35 bài tập Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mức độ dễ - phần 4

Lớp:

Môn học:

Bài học: 
Bài 5. Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
Câu trắc nghiệm: 

Câu hỏi 1

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Phân tử ADN liên kết với protein mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu, cấu trúc này không thể phát hiện ở tế bào

Lời giải chi tiết : 

Phân tử ADN liên kết với protein mà chủ yếu là histon tạo nên nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, không có ở vi khuẩn

Chọn B

Đáp án A: 

ruồi giấm 

Đáp án B: 

vi khuẩn  

Đáp án C: 

tảo lục.

Đáp án D: 

châu chấu.

Câu hỏi 2

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Hình dưới đây mô tả dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào ?

Lời giải chi tiết : 

Đây là dạng đột biến chuyển đoạn

Chọn C

Đáp án A: 

Lặp đoạn. 

Đáp án B: 

Đảo đoạn.

Đáp án C: 

Chuyển đoạn.       

Đáp án D: 

Mất đoạn.

Câu hỏi 3

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Hiện tượng mắt lồi thành mắt dẹt ở ruồi giấm do hiện tượng đột biến nào gây ra?

Lời giải chi tiết : 

Hiện tượng mắt lồi thành mắt dẹt ở ruồi giấm do hiện tượng đột biến lặp đoạn NST X

Chọn D

Đáp án A: 

Mất đoạn NST 21. 

Đáp án B: 

Mất đoạn NST X. 

Đáp án C: 

Lặp đoạn NST 21. 

Đáp án D: 

Lặp đoạn NST X.

Câu hỏi 4

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Loại đột biến nào sau đây luôn làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào?

 

Lời giải chi tiết : 

Đột biến lặp đoạn luôn làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào

Chọn B

Đáp án A: 

Đột biến số lượng nhiễm sắc thể. 

Đáp án B: 

Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.

Đáp án C: 

Đột biến gen. 

Đáp án D: 

Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.

Câu hỏi 5

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể là?

Lời giải chi tiết : 

Đột biến lặp đoạn, chuyển đoạn có thể làm tăng số lượng gen trên NST

Chọn D

Đáp án A: 

Mất đoạn, chuyển đoạn. 

Đáp án B: 

Lặp đoạn, đảo đoạn.

Đáp án C: 

Đảo đoạn, chuyển đoạn.

Đáp án D: 

Lặp đoạn, chuyển đoạn.

Câu hỏi 6

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 300 nm?

Lời giải chi tiết : 

Vùng xếp cuộn (siêu xoắn) có đường kính 300nm

Chọn A

Đáp án A: 

Vùng xếp cuộn (siêu xoắn). 

Đáp án B: 

Sợi nhiễm sắc (sợi chất nhiễm sắc).

Đáp án C: 

Sợi cơ bản. 

Đáp án D: 

Crômatit.

Câu hỏi 7

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Khi nói về đột biến số lượng NST, phát biểu nào sau đây là không đúng ?

Lời giải chi tiết : 

A đúng

B sai, hội chứng Đao là thể tam nhiễm

C đúng

D đúng

Chọn B

Đáp án A: 

Ở một loài bộ NST là  2n = 20 số lượng NST  trong tế bào sinh dưỡng của thể không nhiễm là 18 NST.

Đáp án B: 

Hội chứng Đao là thể đột biến tam bội.

Đáp án C: 

Thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh sản hữu tính.

Đáp án D: 

Thể một nhiễm có thể có vai trò  xác định được vị trí của các gen trên NST để lập bản đồ gen .

Câu hỏi 8

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, vật chất có đường kính 30 nanomet gọi là gì?

Lời giải chi tiết : 

Sợi chất nhiễm sắc có đường kính 30 nm

Chọn D

Đáp án A: 

Sợi siêu xoắn

Đáp án B: 

Cromatit

Đáp án C: 

Sợi cơ bản

Đáp án D: 

Sợi chất nhiễm sắc

Câu hỏi 9

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Dạng đột biến nào sau đây có thể làm cho 2 alen của một gen nào đó lại nằm trên cùng một nhiễm sắc thể?

 

Lời giải chi tiết : 

Đột biến chuyển đoạn không tương hỗ giữa 2 NST tương đồng có thể làm cho 2 alen của cùng 1 gen nằm trên 1 NST

Chọn D

Đáp án A: 

Đột biến lặp đoạn 

Đáp án B: 

Đột biến đảo đoạn

Đáp án C: 

Đột biến mất đoạn

Đáp án D: 

Đột biến chuyển đoạn

Câu hỏi 10

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Nucleoxom là thành phần cấu tạo nên:

Lời giải chi tiết : 

Nucleoxom là thành phần cấu tạo nên nhiễm sắc thể

Chọn B

Đáp án A: 

ADN

Đáp án B: 

Nhiễm sắc thể

Đáp án C: 

mARN

Đáp án D: 

Protein

Câu hỏi 11

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Mức xoắn 3 trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gọi là

Lời giải chi tiết : 

Mức xoắn 3 trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gọi là sợi siêu xoắn

Chọn A

Đáp án A: 

sợi siêu xoắn.  

Đáp án B: 

nuclêôxôm. 

Đáp án C: 

sợi nhiễm sắc.

Đáp án D: 

sợi cơ bản.

Câu hỏi 12

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Một NST có trình tự các gen là ABCDE.FGH bị đột biến tạo ra NST mới có trình tự gen là ABCHGF.ED. Dạng đột biến này

Lời giải chi tiết : 

Đột biến đã xảy ra là đột biến đảo đoạn DE.FGH

Dạng đột biến này có thể làm thay đổi trạng thái hoạt động của gen..

Chọn B

Đáp án A: 

được vận dụng để loại bỏ những gen không mong muốn ở một sổ giống cây trồng.

Đáp án B: 

có thể làm thay đổi trạng thái hoạt động của gen.

Đáp án C: 

được vận dụng để làm tăng số lượng alen của một gen nào đó trên NST.

Đáp án D: 

làm gia tăng số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể của loài.

Câu hỏi 13

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây sai?

Lời giải chi tiết : 

Phát biểu sai về đột biến đảo đoạn là B, có dạng đột biến đảo đoạn gồm tâm động

Chọn B

Đáp án A: 

Sự sắp xếp lại các gen do đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.

Đáp án B: 

Đoạn nhiễm sắc thể bị đảo luôn nằm ở đầu mút hay giữa nhiễm sắc thể và không mang tâm động.

Đáp án C: 

Đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể, vì vậy hoạt động của gen có thể bị thay đổi.

Đáp án D: 

Một số thể đột biến mang nhiễm sắc thể bị đảo đoạn có thể làm giảm khả năng sinh sản.

Câu hỏi 14

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Xét các phát biểu sau:

1 – Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể luôn biểu hiện thành kiểu hình.

2 – Đột biến lặp đoạn (lặp gen) làm thay đổi nhóm gen liên kết.

3 – Đột biến chuyển đoạn không tương hỗ không làm thay đổi nhóm gen liên kết.

4 – Các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường có xu hướng làm giảm khả năng sinh sản của sinh vật.

Số nhận định đúng là

Lời giải chi tiết : 

Các nhận định đúng là : 4

1- sai.

2 – sai, đột biến lặp đoạn không làm thay đổi nhóm gen liên kết

3 sai, chuyển đoạn không tương hỗ làm thay đổi nhóm gen liên kết.

Chọn A

Đáp án A: 

1

Đáp án B: 

4

Đáp án C: 

3

Đáp án D: 

2

Câu hỏi 15

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit của cặp NST kép tương đồng xảy ra trong giảm phân I dẫn đến kết quả nào sau đây?

Lời giải chi tiết : 

Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit của cặp NST kép tương đồng xảy ra trong giảm phân I dẫn đến đột biến mất đoạn và lặp đoạn

Chọn A

Đáp án A: 

Mất đoạn và lặp đoạn

Đáp án B: 

Hoán vị gen

Đáp án C: 

Mất đoạn và đảo đoạn

Đáp án D: 

Mất đoạn và chuyển đoạn

Câu hỏi 16

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Tâm động của NST có chức năng nào sau đây?

Lời giải chi tiết : 

Tâm động của NST là nơi để NST bám lên thoi vô sắc, giúp NST di chuyển về 2 cực tế bào.

Chọn D

Đáp án A: 

Là nơi để NST bắt đầu tiến hành quá trình nhân đôi ADN

Đáp án B: 

Là nơi để các gen bắt đầu tiến hành phiên mã

Đáp án C: 

Là nơi để bảo vệ NST, không cho các NST dính vào nhau

Đáp án D: 

Là nơi để NST bám lên thoi vô sắc, giúp NST di chuyển về 2 cực tế bào

Câu hỏi 17

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Khi nói về đột biến cấu trúc NST, phát biểu nào sau đây đúng?

Lời giải chi tiết : 

Phát biểu đúng về đột biến cấu trúc NST là: B

A sai, chuyển đoạn tương hỗ không làm thay đổi số lượng gen

C sai, lặp đoạn làm thay đổi mức độ hoạt động của gen (có thể tăng cường hoặc giảm)

D sai, đảo đoạn không làm mất cân bằng hệ gen.

Chọn B

Đáp án A: 

Chuyển đoan tương hỗ làm thay đổi số lượng gen trong tế bào.

Đáp án B: 

Mất đoạn thường làm giảm sức sống của thế đột biến.

Đáp án C: 

Lặp đoạn luôn làm tăng cường sự biểu hiện của gen.

Đáp án D: 

Đảo đoạn làm mất cân bằng hệ gen.

Câu hỏi 18

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Loại đột biến nào sau đây là đột biến cấu trúc NST?

Lời giải chi tiết : 

Đột biến lặp đoạn là đột biến cấu trúc NST.

Các đột biến còn lại là đột biến số lượng NST.

Chọn B

Đáp án A: 

Tam bội

Đáp án B: 

Lặp đoạn

Đáp án C: 

Lệch bội.

Đáp án D: 

Tứ bội.

Câu hỏi 19

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Hình vẽ dưới đây mô tả cơ chế phát sinh một dạng đột biến cấu trúc NST. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dạng đột biến đó?

Lời giải chi tiết : 

Đây là hiện tượng chuyển đoạn không tương hỗ, làm thay đổi số gen, hình thái, nhóm gen liên kết.

A sai, TĐC là chuyển đoạn tương hỗ

B đúng

C sai, sức sống, sinh sản của thể đột biến bị ảnh hưởng

D sai.

Đáp án A: 

Cơ chế phát sinh đột biến là do sự trao đổi chéo trong cặp NST tương đồng.

Đáp án B: 

Đột biến này đã làm thay đổi nhóm gen liên kết trên NST.

Đáp án C: 

Sức sinh sản của thể đột biến thuộc dạng này không bị ảnh hưởng.

Đáp án D: 

Đột biến này không làm thay đổi kích thước NST.

Câu hỏi 20

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Ở kì đầu của giảm phân 1, sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa các đoạn crômatit cùng nguồn gốc trong cặp NST tương đồng sẽ dẫn tới dạng đột biến

Lời giải chi tiết : 

Nếu sự tiếp hợp giữa các crômatit cùng nguồn gốc và trao đổi đoạn tương đồng thì không làm phát sinh biến dị, nếu trao đổi các đoạn không tương đồng thì sẽ dẫn tới đột biến mất đoạn và lặp đoạn.

Chọn C

Đáp án A: 

mất cặp và thêm cặp nuclêôtit.

Đáp án B: 

đảo đoạn NST.

Đáp án C: 

mất đoạn và lặp đoạn NST.

Đáp án D: 

chuyển đoạn NST.

Câu hỏi 21

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Những dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng gen có trong nhóm liên kết?

1. Đột biến mất đoạn

2. Đột biến lặp đoan

3. Đột biến đảo đoạn

4. Đột biến chuyển đoạn trên cùng 1 NST

Phương án đúng là:

Lời giải chi tiết : 

Dạng đột biến 3,4 không làm thay đổi số lượng gen có trong nhóm liên kết.

Chọn A

Đáp án A: 

3,4 

Đáp án B: 

2,3,4

Đáp án C: 

1,2

Đáp án D: 

2,3

Câu hỏi 22

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Ở người, mất đoạn nhiễm sắc thể số 21 sẽ gây nên bệnh

Lời giải chi tiết : 

Mất đoạn NST số 21 gây bẹnh ung thư máu ác tính.

Chọn A

Đáp án A: 

ung thư máu. 

Đáp án B: 

máu khó đông.

Đáp án C: 

hồng cầu hình lưỡi liềm.

Đáp án D: 

đao.

Câu hỏi 23

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm thay đổi nhóm gen liên kết là

Lời giải chi tiết : 

Dạng đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể có thể làm thay đổi nhóm gen liên kết.

Chọn B

Đáp án A: 

đảo đoạn.

Đáp án B: 

chuyển đoạn.  

Đáp án C: 

lặp đoạn.

Đáp án D: 

mất đoạn.

Câu hỏi 24

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Khi nói về hậu quả của đột biến nhiễm sắc thể phát biểu nào sau đây sai?

Lời giải chi tiết : 

Phát biểu sai về hậu quả của đột biến NST là: B, đảo đoạn không làm thay đổi nhóm gen liên kết.

Chọn B

Đáp án A: 

Đột biến lặp đoạn làm tăng chiều dài của nhiễm sắc thể.

Đáp án B: 

Đột biến đảo đoạn làm cho gen từ nhóm gen liên kết này chuyển sang nhóm gen liên kết khác.

Đáp án C: 

Đột biến mất đoạn làm giảm chiều dài của nhiễm sắc thể.

Đáp án D: 

Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một nhiễm sắc thể.

Câu hỏi 25

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Trong các mức cấu trúc siêu hiên vi của nhiễm sắc thể ở tế bào nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 11 nm?

Lời giải chi tiết : 

Sợi cơ bản có đường kính 11nm.

Chọn B

Đáp án A: 

Sợi siêu xoán. 

Đáp án B: 

Sợi cợ bản. 

Đáp án C: 

Crômatit. 

Đáp án D: 

Sợi nhiễm sắc

Câu hỏi 26

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi siêu xoắn có đường kính:

Lời giải chi tiết : 

Sợi siêu xoắn có đường kính: 300nm.

Chọn A

Đáp án A: 

300nm

Đáp án B: 

30nm. 

Đáp án C: 

700nm

Đáp án D: 

11nm.

Câu hỏi 27

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây có thể làm cho gen chuyển từ nhóm gen liên kết này sang nhóm gen liên kết khác?

Lời giải chi tiết : 

Đột biến chuyển đoạn có thể làm cho gen chuyển từ nhóm gen liên kết này sang nhóm gen liên kết khác.

Chọn C

Đáp án A: 

Lặp đoạn. 

Đáp án B: 

Mất đoạn. 

Đáp án C: 

chuyển đoạn. 

Đáp án D: 

Đảo đoạn.

Câu hỏi 28

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Một NST có trình tự các gen là ABCDEFG.HI  bị đột biến thành NST có trình tự các gen là ABCBCDEFG.HI thì đây là dạng đột biến nào?

Lời giải chi tiết : 

Trước đột biến: ABCDEFG.HI 

Sau đột biến: ABCBCDEFG.HI

Đây là đột biến lặp đoạn BC

Đáp án A: 

Lặp đoạn.

Đáp án B: 

Mất đoạn. 

Đáp án C: 

Đảo đoạn. 

Đáp án D: 

Chuyển đoạn.

Câu hỏi 29

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Một đoạn NST bị đứt ra, đảo ngược 180° và nối lại vị trí cũ làm phát sinh đột biến

Lời giải chi tiết : 

Một đoạn NST bị đứt ra, đảo ngược 180° và nối lại vị trí cũ làm phát sinh đột biến đảo đoạn.

Chọn A

Đáp án A: 

đảo đoạn 

Đáp án B: 

chuyển đoạn

Đáp án C: 

lặp đoạn

Đáp án D: 

mất đoạn.

Câu hỏi 30

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Trong đột biến cấu trúc NST, dạng đột biến nào không làm thay đổi số lượng gen trên NST?

Lời giải chi tiết : 

Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên NST.

Chọn C

Đáp án A: 

Mất đoạn

Đáp án B: 

Lặp đoạn

Đáp án C: 

Đảo đoạn

Đáp án D: 

Chuyển đoạn


Bình luận