35 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân mức độ dễ - phần 2

Lớp:

Môn học:

Bài học: 
Bài 12. Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
Câu trắc nghiệm: 

Câu hỏi 1

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Ở loài nào sau đây, giới đực có cặp nhiễm sắc thể XY?

Lời giải chi tiết : 

Ở người, giới nam có bộ NST XY.

Gà, bướm: XX

Châu chấu: XO

Chọn C

Đáp án A: 

Gà.

Đáp án B: 

Bướm.

Đáp án C: 

Người.

Đáp án D: 

Châu chấu.

Câu hỏi 2

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Trong một gia đình, gen trong ti thể của người con trai có nguồn gốc từ

Lời giải chi tiết : 

Trong một gia đình, gen trong ti thể của người con trai có nguồn gốc từ ti thể của mẹ.

Chọn A

Đáp án A: 

ti thể của mẹ.

Đáp án B: 

nhân tế bào của cơ thể mẹ.

Đáp án C: 

ti thể của bố.

Đáp án D: 

ti thể của bố hoặc mẹ.

Câu hỏi 3

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Ở nhóm động vật nào sau đây, giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX và giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY?

Lời giải chi tiết : 

Giới đực có bộ NST XX, giới cái XY có ở các loài: Gà, chim bồ câu, bướm.

Các loài thú: XX con cái, XY: con đực

Chim: XX: con đực, XY: con cái

Châu chấu: XX con cái, XO: còn đực.

Chọn B

Đáp án A: 

Trâu, bò, hươu.

Đáp án B: 

Gà, chim bồ câu, bướm.

Đáp án C: 

Thỏ, ruồi giấm, chim sáo.

Đáp án D: 

Hổ, báo, châu chấu.

Câu hỏi 4

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Kết quả lai thuận-nghịch khác nhau và con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen qui định tính trạng đó

 

Lời giải chi tiết : 

Kết quả lai thuận-nghịch khác nhau và con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen qui định tính trạng đó nằm ngoài nhân di truyền theo dòng mẹ.

Chọn D

Đáp án A: 

nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y

Đáp án B: 

nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X

Đáp án C: 

nằm trên nhiễm sắc thể thường

Đáp án D: 

nằm ở ngoài nhân.

Câu hỏi 5

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Ở người, alen H nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định máu đông bình thường là trội hoàn toàn so với alen h quy định bệnh máu khó đông. Người nữ bị máu khó đông có kiểu gen là

Lời giải chi tiết : 

Người nữ có kí hiệu cặp NST giới tính là XX.

Alen h quy định bệnh máu khó đông nằm trên nhiễm sắc thể X nên người nữ bị bệnh máu khó đông có kiểu gen được kí hiệu là XhXh.

Chọn C

Đáp án A: 

XHXh

Đáp án B: 

XhY.

Đáp án C: 

XhXh

Đáp án D: 

XHXH

Câu hỏi 6

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc lá do gen nằm ở lục lạp quy định. Lấy hạt phấn của những cây lá xanh đậm thụ phấn cho cây có lá xanh nhạt thu được F1:

Lời giải chi tiết : 

Tính trạng do gen nằm trong tế bào chất quy định di truyền theo dòng mẹ (con cái có kiểu gen giống nhau và giống cá thể mẹ)

Lấy hạt phấn của những cây lá xanh đậm (♂) thụ phấn cho cây có lá xanh nhạt (♀) → F1 100% xanh nhạt.

Chọn C

Đáp án A: 

50% xanh đậm : 50% xanh nhạt  

Đáp án B: 

75% xanh đậm : 25% xanh nhạt

Đáp án C: 

100% xanh nhạt.

Đáp án D: 

100% xanh đậm  

Câu hỏi 7

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Ở thú, con đực thường có cặp NST giới tính là

Lời giải chi tiết : 

Ở thú, con đực thường có cặp NST giới tính là XY.

Chọn B

Đáp án A: 

OY

Đáp án B: 

XY

Đáp án C: 

OX

Đáp án D: 

XX

Câu hỏi 8

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Trong tế bào động vật, gen ngoài nhân nằm ở

Lời giải chi tiết : 

Trong tế bào động vật, gen ngoài nhân nằm ở ti thể.

Chọn C

Đáp án A: 

lưới nội chất

Đáp án B: 

lục lạp.

Đáp án C: 

ti thể

Đáp án D: 

ribôxôm.

Câu hỏi 9

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Gen qui định tính trạng nằm ở tế bào chất thì sự di truyền của các tính trạng này sẽ tuân theo quy luật nào?

Lời giải chi tiết : 

Gen qui định tính trạng nằm ở tế bào chất thì sự di truyền của các tính trạng này sẽ tuân theo quy luật di truyền ngoài nhân.

Chọn D

Đáp án A: 

Tương tác gen

Đáp án B: 

Quy luật phân li độc lập

Đáp án C: 

Quy luật phân li

Đáp án D: 

Di truyền ngoài nhân

Câu hỏi 10

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Các gen ở đoạn không tương đồng trên nhiễm sắc thể X có sự di truyền

Lời giải chi tiết : 

Các gen ở đoạn không tương đồng trên nhiễm sắc thể X có sự di truyền chéo: Từ mẹ  → con trai.

Chọn D

Đáp án A: 

thẳng

Đáp án B: 

theo dòng mẹ

Đáp án C: 

như các gen trên NST thường

Đáp án D: 

chéo.

Câu hỏi 11

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Ở ruồi giấm, con đực bình thường có cặp NST giới tính là

Lời giải chi tiết : 

Ở ruồi giấm, con đực có cặp NST giới tính là XY, con cái là XX

Chọn A.

Đáp án A: 

XY

Đáp án B: 

XX

Đáp án C: 

XO

Đáp án D: 

XXY

Câu hỏi 12

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Động vật nào sau đây có cặp NST giới tính ở giới cái là XY, giới đực là XX?

Lời giải chi tiết : 

Ở gà ri, con trống là XX, con mái là XY.

Chọn C

Đáp án A: 

Ruồi giấm.

Đáp án B: 

Chuột

Đáp án C: 

Gà ri.

Đáp án D: 

Châu chấu.

Câu hỏi 13

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Ở tế bào động vật, bào quan nào sau đây chứa ADN?

Lời giải chi tiết : 

Ở tế bào động vật, ti thể là bào quan chứa ADN.

Chọn C

Đáp án A: 

Lưới nội chất.

Đáp án B: 

Riboxôm.

Đáp án C: 

Ti thể.

Đáp án D: 

Không bào.

Câu hỏi 14

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Phát biểu nào sau đây về nhiễm sắc thể giới tính là đúng?

Lời giải chi tiết : 

Phát biểu đúng về NST giới tính là: D

A sai, NST giới tính tồn tại ở tế bào sinh dục và tế bào xoma.

B sai, có sự khác nhau về cặp NST giới tính ở giới cái và giới đực.

C sai, VD: Ở chim: XX con trống, XY con mái.

Chọn D

Đáp án A: 

Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xôma.

Đáp án B: 

Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính chỉ gồm một cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và giới cái.

Đáp án C: 

Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY.

Đáp án D: 

Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính trạng thường.

Câu hỏi 15

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Cặp nhiễm sắc thể giới tính ruồi giấm đực là

 

Lời giải chi tiết : 

Ở ruồi giấm: XX – con cái, XY – con đực.

Chọn D

Đáp án A: 

XX

Đáp án B: 

OX

Đáp án C: 

OY

Đáp án D: 

XY

Câu hỏi 16

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Động vật nào sau đây có NST giới tính ở giới cái là XX và ở giới đực là XO?

Lời giải chi tiết : 

Châu chấu có NST giới tính ở giới cái là XX và ở giới đực là XO.

Chọn B

Đáp án A: 

Thỏ

Đáp án B: 

Châu chấu

Đáp án C: 

Đáp án D: 

Ruồi giấm

Câu hỏi 17

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Coren phát hiện ra hiện tượng di truyền ngoài nhân nhờ phương pháp

Lời giải chi tiết : 

Coren phát hiện ra hiện tượng di truyền ngoài nhân nhờ phương pháp lai thuận nghịch.

Chọn A

Đáp án A: 

lai thuận nghịch

Đáp án B: 

gây đột biến

Đáp án C: 

lai phân tích

Đáp án D: 

phân tích bộ NST.

Câu hỏi 18

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Nhà khoa học Coren đã tiến hành phép lại thuận nghịch trên đối tượng nào sau đây để phát hiện ra quy luật di truyền tế bào chất?

Lời giải chi tiết : 

Coren đã làm phép lai thuận nghịch trên cây hoa phấn, ông đã phát hiện ra quy luật di truyền tế bào chất.

Chọn D

Đáp án A: 

Cây ngô

Đáp án B: 

Ruồi giấm

Đáp án C: 

Đậu hà lan

Đáp án D: 

Cây hoa phấn

Câu hỏi 19

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Ở người, gen ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể Y có hiện tượng di truyền

Lời giải chi tiết : 

Ở người, gen ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể Y có hiện tượng di truyền thẳng ở giới dị giao tử.

VD: Bố có túm lông ở vành tai thì con trai cũng có túm lông ở vành tai.

Chọn D

Đáp án A: 

chéo.

Đáp án B: 

như gen trên NST thường.

Đáp án C: 

theo dòng mẹ.

Đáp án D: 

thẳng.

Câu hỏi 20

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Cơ chế xác định giới tính XX, XO thường gặp ở:

Lời giải chi tiết : 

Cơ chế xác định giới tính XX, XO thường gặp ở châu chấu.

Chim: XX: con trống; XY: con mái

C,D: XX : con cái; XY : con đực.

Chọn B

Đáp án A: 

Chim

Đáp án B: 

Châu chấu

Đáp án C: 

Ruồi giấm

Đáp án D: 

Động vật có vú

Câu hỏi 21

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật, phát biểu nào dưới đây đúng?

Lời giải chi tiết : 

Phát biểu đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật là: D

A sai, NST giới tính có ở các tế bào của cơ thể.

B sai, NST giới tính mang các gen quy định tính trạng thường và giới tính

C sai, tùy loài mà giới đực có bộ NST XX, XY hay XO.

Chọn D

Đáp án A: 

Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.

Đáp án B: 

Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính.

Đáp án C: 

Hợp tử mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực.

Đáp án D: 

Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.

Câu hỏi 22

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Ở người, trên nhiễm sắc thể thường, gen A qui định thuận tay phải, gen a qui định thuận tay trái. Trên nhiễm sắc thể giới tính X, gen M qui định nhìn màu bình thường và gen m qui định mù màu. Đứa con nào sau đây không thể được sinh từ cặp bố mẹ AaXMXm × aaXMY?

Lời giải chi tiết : 

AaXMXm × aaXMY → (Aa:aa)(XMXM:XMXm:XMY:XmY) → Họ sinh con gái luôn không bị mù màu → A sai.

Chọn A

Đáp án A: 

Con gái thuận tay phải, mù màu

Đáp án B: 

Con gái thuận tay trái, nhìn màu bình thường

Đáp án C: 

Con trai thuận tay phải, mù màu

Đáp án D: 

Con trai thuận tay trái, nhìn màu bình thường

Câu hỏi 23

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Trường hợp nào sau đây tính trạng được di truyền thẳng? 

Lời giải chi tiết : 

Gen nằm trên NST giới tính Y sẽ di truyền thẳng ở giới dị giao tử (SGK Sinh 12 trang 52).

Chọn D

Đáp án A: 

Gen nằm ở ti thể.

Đáp án B: 

Gen nằm trên NST giới tính X.

Đáp án C: 

Gen nằm trên NST thường.

Đáp án D: 

Gen nằm trên NST giới tính Y

Câu hỏi 24

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật?

Lời giải chi tiết : 

Phát biểu đúng về NST giới tính ở động vật là: B

A sai, NST giới tính có ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh sản.

C sai, các gen trên vùng tương đồng của NST giới tính × có các alen tương ứng trên Y.

D sai, VD ở châu chấu: XX con cái, XO: con đực.

Chọn B

Đáp án A: 

Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục, không có ở tế bào sinh dưỡng

Đáp án B: 

Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính trạng thường.

Đáp án C: 

Trên vùng tương đồng của NST giới tính, gen nằm trên NST × không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y.

Đáp án D: 

Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp NST giới tính XX, cá thể đực có cặp NST giới tính XY.

Câu hỏi 25

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 50% ruồi đực cho mắt trắng?

Lời giải chi tiết : 

Để đời con có 50% ruồi đực cho mắt trắng → ruồi mẹ phải có kiểu gen XAXa.

Chọn D

Đáp án A: 

XaXa × XaY.

Đáp án B: 

XAXA × XaY.

Đáp án C: 

XaXa × XAY. 

Đáp án D: 

XAX× XaY.

Câu hỏi 26

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Ở người, bệnh máu khó đông là do đột biến gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y gây nên. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh máu khó đông thì con trai bị bệnh máu khó đông của họ đã nhận gen gây bệnh từ

Phương pháp giải : 

Tính trạng do gen nằm trên NST giới tính X sẽ di truyền chéo.

Lời giải chi tiết : 

Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh máu khó đông thì con trai bị bệnh máu khó đông của họ đã nhận gen gây bệnh từ mẹ.

Chọn D

Đáp án A: 

bà nội

Đáp án B: 

bố

Đáp án C: 

ông nội

Đáp án D: 

mẹ

Câu hỏi 27

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Vật chất quyết định kiểu hình trong di truyền ngoài nhân là

Lời giải chi tiết : 

Vật chất quyết định kiểu hình trong di truyền ngoài nhân là ADN vòng (trong ti thể, lạp thể)

Chọn B

Đáp án A: 

Protein. 

Đáp án B: 

ADN vòng. 

Đáp án C: 

ARN ngoài nhân. 

Đáp án D: 

ADN thẳng.

Câu hỏi 28

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ 1 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng?

Lời giải chi tiết : 

Phép lai XaXa × XAY → XAXa : XaY → KH: 1 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng

Chọn B

Đáp án A: 

XAXa × XAY. 

Đáp án B: 

XaXa × XAY. 

Đáp án C: 

XAXa × XaY. 

Đáp án D: 

XAXA × XaY

Câu hỏi 29

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ 2 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng?

Lời giải chi tiết : 

XAXa × XAY → XAX: XAX: XAY :XaY → 2 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng

Chọn C

Đáp án A: 

XAXA × XaY

Đáp án B: 

XaXa × XaY

Đáp án C: 

XAXa × XAY

Đáp án D: 

XAXa × XaY

Câu hỏi 30

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Biết không xảy ra đột biến, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen XaXa

Lời giải chi tiết : 

Để đời con có kiểu gen XaXa thì cả bố và mẹ đều phải có Xa.

Chọn B

Đáp án A: 

XA Xa × XAY

Đáp án B: 

XAXa × XaY.

Đáp án C: 

XAXA × XaY.

Đáp án D: 

Xa Xa × XAY


Bình luận