35 bài tập Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mức độ dễ - phần 5

Lớp:

Môn học:

Bài học: 
Bài 5. Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
Câu trắc nghiệm: 

Câu hỏi 1

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Xét các loại đột biến sau:

(1) Mất đoạn nhiễm sắc thể.   (2) Lặp đoạn nhiễm sắc thể.

(3) Chuyển đoạn không tương hỗ.      (4) Đảo đoạn nhiễm sắc thể.

(5) Đột biến thể một.              (6) Đột biến thể ba.

Những loại đột biến làm thay đổi độ dài của phân tử ADN là

Lời giải chi tiết : 

Những loại đột biến làm thay đổi độ dài của phân tử ADN là: 1,2,3

Chọn A

Đáp án A: 

(1), (2), (3)

Đáp án B: 

(1), (2), (5), (6)

Đáp án C: 

(1), (2), (3), (6)

Đáp án D: 

(2), (3), (4), (5).

Câu hỏi 2

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Đơn vị cấu trúc gồm một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit quấn quanh 8 phân tử histon với 1 - vòng của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được gọi là

Lời giải chi tiết : 

Đơn vị cấu trúc gồm một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit quấn quanh 8 phân tử histon với 1 - vòng của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được gọi là nucleoxom.

Chọn A

Đáp án A: 

nuclêôxôm

Đáp án B: 

sợi cơ bản

Đáp án C: 

sợi nhiễm sắc.

Đáp án D: 

ADN

Câu hỏi 3

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Mức cấu trúc xoắn của nhiễm sắc thể có chiều ngang 30nm là

Lời giải chi tiết : 

Mức cấu trúc xoắn của nhiễm sắc thể có chiều ngang 30nm sợi nhiễm sắc.

Chọn D

Đáp án A: 

sợi cơ bản

Đáp án B: 

sợi ADN

Đáp án C: 

cấu trúc siêu xoắn

Đáp án D: 

sợi nhiễm sắc.

Câu hỏi 4

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gồm: mất đoạn, lặp đoạn và....

Lời giải chi tiết : 

Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gồm: mất đoạn, lặp đoạn và đảo đoạn, chuyển đoạn.

Chọn D

Đáp án A: 

thay thế đoạn, đảo đoạn

Đáp án B: 

đảo đoạn, thay thế đoạn.

Đáp án C: 

quay đoạn, thay thế đoạn.   

Đáp án D: 

đảo đoạn, chuyển đoạn.

Câu hỏi 5

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Dạng đột biến cấu trúc nào sau đây không làm thay đổi nhóm gen liên kết?

Lời giải chi tiết : 

Đột biến đảo đoạn NST sẽ không làm thay đổi nhóm gen liên kết.

Chọn C

Đáp án A: 

Đột biến chuyển đoạn tương hỗ.

Đáp án B: 

Đột biến chuyển đoạn không tương hỗ.

Đáp án C: 

Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể

Đáp án D: 

Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.

Câu hỏi 6

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm tăng cường hoặc giảm bớt sự biểu hiện của tính trạng là

Lời giải chi tiết : 

Đột biến lặp đoạn có thể làm tăng cường hoặc giảm bớt sự biểu hiện của tính trạng. (SGK Sinh 12 – CB, trang 25)

Chọn C

Đáp án A: 

đảo đoạn

Đáp án B: 

mất đoạn.

Đáp án C: 

lặp đoạn.

Đáp án D: 

chuyển đoạn.

Câu hỏi 7

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được cấu tạo từ protein loại histon với thành phần nào sau đây?

Lời giải chi tiết : 

Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được cấu tạo từ protein loại histon với ADN. (SGK Sinh 12 trang 23)

Chọn D

Đáp án A: 

rARN

Đáp án B: 

tARN

Đáp án C: 

mARN

Đáp án D: 

ADN

Câu hỏi 8

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Ở một loài thực vật, trên nhiễm sắc thể số 1 có trình tự các  gen như sau : ABCDEGHIK. Do đột biến nên trình tự các gen trên nhiễm sắc thể này là ABHGEDCIK. Đột biến này thuộc dạng

Lời giải chi tiết : 

Trước đột biến: ABCDEGHIK

Sau đột biến:     ABHGEDCIK

Đột biến xảy ra là dạng đột biến đảo đoạn NST: CDEGH

Chọn C

Đáp án A: 

chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể. 

Đáp án B: 

lặp đoạn nhiễm sắc thể.

Đáp án C: 

đảo đoạn nhiễm sắc thể

Đáp án D: 

mất đoạn nhiễm sắc thể

Câu hỏi 9

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Cho hai NST có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH và MNOPQ*R (dấu * biểu hiện cho tâm động). Đột biến tạo ra NST có cấu trúc MNOCDE*FGH và ABPQ*R thuộc đạng dột biến

Lời giải chi tiết : 

Trước đột biến : ABCDE*FGH ; MNOPQ*R

Sau đột biến : MNOCDE*FGH và ABPQ*R

Đây là dạng đột biến chuyển đoạn không tương hỗ.

Chọn C

Đáp án A: 

đảo đoạn có tâm động

Đáp án B: 

đảo đoạn ngoài tâm động

Đáp án C: 

chuyển đoạn không tương hỗ

Đáp án D: 

chuyển đoạn tương hỗ

Câu hỏi 10

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Đột biến làm tăng cường hàm lượng amylaza ở Đại mạch thuộc dạng

Lời giải chi tiết : 

Đột biến làm tăng cường hàm lượng amylaza ở Đại mạch thuộc dạng lặp đoạn NST.(SGK Sinh 12 trang 25)

Chọn B

Đáp án A: 

mất đoạn nhiễm sắc thể

Đáp án B: 

lặp đoạn nhiễm sắc thể

Đáp án C: 

đảo đoạn nhiễm sắc thể

Đáp án D: 

chuyển đoạn nhiễm sắc thể

Câu hỏi 11

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Phát biểu nào sau đây không đúng về nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực?

Lời giải chi tiết : 

Phát biểu sai về NST ở sinh vật nhân thực là B: NST được cấu tạo từ ADN và protein histon.

Chọn B

Đáp án A: 

Trên nhiễm sắc thể có tâm động là vị trí để liên kết với thoi phân bào

Đáp án B: 

Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ ARN và prôtêin loại histôn.

Đáp án C: 

Trên một nhiễm sắc thể có nhiều trình tự khởi đầu nhân đôi.

Đáp án D: 

Vùng đầu mút của nhiễm sắc thể có tác dụng bảo vệ nhiễm sắc thể.

Câu hỏi 12

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Đơn vị cấu trúc cơ bản theo chiều dọc của nhiễm sắc thể là

Lời giải chi tiết : 

Đơn vị cấu trúc cơ bản theo chiều dọc của nhiễm sắc thể là nucleoxom (SGK Sinh 12 trang 24)

Chọn C

Đáp án A: 

nuclêi

Đáp án B: 

nuclêôtit.

Đáp án C: 

nuclêôxôm. 

Đáp án D: 

cromati

Câu hỏi 13

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Dạng đột biến nào có ý nghĩa đối với tiến hóa của bộ gen:

Lời giải chi tiết : 

Dạng đột biến lặp đoạn làm tăng số lượng gen trên NST →tăng khả năng phát sinh đột biến gen, có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa.

Chọn C

Đáp án A: 

Mất đoạn.

Đáp án B: 

Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ.

Đáp án C: 

Lặp đoạn.

Đáp án D: 

Đảo đoạn

Câu hỏi 14

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Trình tự nuclêôtit đặc biệt trong ADN của NST là vị trí liên kết với thoi phân bào được gọi là

Lời giải chi tiết : 

Trình tự nuclêôtit đặc biệt trong ADN của NST là vị trí liên kết với thoi phân bào được gọi là: tâm động.

(SGK Sinh 12 trang 23)

 Chọn C

Đáp án A: 

hai đầu mút NST

Đáp án B: 

eo thứ cấp

Đáp án C: 

Tâm động

Đáp án D: 

Điểm khởi đầu nh

Câu hỏi 15

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Định nghĩa đầy đủ nhất với đột biến cấu trúc NST là:

Lời giải chi tiết : 

Đột biến cấu trúc NST là: Sắp xếp lại các gen, làm thay đổi hình dạng và cấu trúc NST

Chọn A

Đáp án A: 

Sắp xếp lại các gen, làm thay đổi hình dạng và cấu trúc NST.

Đáp án B: 

Làm thay đổi hình dạng NST

Đáp án C: 

Sắp xếp lại các gen.

Đáp án D: 

Làm thay đổi cấu trúc của NST.

Câu hỏi 16

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Tìm số phát biểu đúng:

(1) Loài muỗi được tạo ra nhờ đột biến đảo đoạn

(2) Chuyển đoạn NST số 22 sang NST số  9 gây bệnh Ung thư máu ác tính

(3) Lặp đoạn  làm cho các gen alen trên cùng một NST

(4) Đột biến lệch bội nhằm xác định vị trí của gen trên NST

(5) Đảo đoạn làm thay đổi mức độ hoạt động của gen

Lời giải chi tiết : 

Cả 5 phát biểu trên đều đúng (SGK Sinh 12 trang 25)

Đáp án A: 

4

Đáp án B: 

2

Đáp án C: 

5

Đáp án D: 

3

Câu hỏi 17

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Khi nói về đột biến lặp đoạn NST, phát biểu nào sau đây sai?

Lời giải chi tiết : 

Đột biến lặp đoạn: Một đoạn nào đó của NST được lặp lai nhiều lần.

Phát biểu sai về đột biến lặp đoạn NST là: C. đột biến lặp đoạn có thể có hại cho thể đột biến.

VD: Lặp đoạn nhiều lần trên NST X khiến mắt của ruồi giấm bị biến từ lồi → dẹt.

Chọn C

Đáp án A: 

Đột biến lặp đoạn có thể dẫn đến lặp gen, tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo ra các alen mới.

Đáp án B: 

Đột biến lặp đoạn làm tăng số lượng gen trên 1 NST.

Đáp án C: 

Đột biến lặp đoạn luôn có lợi cho thể đột biến.

Đáp án D: 

Đột biến lặp đoạn có thể làm cho 2 alen của 1 gen cùng nằm trên 1 NST.

Câu hỏi 18

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Phát biểu nào sau đây không đúng về nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực?

Lời giải chi tiết : 

Phát biểu sai về nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực là: C

Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ ADN và protein histon.

Chọn C

Đáp án A: 

Trên nhiễm sắc thể có tâm động là vị trí để liên kết với thoi phân bào.

Đáp án B: 

Trên một nhiễm sắc thể có nhiều trình tự khởi đầu nhân đôi.

Đáp án C: 

Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ ARN và prôtêin loại histôn.

Đáp án D: 

Vùng đầu mút của nhiễm sắc thể có tác dụng bảo vệ nhiễm sắc thể.

Câu hỏi 19

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây sai?

Lời giải chi tiết : 

Đảo đoạn nhiễm sắc thể là một dạng tái cấu trúc nhiễm sắc thể, trong đó một đoạn của nhiễm sắc thể bị đảo ngược 180 độ so với vị trí ban đầu của nó.

Phát biểu sai về đột biến đảo đoạn là: A, đoạn bị đảo có thể ở vùng giữa 2 đầu mút, mang tâm động.

Chọn A

Đáp án A: 

Đoạn nhiễm sắc thể bị đảo luôn nằm ở đầu mút hay giữa nhiễm sắc thể và không mang tâm động.

Đáp án B: 

Sự sắp xếp lại các gen do đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.

Đáp án C: 

Đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể, vì vậy hoạt động của gen có thể bị thay đổi.

Đáp án D: 

Một số thể đột biến mang nhiễm sắc thể bị đảo đoạn có thể làm giảm khả năng sinh sản.

Câu hỏi 20

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, cromatit có đường kính là:

Lời giải chi tiết : 

Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, cromatit có đường kính là 700nm

(SGK Sinh 12 trang 24)

Đáp án A: 

1400nm

Đáp án B: 

700nm

Đáp án C: 

30 nm

Đáp án D: 

11nm

Câu hỏi 21

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi trình tự phân bố các gen nhưng không làm thay đổi chiều dài của NST?

Lời giải chi tiết : 

Dạng đột biến đảo đoạn NST làm thay đổi trình tự phân bố các gen nhưng không làm thay đổi chiều dài của NST.

Các dạng đột biến còn lại đều làm thay đổi chiều dài của NST.

Mất đoạn : Là đột biến mất một đoạn nào đó của NST

Đảo đoạn : Là đột biến làm cho một đoạn nào đó của NST đứt ra, đảo ngược 180° và nối lại.

Chọn A

Đáp án A: 

Đảo đoạn NST.

Đáp án B: 

Mất đoạn NST.

Đáp án C: 

Thêm 1 cặp nuclêôtit.

Đáp án D: 

Mất 1 cặp nuclêôtit.

Câu hỏi 22

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Có thể quan sát hình thái NST rõ nhất vào

Lời giải chi tiết : 

Có thể quan sát hình thái NST rõ nhất vào kì giữa của nguyên phân khi chúng đã co xoắn cực đại.

Chọn C

Đáp án A: 

Kì trung gian

Đáp án B: 

kì đầu

Đáp án C: 

kì giữa

Đáp án D: 

kì cuối

Câu hỏi 23

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Trong các dạng đột biến cấu trúc NST dưới đây loại đột biến nào có thể chuyển một hoặc một số gen sang NST khác không tương đồng?

Lời giải chi tiết : 

Đột biến chuyển đoạn có thể chuyển một hoặc một số gen sang NST khác không tương đồng.

Chọn A

Đáp án A: 

Đột biến chuyển đoạn

Đáp án B: 

Đột biến đảo đoạn

Đáp án C: 

Đột biến lặp đoạn

Đáp án D: 

Đột biến mất đoạn.

Câu hỏi 24

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Các đột biến cấu trúc NST làm thay đổi

Lời giải chi tiết : 

Đột biến cấu trúc NST làm thay đổi số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các gen trên NST.

Chọn B.

Đáp án A: 

số lượng NST trong tế bào.

Đáp án B: 

số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các gen trên NST.

Đáp án C: 

số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nucleotit trên gen

Đáp án D: 

số lượng NST trong giao tử.

Câu hỏi 25

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ tế bào là

Lời giải chi tiết : 

Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ tế bào là nhiễm sắc thể, các đáp án còn lại là cơ sở vật chất ở cấp phân tử.

Chọn C

Đáp án A: 

ADN.

Đáp án B: 

axit nuclêic.

Đáp án C: 

nhiễm sắc thể.

Đáp án D: 

ARN.

Câu hỏi 26

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh dục đực ở một loài thú đã xảy ra hiện tượng được mô tả ở hình dưới đây:

Khẳng định nào sau đây là đúng?

Lời giải chi tiết : 

A sai, đột biến này không làm thay đổi hàm lượng ADN trong tế bào.

B sai, tỉ lệ giao tử đột biến là: 1/2

C đúng.

D sai, hiện tượng này xảy ra ở kỳ đầu GP I khi các NST tiếp hợp.

Đáp án A: 

Dạng đột biến trên làm thay đổi hàm lượng ADN trong tế bào.

Đáp án B: 

Tỉ lệ giao tử mang đột biến tạo ra từ tế bào này là 1/4.

Đáp án C: 

Dạng đột biến trên có thể tạo điều kiện làm xuất hiện những gen mới.

Đáp án D: 

Hiện tượng này xảy ra ở kỳ đầu của lần giảm phân 2.

Câu hỏi 27

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Đột biến nào dưới đây không làm mất hoặc thêm vật chất di truyền trong NST?

Lời giải chi tiết : 

Đột biến đảo đoạn và chuyển đoạn trên cùng một NST không làm mất hoặc thêm vật chất di truyền trong NST.

Chọn A

Đáp án A: 

Đảo đoạn và chuyển đoạn trên cùng một NST

Đáp án B: 

Mất đoạn và lặp đoạn

Đáp án C: 

Chuyển đoạn và lặp đoạn

Đáp án D: 

Mất đoạn và đảo đoạn NST

Câu hỏi 28

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Hậu quả của đột biến mất đoạn lớn NST là

Lời giải chi tiết : 

Mất đoạn lớn làm mất cân bằng hệ gen →làm giảm sức sống hoặc gây chết

Chọn C

Đáp án A: 

làm tăng cường độ biểu hiện của tính trạng.     

Đáp án B: 

làm giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.

Đáp án C: 

làm giảm sức sống hoặc gây chết.       

Đáp án D: 

ít ảnh hưởng tới sức sống của cơ thể.

Câu hỏi 29

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Một NST bị đột biến có kích thước ngắn hơn bình thường. kiểu đột biến gây nên NST bất thường này có thể là:

Lời giải chi tiết : 

Một NST bị đột biến có kích thước ngắn hơn bình thường, kiểu đột biến có thể tạo ra NST này là mất đoạn NST hoặc chuyển đoạn không tương hỗ giữa các NST

Chọn B

Đáp án A: 

Mất đoạn NST hoặc đảo đoạn NST

Đáp án B: 

Mất đoạn NST hoặc chuyển đoạn không tương hỗ giữa các NST

Đáp án C: 

Chuyển đoạn trên cùng NST hoặc mất đoạn NST

Đáp án D: 

Đảo đoạn NST hoặc chuyển đoạn tương hỗ giữa các NST

Câu hỏi 30

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là

Phương pháp giải : 

Sự đứt gãy NST dẫn đến các hoạt động của NST bị sai lệch.

Lời giải chi tiết : 

Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN, tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít.

Chọn A

Đáp án A: 

Làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN, tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít.

Đáp án B: 

Làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN.

Đáp án C: 

Tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít

Đáp án D: 

Làm đứt gãy nhiễm sắc thể dẫn đến rối loạn trao đổi chéo.


Bình luận