35 bài tập lý thuyết Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN - phần 3

Lớp:

Môn học:

Bài học: 
Bài 1. Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
Câu trắc nghiệm: 

Câu hỏi 1

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối, enzim nối đó là

Lời giải chi tiết : 

Các đoạn Okazaki được nối lại với nhau bằng enzyme nối ADN ligase

Đáp án B

Đáp án A: 

ADN pôlimeraza

Đáp án B: 

ADN ligaza 

Đáp án C: 

hêlicaza

Đáp án D: 

ADN giraza

Câu hỏi 2

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là:

Lời giải chi tiết : 

Vai trò enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là lắp ráp các nuclêôtit tự do theo NTBS với mỗi mạch khuôn của ADN.

Đáp án D

Đáp án A: 

nối các đoạn Okazaki với nhau.

Đáp án B: 

bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của ADN.

Đáp án C: 

tháo xoắn phân tử ADN.

Đáp án D: 

lắp ráp các nuclêôtit tự do theo NTBS với mỗi mạch khuôn của ADN.

Câu hỏi 3

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Cho các đặc điểm sau :

(1) Theo lý thuyết,  qua nhân đôi, từ một ADN ban đầu tạo ra 2 ADN con có cấu trúc giống hệt nhau.

(2) Mạch đơn mới được tổng hợp có chiều 5'→ 3'

(3) Cả 2 mạch đơn đều làm khuôn tổng hợp mạch mới.

(4) Trong một chạc chữ Y sao chép, hai mạch mới đều được tổng hợp liên tục.

(5) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.

Có bao nhiêu ý đúng với quá trình nhân đôi ADN sinh vật nhân sơ ?

Lời giải chi tiết : 

Các ý đúng với quá trình nhân đôi của sinh vật nhân sơ là : 1,2,3,5

Ý (4) sai vì enzyme ADN polimerase chỉ tổng hợp mạch mới có chiều 5’ – 3’ nên chỉ trên mạch khuôn có chiều 3’ – 5’ được tổng hợp liên tục còn mạch còn lại được tổng hợp gián đoạn.

Đáp án D

Đáp án A: 

3

Đáp án B: 

2

Đáp án C: 

5

Đáp án D: 

4

Câu hỏi 4

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Điều nào sau đây sai khi nói về quá trình nhân đôi ADN?

Lời giải chi tiết : 

Nhận định sai là A

Enzyme ADN polimerase có tác dụng tổng hợp và kéo dài mạch polinucleotit mới

Enzyme tháo xoắn trong nhân đôi DNA là enzyme Gyrase, Helicase

Đáp án A

Đáp án A: 

Nhờ enzim ADN polimeraza tháo xoắn nên hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc hình chữ Y và để lộ ra hai mạch khuôn.

Đáp án B: 

Quá trình nhân đôi ADN dựa vào nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

Đáp án C: 

Từ nguyên tắc nhân đôi ADN, hiện nay người ta đề xuất phương pháp có thể nhân một đoạn ADN nào đó trong ống nghiệm thành vô số bản sao trong thời gian ngắn.

Đáp án D: 

Enzim ADN– polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5 – 3, nên trên mạch khuôn 3 – 5, mạch bổ sung được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn 5 – 3, mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn.

Câu hỏi 5

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

 

Khi nói về các hoạt động diễn ra trong quá trình nhân đôi ADN, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

(1) Trong mỗi chạc chữ Y chỉ có 1 mạch làm khuôn.

(2) Trong mỗi chạc chữ Y đều có 2 mạch làm khuôn.

(3) Trong mỗi chạc chữ Y, ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới trên mạch khuôn có chiều 5’- 3’.

(4) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở pha S của kì trung gian của chu kì tế bào.

Lời giải chi tiết : 

Các phát biểu sai là : (1),(3).

Ý (1) sai vì : cả 2 mạch đều được sử dụng làm khuôn

Ý (3) sai vì : ADN polimerase tổng hợp mạch mới trên cả 2 mạch theo chiều 5’ – 3’

Đáp án C

Đáp án A: 

1

Đáp án B: 

4

Đáp án C: 

2

Đáp án D: 

3

Câu hỏi 6

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Trên mạch gốc của gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ, bộ ba mở đầu mã hoá cho axit amin foocmin mêtiônin là

Lời giải chi tiết : 

Codon mở đầu mã hoá cho axit amin foocmin mêtiônin là 5' AUG 3'

Trên mạch mã gốc là 3' TAX5'

Đáp án A: 

3' AUG 

Đáp án B: 

3' TAX 5'

Đáp án C: 

5' AUG 3'

Đáp án D: 

5' TAX 3'

Câu hỏi 7

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Đặc tính nào dưới đây của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới?

Lời giải chi tiết : 

Tính phổ biến của mã di truyền là: tất cả các loài đều dung chung bảng mã di truyền ( trừ một số ngoại lệ), như vậy tính phổ biến phản ánh tính thống  nhất của sinh giới.

Đáp án C

Đáp án A: 

Tính thoái hóa.

Đáp án B: 

Tính liên tục

Đáp án C: 

Tính phổ biến.

Đáp án D: 

Tính phổ biến.

Câu hỏi 8

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Các bộ ba nào dưới đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã

Lời giải chi tiết : 

Các bộ ba kết thúc là: UAA,UAG, UGA

Đáp án A: 

UGU, UAA,UAG

Đáp án B: 

UUG,UAA,UGA

Đáp án C: 

UAG,UGA,UAA

Đáp án D: 

UUG,UGA,UAG

Câu hỏi 9

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Cơ sở cho sự khác biệt trong cách tổng hợp liên tục và gián đoạn của các phân tử ADN là gì ?

Lời giải chi tiết : 

Do ADN polymerase có thể nối các nucleotide mới với đầu 3’OH của một sợi đang phát triển nên mạch mới có chiều 5’ – 3’; trên mạch khuôn 3’ – 5’ được tổng hợp liên tục, mạch khuôn 5’ – 3’ được tổng hợp gián đoạn

Chọn B

Đáp án A: 

Nhân đôi chỉ cơ thể xảy ra ở đầu 5’

Đáp án B: 

ADN polymerase có thể nối các nucleotide mới với đầu 3’OH của một sợi đang phát triển

Đáp án C: 

ADN ligase chỉ hoạt động theo hướng 3’ → 5’

Đáp án D: 

polymerase chỉ có thể hoạt động lên một sợi tại một thời điểm

Câu hỏi 10

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là:

Lời giải chi tiết : 

Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là gen.

Đáp án B

Đáp án A: 

anticodon. 

Đáp án B: 

gen. 

Đáp án C: 

mã di truyề

Đáp án D: 

codon.

Câu hỏi 11

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Tính phổ biến của mã di truyền được hiểu là

Lời giải chi tiết : 

Tính phổ biến của mã di truyền là  tất cả các loài sinh vật có chung1 bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.

Chọn A

Đáp án A: 

tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.

Đáp án B: 

nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin, trừ AUG và UGG.

Đáp án C: 

một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.

Đáp án D: 

các bộ ba được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nuclêôtit mà không gối lên nhau.

Câu hỏi 12

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Vật chất nào dưới đây được xem là vật chất di truyền cấp độ phân tử?

Lời giải chi tiết : 

Vật chất di truyền cấp độ phân tử gồm có ADN (sinh vật nhân thực và nhân sơ) và ARN (một số loại virut)  được gọi chung là axit nucleic

Chọn C.

Đáp án A: 

Protein

Đáp án B: 

Lipit

Đáp án C: 

Axit nucleic

Đáp án D: 

Protein và axit nucleic

Câu hỏi 13

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Axit nucleic bao gồm:  

Lời giải chi tiết : 

Axit nucleic  hay axit nhân,  trong nhân có hai loại axit nucleic là ADN và ARN

Chọn đáp án B

Đáp án A: 

4 loại là ADN, mARN, tARN và rARN

Đáp án B: 

2 loại là ADN và ARN

Đáp án C: 

Nhiều loại tùy thuộc vào bậc phân loại

Đáp án D: 

3 loại là mARN, tARN và rARN

Câu hỏi 14

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Điểm khác nhau cơ bản giữa gen cấu trúc và gen điều hòa là:

Lời giải chi tiết : 

Gen cấu trúc tổng hợp nên các protein tham gia vào cấu tạo tế bào và chức năng của tế bào

Gen điều hòa tổng hợp nên các protein điều hòa hoạt động của các gen khác

=> Gen cấu trúc và gen điều hòa có chức năng khác nhau

Đáp án đúng là B

Đáp án A: 

Về cấu trúc gen

Đáp án B: 

Về chức năng của protein do gen tổng hợp

Đáp án C: 

Về khả năng phiên mã của gen

Đáp án D: 

Về vị trí phân bố của gen

Câu hỏi 15

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Bản chất của mã di truyền là

Lời giải chi tiết : 

Bản chất của mã di truyền là trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.

Chọn D

Đáp án A: 

một bộ ba mã hoá cho một axit amin.

Đáp án B: 

ba nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axit amin.

Đáp án C: 

các axit amin đựơc mã hoá trong gen.

Đáp án D: 

trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.

Câu hỏi 16

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Hiện tượng gen phân mảnh ở sinh vật nhân thực giúp các gen này:

 

Lời giải chi tiết : 

Hiện tượng gen phân mảnh ở sinh vật nhân  thực giúp giảm tính có hại của đột biến vì nếu bị đột biến ở vùng không mã hóa aa thì sẽ không ảnh hưởng đến sản phẩm của gen

Chọn A

Đáp án A: 

làm giảm tần số  đột biến có hại vì các đột biến vào phần intron sẽ không gây ra hậu quả xấu nào.

Đáp án B: 

tăng số lượng các axit amin trong chuỗi polipeptit mà gen này mã hóa.

Đáp án C: 

làm tăng tỉ lệ cho đột biến, tạo ra nguyên liệu cho quá trình chọn lọc.

Đáp án D: 

làm tăng số lượng nucleotit của phân tử mARN mà gen đó mã hóa.

Câu hỏi 17

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Các bộ ba trên ADN khác nhau bởi:

1. Số lượng nuclêôtít

2. Thành phần nuclêôtit

3. Trình tự các nuclêôtit

4. Số lượng liên kết Photphodieste

Câu trả lời đúng là:

Lời giải chi tiết : 

Các bộ ba trên ADN khác nhau ở trình tự và thành phần nucleotit

Chọn A

Đáp án A: 

2 và 3

Đáp án B: 

1 và 3

Đáp án C: 

1 và 4

Đáp án D: 

3 và 4

Câu hỏi 18

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

 Đặc điểm nào sau đây không phải của mã di truyền? 

Lời giải chi tiết : 

Mã di truyền có các đặc điểm sau

Là mã bộ ba

- Mã di  truyền có tính liên tục

- Mã di truyền mang tính đặc hiệu , mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho 1 axit amin

- Mã di truyền mang tính thống nhất , hầu hết tất cả các sinh vật cùng  chung một bộ ba di truyền

- Mã di truyền mang tính thoái hóa, nhiều bộ mã di truyền cũng mang thông tin mã hóa cho 1 aa

=> B không phải là đặc điểm của mã di truyền

Đáp án A: 

Mã di truyền thống nhất ở hầu hết các loài sinh vật

Đáp án B: 

Mã di truyền mang tính bán bảo toàn , trong quá trình đọc mã chúng giữ lại một nửa

Đáp án C: 

Mã di truyền được đọc một cách liên tục từng cụm bộ ba một mà không chồng gối lên nhau

Đáp án D: 

Mỗi bộ ba trong mã di truyền chỉ mã hóa cho một axit amin nhất định

Câu hỏi 19

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Gen mã hóa prôtêin điển hình có 3 vùng trình tự nuclêôtit là vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc. Vùng mã hóa gồm bộ ba có các đặc điểm:

 

Lời giải chi tiết : 

Vùng mã hóa là vùng gồm các bộ ba mang thông tin mã hóa cho axit amin

Chọn A

Đáp án A: 

Mang thông tin mã  hóa axit amin

Đáp án B: 

Mang tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã

Đáp án C: 

Mang tín hiệu mở đầu quá trình phiên mã

Đáp án D: 

Mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã

Câu hỏi 20

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Đặc điểm di truyền của các đoạn intrôn là gì?

Lời giải chi tiết : 

Đoạn intron  là những đoạn trình tự nucleotit không mang thông tin mã hóa axit amin , nhưng vẫn được phiên mã

Chọn B

Đáp án A: 

Đoạn gen chứa trình tự nucleotit đặc biệt giúp mARN  nhận biết được mạch gốc của gen để tiến hành phiên mã

Đáp án B: 

Những trình tự nucleotit có khả năng phiên mã nhưng không có  khả năng dịch mã

Đáp án C: 

Đoạn trình tự nucleotit mang thông tin di truyền có trên mạch mã gốc của gen

Đáp án D: 

Các đoạn gen mã hóa các axit amin không có khả năng phiên mã nhưng được dùng để dịch mã

Câu hỏi 21

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Những thành phần nào sau đây tham gia vào quá trình nhân đôi ở sinh vật nhân sơ ?

(1)   Enzim tháo xoắn                     (2) ADN polimerase                (3) Enzim ligaza

(4)  Enzim cắt giới hạn                  (5) ARN polimerase                (6) mạch ADN  làm khuôn

Phương án đúng là:

Lời giải chi tiết : 

Những thành phầntham gia vào quá trình nhân đôi ở sinh vật nhân sơ là : (1), (2),(3), (5), (6)

Chọn B

Đáp án A: 

1,4,5,6

Đáp án B: 

1,2,3,5,6

Đáp án C: 

1,2,3,6

Đáp án D: 

1,2,3,4,5,6

Câu hỏi 22

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Thứ tự các bước của quá trình nhân đôi ADN là

(1). Tổng hợp các mạch mới. (2) Hai phân tử ADN con xoắn lại. (3). Tháo xoắn phân tử ADN.

Lời giải chi tiết : 

Thứ tự các bước của quá trình nhân đôi ADN là

(3). Tháo xoắn phân tử ADN.

(1). Tổng hợp các mạch mới

(2) Hai phân tử ADN con xoắn lại

Đáp án A: 

(1) →(3) → (2)

Đáp án B: 

(1) →(2) → (3)

Đáp án C: 

(3) → (2) → (1)

Đáp án D: 

(3) → (1)→ (2)

Câu hỏi 23

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Khi nói về quá trình nhân dôi ADN ờ sinh vật nhân sơ, có bao nhiêu kết luận dưới đây là đúng?

(1)   Quá trình nhân đôi có sự hình thành các đoạn okazaki.

(2)   Nucleotide mới được tổng hợp liên kết vào đầu 3’OH của mạch mới.

(3)   Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu sao chép.

(4)   Quá trình sao chép diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

(5)   Enzyme ADN polymeraza có khả năng tự khởi đầu quá trình tổng hợp mạch mới.

(6) Quá trình sao chép sử dụng 8 loại nucleotide làm nguyên liệu.

Lời giải chi tiết : 

Các kết luận đúng là : (1) (2) (4) (6)

(3) Sai, trong quá trình nhân đôi ADN sinh vật nhân sơ, chỉ có 1 điểm khởi đầu sao chép

(5) Sai, ADN polimerase chỉ lắp ráp nucleotit vào đầu 3’OH có sẵn

Đáp án B

Đáp án A: 

5

Đáp án B: 

4

Đáp án C: 

3

Đáp án D: 

6

Câu hỏi 24

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN hình thành:

Lời giải chi tiết : 

Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN hình thành theo chiều 5’ đến 3’

Đáp án D

Đáp án A: 

Cùng chiều tháo xoắn của ADN 

Đáp án B: 

Cùng chiều với m

Đáp án C: 

Theo chiều 3’ đế

Đáp án D: 

Theo chiề

Câu hỏi 25

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Có bao nhiêu nhận định đúng về gen ?

(1) Dựa vào chức năng sản phẩm của gen mà người ta phân loại gen thành gen cấu trúc và gen điều hòa

(2) Gen cấu trúc là một đoạn ADN mang thông tin mã hóa cho 1 tARN , rARN hay một polipeptit hoàn chỉnh

(3) Xét về mặt cấu tạo, gen điều hòa có một mạch, gen cấu trúc có 2 mạch

(4) Gen điều hòa mang thông tin mã hóa cho chuỗi polipeptit với chức năng điều hòa sự biểu hiện của gen cấu trúc

(5) Trình tự các nucleotit trong ARN là trình tự mang thông tin di truyền

Lời giải chi tiết : 

(1) đúng

(2) sai gen cấu trúc là gen mang thông tin mã hóa một sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc của tế bào

(3) sai, gen cấu trúc và gen điều hòa khác nhau ở chức năng của sản phẩm

(4) đúng

(5) sai, trình tự nucleotit trong ADN là trình tự mang thông tin di truyền

Chọn D

Đáp án A: 

5

Đáp án B: 

4

Đáp án C: 

3

Đáp án D: 

2

Câu hỏi 26

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Enzim không tham gia vào quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ là

Lời giải chi tiết : 

Enzyme không tham gia vào quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ là B, restrictaza là enzyme cắt giới hạn không dùng trong quá trình nhân đôi ADN.

Chọn B

Đáp án A: 

ARN polimeraza.

Đáp án B: 

restrictaza. 

Đáp án C: 

 ADN polimeraza

Đáp án D: 

Ligaza.

Câu hỏi 27

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Enzim nào trong quá trình nhân đôi ADN có khả năng kéo dài chuỗi polinuclêôtit trên mỗi mạch đơn mới được tổng hợp?

Lời giải chi tiết : 

Đáp án: C

Đáp án A: 

Restrictaza.      

Đáp án B: 

ARN polimeraza

Đáp án C: 

ADN polimeraza

Đáp án D: 

Ligaza.

Câu hỏi 28

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Trong ADN, liên kết nào sau đây yếu nhất?

Lời giải chi tiết : 

Liên kết yếu nhất là liên kết giữa các bazơnitơ đây là liên kết hidro; các liên kết còn lại là liên kết cộng hóa trị

Chọn C

Đáp án A: 

Liên kết giữa đường và p

Đáp án B: 

Liên kết giữa đường và bazơnitơ.

Đáp án C: 

Liên kết giữa các bazơnitơ.

Đáp án D: 

Liên kết giữa các đơn phân.

Câu hỏi 29

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Trên mạch mã gốc của gen, tính từ đầu 5’ → 3’ của gen có thứ tự các vùng là:

Lời giải chi tiết : 

Chọn B

Đáp án A: 

Vùng điều hoà. vùng kết thúc, v

Đáp án B: 

Vùng kết thúc, vùng mã hóa, vùng điều hoà.

Đáp án C: 

Vùng mã hóa. vùng điêu hoà. vùng kết thúc.  

Đáp án D: 

Vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc.

Câu hỏi 30

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Xét các phát biểu sau đây:

1. Một mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin

2. Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nu A, T, G, X

3. ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu cho chuỗi polipeptit là metionin

4. phân tử tARN và rARN là những phân tử có cấu trúc mạch kép

5. ở trong tế bào, trong các loại ARN và mARN có hàm lượng cao nhất

6. ở trong cùng một tế bào, ADN là loại axit nucleic có kích thước lớn nhất

Trong 6 phát biểu nói trên thì có bao nhiêu phát biểu đúng?

Lời giải chi tiết : 

(1) sai, 1 mã di truyền chỉ mã hoá cho 1 axit amin

(2) sai, đơn phân của ARN là A,U,G,X

(3) đúng

(4) sai, 2 phân tử này đều có cấu trúc mạch đơn

(5) sai, rARN có hàm lượng cao nhất, mARN đa dạng nhất

(6) đúng

Đáp án A: 

2

Đáp án B: 

3

Đáp án C: 

4

Đáp án D: 

5


Bình luận