợp mêlanin làm lông trắng.

Đáp án C: 

Nhiệt độ cao làm gen tổng hợp mêlanin hoạt động, nên các tế bào ở phần thân tổng hợp được mêlanin làm lông có màu trắng.

Đáp án D: 

Nhiệt độ cao làm gen tổng hợp mêlanin không hoạt động, nên các tế bào ở phần thân không có khả năng tổng hợp mêlanin làm lông trắng.

Câu hỏi 30

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Cho 1 số hiện tượng biến dị sau ở sinh vật thường gặp trong tự nhiên:

1. Lúa lùn, cứng, có khả năng chịu được gió mạnh.

2. Bàng và xoan rụng lá vào mùa đông.

3. Cây ngô bị bạch tạng.

4. Cây hoa anh thảo đỏ thuần chủng khi trồng ở 350C thì ra hoa màu trắng.

Những biến dị thường biến là:

Phương pháp giải : 

Những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của điều kiện môi trường, không do biến đổi trong kiểu gen được gọi là thường biến.

Lời giải chi tiết : 

Hiện tượng thường biến là hiện tượng cơ thể sinh vật có những biến đổi nhất định khi điều kiện môi trường thay đổi.

→ Hiện tượng 2 và 4.

Chọn D

Đáp án A: 

1, 2  

Đáp án B: 

1, 3  

Đáp án C: 

2, 3 

Đáp án D: 

2, 4


Bình luận