35 bài tập Liên kết gen và hoán vị gen mức độ dễ - phần 5

Lớp:

Môn học:

Bài học: 
Bài 11. Liên kết gen và hoán vị gen
Câu trắc nghiệm: 

Câu hỏi 1

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Hiện tượng hoán vị gen làm tăng tính đa dạng ở các loài giao phối vì:

Lời giải chi tiết : 

Hiện tượng hoán vị gen làm tăng tính đa dạng ở các loài giao phối vì giảm phân tạo nhiều giao tử, khi thụ tinh tạo nhiều tổ hợp kiểu gen, biểu hiện thành nhiều kiểu hình.

Chọn B

Đáp án A: 

Đời lai luôn luôn xuất hiện số loại kiểu hình nhiều và khác so với bố mẹ.

Đáp án B: 

Giảm phân tạo nhiều giao tử, khi thụ tinh tạo nhiều tổ hợp kiểu gen, biểu hiện thành nhiều kiểu hình.

Đáp án C: 

Trong trong quá trình phát sinh giao tử, tần số hoán vị gen có thể đạt tới 50%.

Đáp án D: 

Tất cả các NST đều xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo các đoạn tương ứng.

Câu hỏi 2

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Ở ruồi giấm, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n= 8. Số nhóm gen liên kết của loài này là

Lời giải chi tiết : 

Số nhóm gen liên kết bằng số NST bộ đơn bội và bằng 4. 

Chọn C

Đáp án A: 

2

Đáp án B: 

8

Đáp án C: 

4

Đáp án D: 

6

Câu hỏi 3

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Hoán vị gen xảy ra trong giảm phân là do

Lời giải chi tiết : 

Đáp án: B

Đáp án A: 

sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể khác nhau.

Đáp án B: 

trao đổi chéo giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng.

Đáp án C: 

trao đổi chéo giữa hai crômatit cùng nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng.

Đáp án D: 

trao đổi đoạn giữa hai crômatit thuộc các nhiễm sắc thể không tương đồng.

Câu hỏi 4

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Điều nào sau đây không đúng với nhóm gen liên kết?

Lời giải chi tiết : 

Phát biểu sai là C, số nhóm gen liên kết bằng số NST trong bộ đơn bội của loài.

Chọn C

Đáp án A: 

Các gen nằm trên một NST tạo thành nhóm gen liên kết.

Đáp án B: 

Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ đơn bội (n) của loài đó.

Đáp án C: 

Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ lưỡng bội (2n) của loài đó.

Đáp án D: 

Số nhóm tính trạng di truyền liên kết tương ứng với số nhóm gen liên kết.

Câu hỏi 5

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội lấn át hoàn toàn gen lặn, các gen liên kết hoàn toàn. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình 1:2 : 1 ?

Lời giải chi tiết : 

Xét các phép lai:

A. \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}} \to 1\frac{{AB}}{{AB}}:2\frac{{AB}}{{ab}}:1\frac{{ab}}{{ab}}\) → Kiểu hình : 3 :1

B. \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{Ab}}{{aB}} \to 1\frac{{AB}}{{Ab}}:1\frac{{AB}}{{aB}}:1\frac{{Ab}}{{ab}}:1\frac{{aB}}{{ab}}\) → kiểu hình 1 :2 :1

C. \(\frac{{Ab}}{{ab}} \times \frac{{aB}}{{ab}} \to \frac{{Ab}}{{aB}}:\frac{{Ab}}{{ab}}:\frac{{aB}}{{ab}}:\frac{{ab}}{{ab}}\) → kiểu hình 1 :1 :1 :1

D. \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{aB}} \to \frac{{AB}}{{AB}}:\frac{{AB}}{{aB}}:\frac{{AB}}{{ab}}:\frac{{aB}}{{ab}}\) →Kiểu hình : 3 :1

Chọn B

Đáp án A: 

\(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}}\)

Đáp án B: 

\(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\)

Đáp án C: 

\(\frac{{Ab}}{{ab}} \times \frac{{aB}}{{ab}}\).

Đáp án D: 

\(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{aB}}\)

Câu hỏi 6

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Xét các kết luận sau:

(1)   Liên kết gen hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp

(2)   Các cặp gen càng nằm ở vị trí gần nhau thì tần số hoán vị gen càng cao

(3)   Số lượng gen nhiều hơn số lượng NST nên liên kết gen và phổ biến

(4)   Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau thì không liên kết với nhau.

(5)   Số nhóm gen liên kết bằng số NST đơn có trong tế bào sinh dưỡng

Có bao nhiêu kết luận là đúng ?

Lời giải chi tiết : 

Các kết luận đúng là : (1),(3),(4)

Ý (2) sai vì các gen nằm gần nhau thì lực liên kết lớn, tần số hoán vị thấp.

Ý (5) sai vì số nhóm gen liên kết bằng số NST trong bộ NST đơn bội của loài.

Chọn B

Đáp án A: 

2

Đáp án B: 

3

Đáp án C: 

4

Đáp án D: 

5

Câu hỏi 7

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Phát biểu nào sau đây là không đúng về hiện tượng liên kết gen ?

Lời giải chi tiết : 

Phát biểu sai là B.

Liên kết gen(liên kết hoàn toàn) làm hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp

Chọn B

Đáp án A: 

Số lượng nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng NST có trong bộ NST đơn bội của loài

Đáp án B: 

Liên kết gen(liên kết hoàn toàn) làm tăng sự xuất hiện của biến dị tổ hợp

Đáp án C: 

Liên kết gen(liên kết hoàn toàn) làm hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp

Đáp án D: 

Các gen trên cùng một NST di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết

Câu hỏi 8

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Ý nghĩa của hiện tượng di truyền liên kết gen là

Lời giải chi tiết : 

Di truyền liên kết gen có ý nghĩa hạn chế xuất hiện tượng biến dị tổ hợp, đảm bảo sự di truyền bền vững từng nhóm gen quý.

Chọn C

Đáp án A: 

Định hướng quá trình tiến hóa trên cơ sở hạn chế nguồn biến dị tổ hợp

Đáp án B: 

Tạo nguồn biến dị tổ hợp phong phú cho tiến hóa và chọn giống

Đáp án C: 

Hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp, đảm bảo sự di truyền bền vững từng nhóm gen quý

Đáp án D: 

Tạo điều kiện cho các gen quý trên 2NST tương đồng có điều kiện tổ hợp với nhau

Câu hỏi 9

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Khi nói về hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen, phát biểu nào sau đây đúng?

Lời giải chi tiết : 

Ý A sai, hiện tượng liên kết gen phổ biến hơn hoán vị gen

Ý B sai, HVG có thể xảy ra ở tất cả các NST

Ý C sai, mỗi NST trong bộ NST đơn bội là 1 nhóm liên kết

D đúng

Chọn D

Đáp án A: 

Liên kết gen ít phổ biến hơn hoán vị gen.

Đáp án B: 

Hoán vị gen chi xảy ra ở các nhiễm sắc thể thường.

Đáp án C: 

Tất cả các gen trong một tế bào tạo thành một nhóm gen liên kết.

Đáp án D: 

Hoán vị gen làm tăng biến dị tổ hợp.

Câu hỏi 10

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Trong trường hợp liên kết hoàn toàn và mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn thì phép lai nào sau đây sẽ cho số loại kiểu hình nhiều nhất?

Lời giải chi tiết : 

Phép lai C cho nhiều loại kiểu hình nhất: 4 kiểu

Chọn C

Đáp án A: 

\(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}}\)

Đáp án B: 

\(\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\)

Đáp án C: 

\(\frac{{Ab}}{{ab}} \times \frac{{aB}}{{ab}}\)

Đáp án D: 

\(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\)

Câu hỏi 11

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, cơ thể nào sau đây phát sinh tối đa nhiều giao tử nhất?

Lời giải chi tiết : 

Cơ thể A cho ra 4 loại giao tử

Cơ thể B cho ra 4 loại giao tử

Cơ thể C cho ra 4×2 = 8 loại giao tử

Cơ thể D cho 4 loại giao tử

Chọn C.

Đáp án A: 

\(Aa\frac{{Bd}}{{bd}}\).

Đáp án B: 

AaBb

Đáp án C: 

\(\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}{X^d}\)

Đáp án D: 

\(\frac{{AB}}{{ab}}\)

Câu hỏi 12

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Cách thí nghiệm của Moocgan về hoán vị gen khác với cách thí nghiệm liên kết gen ở điểm chính là:

Lời giải chi tiết : 

Cách thí nghiệm của Moocgan về hoán vị gen khác với cách thí nghiệm ở liên kết gen ở điểm chính là đã đảo cặp bố mẹ ở thế hệ F1 .

Chọn D

Đáp án A: 

Đảo cặp bố mẹ ở thế hệ F2 .

Đáp án B: 

Dùng lai phân tích thay cho F1 tự phối.

Đáp án C: 

Đảo cặp bố mẹ ở thế hệ P. 

Đáp án D: 

Đảo cặp bô mẹ ở thê hệ F1

Câu hỏi 13

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Nhận định nào sau đây là đúng

Lời giải chi tiết : 

A – sai , liên kết gen làm hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp

B-  sai , để hai gen cùng nằm trên 1 NST có xảy ra hoán vị gen thì trước tiên các gen phải có hiện tượng tiếp hợp sau đó trao đổi chéo

C- Đúng

D- Sai , nếu có hiện tượng liên kết hoàn toàn thì không xảy ra hiện tượng trao đổi chéo

Chọn C

Đáp án A: 

Phân li độc lập hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp

Đáp án B: 

Hai tính trạng do hai cặp gen quy định tuân theo quy luật hoán vị gen khi chúng cùng nằm trên 1  cặp NST và ở kì đầu giảm phân I không xảy ra tiếp hợp va trao đổi chéo giữa hai cromatit trong cặp tương đồng .

Đáp án C: 

Hai tính trạng do hai cặp gen quy định tuân theo quy luật phân li độc lập  khi chúng nằm trên hai cặp NST khác nhau

Đáp án D: 

Hai cặp tính trạng do hai  cặp gen quy định tuân theo quy luật  liên kết gen hoàn toàn khi chúng cùng nằm trên 1 cặp NST và ở kì đầu giảm phân I xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo cân giữa hai cromatit trong cặp tương đồ

Câu hỏi 14

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Nhận định nào sau đây sai?

Lời giải chi tiết : 

Nhận định sai là : A. Bản đồ di truyền cho biết rõ trình tự các nucleotit trên gen

Bản đồ di truyền gen cho biết trình tự các gen nằm trên NST

Chọn A

Đáp án A: 

Bản đồ di truyền cho biết rõ trình tự các nucleotit trên gen.

Đáp án B: 

Khoảng cách giữa các gen trong bản đồ di truyền được đo bằng tần số hoán vị gen.

Đáp án C: 

Hiện tượng liên kết gen làm giảm sự xuất hiện biến dị tổ hợp.

Đáp án D: 

Hiện tượng hoán vị gen tạo nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.

Câu hỏi 15

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Điều nào dưới đây giải thích không đúng với tần số hoán vị gen không vượt quá 50%?

Lời giải chi tiết : 

Tần số HVG không vượt quá 50% vì

- chỉ xảy ra TĐC ở 2/4 cromatit (khác nguồn)

- Không phải tế bào nào cũng xảy ra TĐC

Chọn A

Đáp án A: 

Các gen có xu hướng không liên kết với nhau.

Đáp án B: 

Các gen có xu hướng liên kết với nhau là chủ yếu.

Đáp án C: 

Sự trao đổi chéo diễn ra giữa 2 sợi crômatit khác nguồn của cặp NST tương đồng.

Đáp án D: 

Không phải mọi tế bào khi giảm phân đều xảy ra trao đổi chéo.

Câu hỏi 16

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập có đặc điểm chung là

Lời giải chi tiết : 

Hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập có đặc điểm chung là làm tăng sự xuất hiện của biến dị tổ hợp.

Chọn B

Đáp án A: 

các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do.

Đáp án B: 

làm tăng sự xuất hiện của biến dị tổ hợp.

Đáp án C: 

làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.

Đáp án D: 

các gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. 

Câu hỏi 17

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Cho các nhận định nào sau đây là đúng

1. Phân li độc lập hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp.

2. trao đổi chéo xảy ra sẽ luôn dẫn đến hoán vị gen, làm xuất hiện biến dị tổ hợp

3. Loài có số lượng nhiễm sắc thể nhiều thường có nhiều biến bị tổ hợp hơn loài có số lượng nhiễm sắc thể ít hơn.

4. Số biến dị tổ hợp có thể phụ thuộc vào số lượng gen trong hệ gen và hình thức sinh sản của loài

5. biến dị tổ hợp có thể là một kiểu hình hoàn toàn mới chưa có ở thế hệ bố mẹ.

Số nhận định đúng là:

Lời giải chi tiết : 

Các phát biểu đúng là: 3,4,5

ý (1) sai, PLĐL làm xuất hiện biến dị tổ hợp

Ý (2) sai vì có thể xảy ra TĐC mà không dẫn tới hình thành biến dị tổ hợp (Không có nghĩa)

Chọn A

Đáp án A: 

3

Đáp án B: 

2

Đáp án C: 

1

Đáp án D: 

4

Câu hỏi 18

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Xét 1000 tế bào sinh tinh có kiểu gen AB/ab . Khi giảm phân đã có 100 tế bào xảy ra trao đổi đoạn và hoán vị gen. Số giao tử mang gen ABAbaBab lần lượt là:

Lời giải chi tiết : 

Khi giảm phân đã có 100 tế bào xảy ra trao đổi đoạn và hoán vị gen tạo

AB = ab = Ab = aB = 100

900 tế bào còn lại, giảm phân tạo AB = ab = 1800

Vậy AB = ab = 1900; aB =Ab=100

Chọn C

Đáp án A: 

1000, 1000, 1000, 1000

Đáp án B: 

1950, 50, 50, 1950

Đáp án C: 

1900, 100, 100, 1900

Đáp án D: 

450, 50, 50, 450

Câu hỏi 19

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Một cơ thể dị hợp tử 3 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng, khi giảm phân tạo giao tử A BD = 15%. Kiểu gen của cơ thể và tần số hoán vị gen là

Lời giải chi tiết : 

Giao tử ABD = 15%

Cơ thể có kiểu gen Aa giảm phân cho 0,5A : 0,5a

→ BD =\(\frac{{0,15}}{{0,5}} = 0,3 > 0,25\)→ Là giao tử liên kết → cơ thể này có kiểu gen \(Aa\frac{{BD}}{{bd}}\)

Tính tần số hoán vị gen:\(DB = \frac{{1 - f}}{2} = 0,3 \to f = 40\% \)  

Ta có

Chọn D.

Đáp án A: 

\(Aa\frac{{BD}}{{bd}};f = 30\% \) 

Đáp án B: 

\(Aa\frac{{Bd}}{{bD}};f = 40\% \)  

Đáp án C: 

\(Aa\frac{{Bd}}{{bD}};f = 30\% \) 

Đáp án D: 

\(Aa\frac{{BD}}{{bd}};f = 40\% \)

Câu hỏi 20

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Một loài thực vật lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Theo lí thuyết, số lượng nhóm gen liên kết của loài này là

Lời giải chi tiết : 

Số nhóm gen liên kết bằng số NST trong bộ đơn bội của loài, n=7

Chọn D

Đáp án A: 

36

Đáp án B: 

28

Đáp án C: 

14

Đáp án D: 

7

Câu hỏi 21

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Biết hoán vị gen xảy ra với tần số 48%. Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\) giảm phân cho ra

loại giao tử Ab với tỉ lệ

Phương pháp giải : 

Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2

Lời giải chi tiết : 

Ab là giao tử hoán vị → Ab = 0,48:2 = 0,24

Chọn A

Đáp án A: 

24%

Đáp án B: 

48% 

Đáp án C: 

12%

Đáp án D: 

76%

Câu hỏi 22

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Trường hợp nào sau đây sẽ dẫn tới sự di truyền liên kết?

Lời giải chi tiết : 

Các gen nằm trên cùng 1 NST sẽ di truyền liên kết với nhau, có thể là liên kết hoàn toàn hoặc không hoàn toàn

Chọn D

Đáp án A: 

Các tính trạng khi phân ly làm thành một nhóm tính trạng liên kết.

Đáp án B: 

Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.

Đáp án C: 

Tất cả các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể phải luôn di truyền cùng nhau.

Đáp án D: 

Các cặp gen quy định các cặp tính trạng xét tới cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể.

Câu hỏi 23

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Trong trường hộp một gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, không xảy ra hoán vị gen, không đột biến, theo lý thuyết, phép lai cho đời con có 4 loại kiểu hình là:

Lời giải chi tiết : 

Phép lai:  \(\frac{{Ab}}{{ab}}\) × \(\frac{{aB}}{{ab}}\) \( \to 1\frac{{Ab}}{{ab}}:1\frac{{aB}}{{ab}}:1\frac{{Ab}}{{aB}}:1\frac{{ab}}{{ab}}\)

Chọn A

Đáp án A: 

\(\frac{{Ab}}{{ab}}\) × \(\frac{{aB}}{{ab}}\)

Đáp án B: 

\(\frac{{AB}}{{ab}}\) ×\(\frac{{AB}}{{aB}}\) 

Đáp án C: 

\(\frac{{Ab}}{{aB}}\) × \(\frac{{aB}}{{aB}}\) 

Đáp án D: 

\(\frac{{AB}}{{ab}}\) × \(\frac{{AB}}{{ab}}\)

Câu hỏi 24

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Điểm khác nhau cơ bản giữa quy luật phân li độc lập và quy luật liên kết gen hoàn toàn là:

Lời giải chi tiết : 

Điểm khác nhau cơ bản giữa quy luật phân li độc lập và quy luật liên kết gen hoàn toàn là vị trí của gen trên nhiễm sắc thể, PLĐL thì các gen nằm trên các cặp NST khác nhau còn LKG thì các gen nằm cùng 1 NST

Chọn D

Đáp án A: 

Vai trò của ngoại cảnh

Đáp án B: 

Vị trí của gen ở trong hay ngoài nhân

Đáp án C: 

Tính chất của gen

Đáp án D: 

Vị trí của gen trên nhiễm sắc thể (NST)

Câu hỏi 25

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng? 

(1). Liên kết gen làm hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.

(2). Các cặp gen càng nằm ở vị trí gần nhau thì tần số hoán vị gen càng cao.

(3). Số lượng gen nhiều hơn số lượng NST nên liên kết gen là phổ biến.

(4). Hai cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau thì không liên kết với nhau.

(5). Số nhóm gen liên kết bằng số NST đơn có trong tế bào sinh dưỡng.

Lời giải chi tiết : 

Xét các phát biểu :

(1) đúng

(2) sai, các gen nằm gần nhau thì lực liên kết lớn → tần số hoán vị thấp

(3) đúng, VD ở người có 23 cặp NST nhưng có tới gần 20500 gen

(4) đúng, chúng phân ly độc lập trong quá trình giảm phân

(5) sai,số nhóm gen liên kết bằng số NST trong bộ đơn bội của loài

Chọn C

Đáp án A: 

5

Đáp án B: 

2

Đáp án C: 

3

Đáp án D: 

4

Câu hỏi 26

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Một nhóm gen liên kết có trình tự phân bố các gen ABCDE.GHI, xuất hiện một đột biến cấu trúc làm cho nhóm gen liên kết này bị thay đổi thành ABEDC.GHI. Hậu quả của dạng đột biến này là :

Lời giải chi tiết : 

Trước đột biến: ABCDE.GHI

Sau đột biến:  ABEDC.GHI

→ đây là đột biến đảo đoạn CDE

Đột biến này không làm thay đổi nhóm gen liên kết, số lượng NST, số lượng gen. Hậu quả: thay đổi trình tự gen do đó có thể làm thay đổi sự hoạt động của gen

Chọn C

Đáp án A: 

Làm thay đổi nhóm gen liên kết, vì vậy thể đột biến thường mất khả năng sinh sản

Đáp án B: 

Làm gia tăng số lượng gen trên NST dẫn tới mất cân bằng hệ gen nên có thể gây hại cho thể đột biến

Đáp án C: 

Làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST, do đó có thể làm thay đổi sự hoạt động của gen.

Đáp án D: 

Làm giảm số lượng gen, làm mất cân bằng hệ gen nên thường gây chết cho thể đột biến.

Câu hỏi 27

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng liên kết gen

Lời giải chi tiết : 

Phát biểu saivề hiện tượng liên kết gen là: D, liên kết hoàn toàn hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp

Chọn D

Đáp án A: 

Liên kết gen đảm bảo sự di truyền bền vững của nhóm gen quý có ý nghĩa trọng chọn giống

Đáp án B: 

Số lượng nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài đó

Đáp án C: 

Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết

Đáp án D: 

Liên kết gen (liên kết hoàn toàn) làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp

Câu hỏi 28

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Hiện tượng di truyền làm hạn chế sự đa dạng của sinh vật là

Lời giải chi tiết : 

Liên kết gen hoàn toàn làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp, hạn chế sự đa dạng của sinh vật

Chọn C

Đáp án A: 

phân li độc lập.       

Đáp án B: 

tương tác gen.

Đáp án C: 

liên kết gen hoàn toàn.     

Đáp án D: 

hoán vị gen.

Câu hỏi 29

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Khi nói về liên kết gen hoàn toàn, điều nào sau đây sai?

Lời giải chi tiết : 

Phát biểu sai là A, liên kết gen hoàn toàn hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp, còn liên kết không hoàn toàn thì không.

Chọn A

Đáp án A: 

Liên kết gen không làm xuất hiện biến dị tổ hợp.

Đáp án B: 

Số lượng gen nhiều hơn số lượng NST nên liên kết gen là phổ biến.

Đáp án C: 

Liên kết gen đảm bảo tính di truyền ổn định của cả nhóm tính trạng

Đáp án D: 

Các cặp gen càng nằm ở vị trí gần nhau thường liên kết càng bền vững.

Câu hỏi 30

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Khi nói về các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây là đúng?

Lời giải chi tiết : 

Phát biểu đúng về các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể là: Thường di truyền cùng nhau theo từng nhóm liên kết.

Chọn B

Đáp án A: 

Phân li độc lập với nhau trong phân bào

Đáp án B: 

Thường di truyền cùng nhau theo từng nhóm liên kết.

Đáp án C: 

Có cấu trúc giống nhau và cùng quy định một tính trạng

Đáp án D: 

Là những gen alen với nhau.


Bình luận