35 bài tập Đột biến số lượng nhiễm sắc thể mức độ dễ - phần 2

Lớp:

Môn học:

Bài học: 
Bài 6. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
Câu trắc nghiệm: 

Câu hỏi 1

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Thể ba nhiễm là thế mà trong tế bào sinh dưỡng có hiện tượng

Lời giải chi tiết : 

Thể ba nhiễm là thế mà trong tế bào sinh dưỡng có hiện tượng thừa 1 nhiễm sắc thể ở một cặp tương đồng nào đó (2n + 1).

Chọn C

Đáp án A: 

thiếu 2 nhiễm sắc thể ở một cặp tương đồng nào đó.

Đáp án B: 

thừa 2 nhiễm sắc thể ở một cặp tương đồng nào đó.

Đáp án C: 

thừa 1 nhiễm sắc thể ở một cặp tương đồng nào đó.

Đáp án D: 

thiểu 1 nhiễm sắc thể ở một cặp tương đồng nào đó.

Câu hỏi 2

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Trong tế bào, bộ NST chứa số lượng tăng hay giảm một hoặc một số chiếc, di truyền học gọi là:

Lời giải chi tiết : 

Trong tế bào, bộ NST chứa số lượng tăng hay giảm một hoặc một số chiếc, di truyền học gọi là thể lệch bội.

Chọn A

Đáp án A: 

thể lệch bội

Đáp án B: 

thể đơn bội.

Đáp án C: 

thể lưỡng bội.

Đáp án D: 

thể dị đa bội.

Câu hỏi 3

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Thể đột biến nào sau đây có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa giao tử đơn bội (n) với giao tử lưỡng bội (2n)?

Lời giải chi tiết : 

Giao tử đơn bội (n) × giao tử lưỡng bội (2n) → Thể tam bội (3n).

Chọn B

Đáp án A: 

Thể ba.

Đáp án B: 

Thể tam bội.

Đáp án C: 

Thể tứ bội.

Đáp án D: 

Thể một.

Câu hỏi 4

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Sự kết hợp giữa giao tử (n) và giao tử (n+1) trong thụ tinh sẽ tạo ra thể đột biến?

Lời giải chi tiết : 

Sự kết hợp giữa giao tử (n) và giao tử (n+1) trong thụ tinh sẽ tạo ra thể đột biến: 2n + 1 (thể ba).

Chọn B

Đáp án A: 

Thể bốn

Đáp án B: 

Thể ba.

Đáp án C: 

Thể một

Đáp án D: 

Tam bội.

Câu hỏi 5

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Thể tam bội phát sinh từ loài này có bộ nhiễm sắc thể gồm bao nhiêu nhiễm sắc thể?

Lời giải chi tiết : 

Thể tam bội có dạng 3n = 36.

Chọn D

Đáp án A: 

48

Đáp án B: 

27

Đáp án C: 

72

Đáp án D: 

36

Câu hỏi 6

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Bộ NST của thể song nhị bội được hình thành từ hai loài thực vật (loài thứ nhất có bộ NST 2n = 24, loài thứ hai có bộ NST 2n =26) gồm bao nhiêu cặp tương đồng?

Lời giải chi tiết : 

Thể song nhị bội có dạng 2nA + 2nB  = 24 + 26  = 50 → số cặp NST là 25.

Chọn C

Đáp án A: 

50

Đáp án B: 

13

Đáp án C: 

25

Đáp án D: 

12

Câu hỏi 7

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Sự kết hợp giữa giao tử 2n với giao tử 2n của cùng một loài tạo ra hợp tử 4n. Hợp tử này có thể phát triển thành thể

Lời giải chi tiết : 

Hợp tử 4n phát triển thành thể tứ bội

Chọn B

Đáp án A: 

bốn nhiễm

Đáp án B: 

tứ bội

Đáp án C: 

tam bội

Đáp án D: 

bốn nhiễm kép.

Câu hỏi 8

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Loài A có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu AA, loài B có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu là BB. Thể song nhị bội được tạo ra từ hai loài này có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu là

Lời giải chi tiết : 

Thể song nhị bội chứa bộ NST lưỡng bội của 2 loài A và B có kiểu gen AABB.

Chọn B

Đáp án A: 

AB.

Đáp án B: 

AABB.

Đáp án C: 

AAAABBBB.

Đáp án D: 

AAAB

Câu hỏi 9

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Thể đột biến nào sau đây có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa giao tử đơn bội với giao tử lưỡng bội?

Lời giải chi tiết : 

Giao tử đơn bội  (n) × giao tử lưỡng bội (2n) → thể tam bội: 3n.

Chọn A

Đáp án A: 

Thể tam bội.

Đáp án B: 

Thể một.

Đáp án C: 

Thể ba.

Đáp án D: 

Thể tứ bội.

Câu hỏi 10

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Tế bào lưỡng bội của ngô (2n =  20) khi nguyên phân không hình thành thoi vô sắc sẽ tạo ra thể đột biến nào sau đây?

Lời giải chi tiết : 

Tế bào lưỡng bội của ngô (2n =  20) khi nguyên phân không hình thành thoi vô sắc sẽ tạo ra thể đột tứ bội: 4n =40.

Chọn C

Đáp án A: 

Thể ngũ bội (5n = 50)

Đáp án B: 

Thể lục bội (6n = 60).

Đáp án C: 

Thể tứ bội (4n = 40)

Đáp án D: 

Thể tam bội (3n = 30).

Câu hỏi 11

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này có bộ nhiễm sắc thể là

Lời giải chi tiết : 

Thể ba có dạng 2n +1

Chọn B

Đáp án A: 

n + 

Đáp án B: 

2n + 1

Đáp án C: 

n – 1

Đáp án D: 

2n – 1

Câu hỏi 12

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Đặc điểm nào sau đây giúp xác định chính xác về cây đa bội? 

Lời giải chi tiết : 

Đặc điểm giúp xác định chính xác về cây đa bội là: Tế bào có số lượng nhiễm sắc thể tăng gấp bội

Chọn A

Đáp án A: 

Tế bào có số lượng nhiễm sắc thể tăng gấp bội.

Đáp án B: 

Các cơ quan sinh dưỡng có kích thước lớn. 

Đáp án C: 

Khả năng kết hạt kém.

Đáp án D: 

Tế bào có cường độ trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ.

Câu hỏi 13

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào của thể đột biến?

Lời giải chi tiết : 

Đột biến số lượng NST làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào của thể đột biến. Trong các đáp án trên thì dạng thể một là dạng đột biến số lượng NST.

Chọn D

Đáp án A: 

Đột biến chuyển đoạn.

Đáp án B: 

Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.

Đáp án C: 

Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.

Đáp án D: 

Đột biến lệch bội dạng thể một.

Câu hỏi 14

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 14. Tế bào của dạng đột biến thể một có số nhiễm sắc thể là

Lời giải chi tiết : 

Thể một có dạng 2n -1 = 13 NST.

Chọn B

Đáp án A: 

7

Đáp án B: 

3

Đáp án C: 

15

Đáp án D: 

28

Câu hỏi 15

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Một loài thực vật, xét 2 cặp NST kí hiệu là D, d và E, e. Cơ thể có bộ NST nào sau đây là thể một?

Lời giải chi tiết : 

Thể một có dạng 2n – 1, kiểu gen thể một là DEE.

Chọn A

Đáp án A: 

DEE.

Đáp án B: 

DDdEe.

Đáp án C: 

DdEee.

Đáp án D: 

DdEe.

Câu hỏi 16

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Ở thực vật, thể ba mang bộ NST nào sau đây?

Lời giải chi tiết : 

Thể ba có dạng 2n +; n – thể đơn bội; 2n – 1: thể một; 3n – tam bội.

Chọn C

Đáp án A: 

2n - 1

Đáp án B: 

n

Đáp án C: 

2n +1.

Đáp án D: 

3n

Câu hỏi 17

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n. Thể một thuộc loài này có bộ NST là

Lời giải chi tiết : 

Thể một có dạng 2n – 1.

Chọn C

Đáp án A: 

2n +1.

Đáp án B: 

n +1.

Đáp án C: 

2n - 1.

Đáp án D: 

2n+1

Câu hỏi 18

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Cơ thể chứa 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau được gọi là

Lời giải chi tiết : 

Cơ thể chứa 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau được gọi là song nhị bội thể (dị đa bội).

Chọn C

Đáp án A: 

thể một.

Đáp án B: 

thể tam bội.

Đáp án C: 

thể dị đa bội.

Đáp án D: 

thể ba.

Câu hỏi 19

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n. Thể một thuộc loại này có bộ NST là

Lời giải chi tiết : 

Thể một có dạng 2n -1.

Chọn C

Đáp án A: 

2n + 1

Đáp án B: 

n + 1

Đáp án C: 

2n-1

Đáp án D: 

n-1

Câu hỏi 20

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Đột biến lệch bội:

Lời giải chi tiết : 

Đột biến lệch bội là đột biến làm thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp NST tương đồng.

B sai, đột biến xảy ra ở 1 hoặc 1 số cặp NST.

C sai, có thể xảy ra trong nguyên phân,

D sai, ảnh  hưởng nhiều tới sức sống, sức sinh sản.

Chọn A

Đáp án A: 

là đột biến làm thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp NST tương đồng.

Đáp án B: 

xảy ra do rối loạn phân bào làm cho tất cả các NST không được phân li đồng đều về các tế bào con.

Đáp án C: 

Không xảy ra trong nguyên phân ở các tế bào sinh dưỡng.

Đáp án D: 

Thường ít ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản của sinh vật.

Câu hỏi 21

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n= 14 thì tế bào sinh dưỡng của thể ba có bao nhiêu nhiễm sắc thể?

Lời giải chi tiết : 

Thể ba có dạng 2n + 1 = 15 NST.

Chọn C

Đáp án A: 

14

Đáp án B: 

21

Đáp án C: 

15

Đáp án D: 

8

Câu hỏi 22

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Trường hợp 1 cặp NST của tế bào 2n bị mất cả 2 NST được gọi là

Lời giải chi tiết : 

Trường hợp 1 cặp NST của tế bào 2n bị mất cả 2 NST được gọi là thể không (2n – 2)

Chọn C

Đáp án A: 

thể một

Đáp án B: 

thể ba.

Đáp án C: 

thể không

Đáp án D: 

thể bốn.

Câu hỏi 23

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Ở thực vật, thể ba mang bộ NST nào sau đây?

Lời giải chi tiết : 

Ở thực vật, thể ba mang bộ NST 2n + 1

Chọn C

Đáp án A: 

2n - 1

Đáp án B: 

n

Đáp án C: 

2n + 1

Đáp án D: 

3n

Câu hỏi 24

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Một loài thực vật, xét 2 cặp NST kí hiệu là D, d và E, e. Cơ thể có bộ NST nào sau đây là thể một?

Lời giải chi tiết : 

Thể một có dạng 2n -1  = 3 NST

Vậy kiểu gen thể một là DEE.

Chọn A

Đáp án A: 

DEE.

Đáp án B: 

DDdEe.

Đáp án C: 

Ddeee. 

Đáp án D: 

DdEe.

Câu hỏi 25

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Người bị hội chứng Đao thuộc dạng thể đột biến nào sau đây ?

Lời giải chi tiết : 

Người bị hội chứng Đao có 3 NST số 21, bộ NST của người này là 2n +1 = 47 NST.

Đây là dạng đột biến thể ba.

Chọn B

Đáp án A: 

Thể tam bội.

Đáp án B: 

Thể ba.

Đáp án C: 

Thể tứ bội

Đáp án D: 

Thể một.

Câu hỏi 26

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Ở sinh vật lưỡng bội, thể đột biến nào sau đây mang bộ NST 3n?

Lời giải chi tiết : 

Ở sinh vật lưỡng bội, thể tam bội mang bộ NST 3n

Chọn A

Đáp án A: 

Thể tam bội

Đáp án B: 

Thể ba

Đáp án C: 

Thể tứ bội

Đáp án D: 

Thể một.

Câu hỏi 27

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Thể đột biến mà trong tế bào sinh dưỡng có một cặp nhiễm sắc thể tương đồng tăng thêm một chiếc được gọi là:

Lời giải chi tiết : 

Thể đột biến mà trong tế bào sinh dưỡng có một cặp nhiễm sắc thể tương đồng tăng thêm một chiếc được gọi là thể ba (2n +1).

Chọn B

Đáp án A: 

Thể tứ bội

Đáp án B: 

Thể ba

Đáp án C: 

Thể tam bội

Đáp án D: 

Thể một.

Câu hỏi 28

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Số lượng NST trong một tế bào của thể tam bội là

Lời giải chi tiết : 

Thể tam bội có dạng 3n = 36.

Chọn B

Đáp án A: 

25

Đáp án B: 

36

Đáp án C: 

72

Đáp án D: 

26

Câu hỏi 29

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Ở một loài, số lượng NST lưỡng bội 2n = 20. Số lượng NST ở thể ba nhiễm là:

Lời giải chi tiết : 

Thể ba nhiễm có dạng 2n+1=21 NST.

Chọn A

Đáp án A: 

2n + 1=21

Đáp án B: 

2n + 2 =22

Đáp án C: 

n + 1 = 11

Đáp án D: 

2n - 1 =19

Câu hỏi 30

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Khi nói về thể đa bội ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?

Lời giải chi tiết : 

A sai, thể dị đa bội hữu thụ có thể có hạt.

B,C,D đều đúng (SGK Sinh 12 trang 28,29).

Chọn A

Đáp án A: 

Ở thực vật có hoa, thể dị đa bội luôn tạo quả không hạt.

Đáp án B: 

Thể dị đa bội có thể được hình thành nhờ lại xa kèm theo đa bội hóa.

Đáp án C: 

Thể đa bội có thể được hình thành do sự không phân li của tất cả các nhiễm sắc thể lần nguyên nhân đầu tiên của hợp tử.

Đáp án D: 

Thể dị đa bội thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật.


Bình luận