35 bài tập Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo mức độ khó

Lớp:

Môn học:

Bài học: 
Bài 42. Vấn đề phát triển kinh tế an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo
Câu trắc nghiệm: 

Câu hỏi 1

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Điều kiện nào sau đây là quan trọng nhất để phát triển du lịch biển ở nước ta?

Lời giải chi tiết : 

Tài nguyên quan trọng nhất với phát triển du lịch biển là cần có các bãi tắm, phong cảnh đẹp, đó là điểm thu hút khách du lịch đến với các vùng biển. Vì hầu hết các hoạt động du lịch biển đều gắn với bãi tắm và phong cảnh đẹp nhất là hoạt động tắm biển, thể thao bãi biển...

=> Chọn đáp án C

Đáp án A: 

Vùng biển rộng, giàu tài nguyên       

Đáp án B: 

Cơ sở hạ tầng kĩ thuật được đầu tư

Đáp án C: 

Nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp  

Đáp án D: 

Vị trí gần đường hàng hải quốc tế

Câu hỏi 2

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Điểm nào sau đây không đúng đối với việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo?

Lời giải chi tiết : 

Đối với việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo cần tăng cường  đánh bắt xa bờ để khai thác tốt nguồn lợi hải sản mà không làm cạn kiệt nguồn lợi hải sản ven bờ; khi có bão thì thực hiện các biện pháp phòng chống, tránh trú bão chứ không phải Hạn chế việc đánh bắt xa bờ để tránh thiệt hại do bão gây ra

=> Chọn đáp án C

Chú ý: câu hỏi phủ định

Đáp án A: 

Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ

Đáp án B: 

Tránh khai thác quá mức các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao

Đáp án C: 

Hạn chế việc đánh bắt xa bờ để tránh thiệt hại do bão gây ra

Đáp án D: 

Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi.

Câu hỏi 3

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Vấn đề cấp thiết đặt ra trong hoạt động của ngành dầu khí nước ta là     

Lời giải chi tiết : 

Trong ngành dầu khí, một vấn đề đặt ra là phải hết sức tránh để xảy ra các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí, đảm bảo môi trường khu vực có hoạt động khai thác dầu khí không bị ô nhiễm do ô nhiễm hay tràn dầu sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường biển

=> Chọn đáp án C     

Đáp án A: 

Hạn chế tối đa xuất khẩu dầu thô

Đáp án B: 

Nâng cao hiệu quả sử dụng khí đồng hành

Đáp án C: 

Tránh để xảy ra các sự cố môi trường 

Đáp án D: 

Đẩy mạnh việc xây dựng các nhà máy lọc dầu

Câu hỏi 4

Câu hỏi: 

Tại sao nói: Sự phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay cũng như trong tương lai?

Phương pháp giải : 

Liên hệ vai trò của các huyện đảo về mặt kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng

Lời giải chi tiết : 

Sự phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện tại cũng như trong tương lai, vì:

            - Các huyện đảo nước ta giàu tiềm năng, cho phép phát triển nhiều hoạt động kinh tế khác nhau:

            + Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và khai thác các đặc sản biển (bào ngư, đồi mồi, ngọc trai, tổ yến…).

            + Phát triển công nghiệp chế biến thủy hải sản.

            + Phát triển du lịch biển – đảo.

            + Giao thông vận tải biển.

            -  Các huyện đảo là một bộ phận lãnh thổ không thể chia cắt. Sự phát triển mạnh mẽ kinh tế xã hội ở các huyện đảo sẽ tạo các căn cứ để bảo vệ an ninh, quốc phòng trên các vùng biển và thềm lục địa của nước ta.

            -  Việc đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội ở các huyện đảo sẽ xóa bỏ dần sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa hải đảo và đất liền, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

            - Các huyện đảo là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, là cơ sở để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu qảu các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa thuộc chủ quyền nước ta.

Câu hỏi 5

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Tác dụng trước tiên của đánh bắt xa bờ đối với ngành thủy sản là:

Lời giải chi tiết : 

Tác dụng trước tiên của đánh bắt xa bờ đối với ngành thủy sản là khai thác tốt hơn nguồn lợi thủy sản, mang lại giá trị kinh tế và việc làm cho ngư dân

=> Chọn đáp án B

Đáp án A: 

Giúp bảo vệ vùng biển  

Đáp án B: 

Giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi thủy sản

Đáp án C: 

Bảo vệ được vùng trời              

Đáp án D: 

Bảo vệ được vùng thềm lục địa

Câu hỏi 6

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo là

Lời giải chi tiết : 

Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo là cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa của nước ta (sgk Địa lí 12 trang 192). Mỗi hòn đảo, quần đảo dù nhỏ nhưng đều liên quan chặt chẽ chủ quyền với vùng biển quanh đảo đó, giữ được đảo mới có thể giữ được chủ quyền vùng biển, nhất là khu vực đảo xa bờ - nơi thường có các tranh chấp về chủ quyền

=> Chọn đáp án D

Đáp án A: 

Một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ nước ta

Đáp án B: 

Nơi có thể tổ chức quần cư, phát triển sản xuất

Đáp án C: 

Hệ thống tiền tiêu của vùng biển nước ta

Đáp án D: 

Cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa của nước ta

Câu hỏi 7

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Nước ta cần khai thác tổng hợp kinh tế biển không phải là do:

Lời giải chi tiết : 

Khai thác tổng hợp kinh tế biển là khai thác mọi thế mạnh của biển.Mỗi tài nguyên lại cần có phương pháp, cách thức,  khoa học kĩ thuật, trình độ và nguồn vốn khác nhau để khai thác được hiệu quả. Do vậy sự tiện lợi cho đầu tư vốn và khoa học kĩ thuật là không chính xác vì không có tài nguyên nào giống nhau trong cách khai thác khi nói về nguyên nhân nước ta cần khai thác tổng hợp kinh tế biển

=> chọn D

Đáp án A: 

Khai thác tổng hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao

Đáp án B: 

Môi trường biển dễ bị chia cắt và tổn thương

Đáp án C: 

Môi trường đảo biệt lập và nhạy cảm trước tác động của con người

Đáp án D: 

Tiện cho đầu tư vốn và khoa học kĩ thuật

Câu hỏi 8

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Nguồn nào sau đây được xem là chủ yếu nhất gây ô nhiễm môi trường nước trên diện rộng ở nước ta?

Lời giải chi tiết : 

Nguồn chủ yếu nhất gây ô nhiễm môi trường nước trên diện rộng ở nước ta là nước thải công nghiệp và đô thị. Các nhà máy, khu công nghiệp ven biển đã xã thải ra môi trường biển nhiều chất thải độc hại chưa qua xử lí, gây ô nhiễm một vùng biển rộng (ví dụ: nhà máy Formusa – Hà Tĩnh, nhà máy sản xuất mì chính Vedan…). Ngoài ra còn do chất thải sinh hoạt từ các đô thị đổ trực tiếp vào sông gây ô nhiễm nghiêm trọng (sông Thị Vải, sông Tô Lịch…)
=> Chọn B

Đáp án A: 

hóa chất dư thừa trong nông nghiệp.

Đáp án B: 

nước thải công nghiệp và đô thị.

Đáp án C: 

chất thải của hoạt động du lịch.

Đáp án D: 

chất thải sinh hoạt của các khu dân cư.

Câu hỏi 9

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Cho thông tin sau: “Ở nước ta, tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 100 loài có giá trị kinh tế, 1647 loài giáp xác, trong đó có hơn 100 loài tôm, nhiều loài có giá trị xuất khẩu cao, nhuyễn thể có hơn 2500 loài, rong biển hơn 600 loài. Ngoài ra còn có nhiều loại đặc sản khác như hải sâm, bào ngư, sò điệp…”. Thông tin vừa cho chứng tỏ vùng biển nước ta

Lời giải chi tiết : 

Thông tin đã cho chứng tỏ vùng biển nước ta có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế, có thể  phát triển nghề đánh bắt hải sản

=> Chọn đáp án D

Đáp án A: 

có nhiều đặc sản       

Đáp án B: 

có nguồn hải sản phong  phú

Đáp án C: 

giàu tôm cá                

Đáp án D: 

có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế

Câu hỏi 10

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Việc xác định chủ quyền của nước ta với các đảo và quần đảo có ý nghĩa rất lớn vì:

Lời giải chi tiết : 

Khẳng định chủ quyền với các đảo và quần đảo là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta với vùng biển và thềm lục địa quanh các đảo về mặt chính trị, kinh tế… kiến thức lớp 12 bài 42

=> chọn B

Đáp án A: 

Các đảo và quần đảo có tiềm năng kinh tế lớn

Đáp án B: 

Là cơ sở để khẳng định chủ quyền với vùng biển và thềm lục địa

Đáp án C: 

Các đảo và quần đảo nằm xa bờ, cần được bảo vệ

Đáp án D: 

Là bộ phận không thể tách rời trong vùng biển của nước ta

Câu hỏi 11

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Lợi ích chủ yếu của việc khai thác tổng hợp tài nguyên biển đảo ở nuớc ta là

Lời giải chi tiết : 

Lợi ích chủ yếu của việc khai thác tổng hợp tài nguyên biển đảo ở nuớc ta là tạo hiệu quả kinh tế cao (kinh tế biển đa dạng) và bảo vệ môi trường (môi trường biển không thể chia cắt và rất nhạy cảm).

Đáp án A: 

tạo hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường

Đáp án B: 

tăng cường giao lưu kinh tế giữa các huyện đảo.

Đáp án C: 

giải quyết nhiều việc làm cho người lao động.

Đáp án D: 

hạn chế các thiên tai phát sinh trên vùng biển.

Câu hỏi 12

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Đây là những địa danh làm nước mắm nổi tiếng nhất ở nước ta:

Lời giải chi tiết : 

Những địa danh làm nước mắm nổi tiếng nhất ở nước ta là: Cát Hải (Hải Phòng), Phan Thiết (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang).

Chọn: B.

Đáp án A: 

Phan Thiết (Bình Thuận), Nha Trang (Khánh Hoà), Tuy Hoà (Phú Yên).

Đáp án B: 

Cát Hải (Hải Phòng), Phan Thiết (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang).

Đáp án C: 

Phú Quốc (Kiên Giang), Long Xuyên (An Giang), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu).

Đáp án D: 

Cát Hải (Hải Phòng), Nam Ô ( Đà Nẵng), Tuy Hoà (Phú Yên).

Câu hỏi 13

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Có bao nhiêu ý kiến sau đây đúng về ý nghĩa của các đảo và quần đảo nước ta đối với sự phát triển kinh tế- xã hội và an ninh quốc phòng?

1.Tạo thành hệ thống tiện tiêu bảo vệ đất liền.

2. Hệ thống căn cứ để tiến ra khai thác và đại dương trong thời đại mới.

3. Cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với cùng biển và thềm lục địa quanh đảo.

4.Cơ sở để tiến hành các hoạt động bảo vệ môi trường.

Lời giải chi tiết : 

Các ý kiến đúng về ý nghĩa của các đảo và quần đảo nước ta đối với sự phát triển kinh tế- xã hội và an ninh quốc phòng bao gồm:

Các đảo và quần đảo Tạo thành hệ thống tiện tiêu bảo vệ đất liền.

Hệ thống căn cứ để tiến ra khai thác và đại dương trong thời đại mới.

Cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với cùng biển và thềm lục địa quanh đảo.

(sgk Địa lí 12 trang 191 -192)

=> Chọn đáp án D

Đáp án A: 

1

Đáp án B: 

4

Đáp án C: 

2

Đáp án D: 

3

Câu hỏi 14

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Biện pháp quan trọng nhất để đảm bảo an ninh và sự phát triển lâu dài của các nước tại Biển Đông là

Lời giải chi tiết : 

Biện pháp quan trọng nhất để đảm bảo an ninh và sự phát triển lâu dài của các nước tại Biển Đông là tăng cường đối thoại hợp tác giữa các nước vì biển Đông là vùng biển thuộc chủ quyền của nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Đài Loan.

Chọn B

Đáp án A: 

khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên biển.

Đáp án B: 

tăng cường đối thoại hợp tác giữa các nước

Đáp án C: 

tăng cường sức mạnh quân sự của từng nước.

Đáp án D: 

duy trì sự hiện diện quân sự của các nước lớn.

Câu hỏi 15

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Vấn đề nào sau đây không phải là vấn đề hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển tổng hợp kinh tế biển của nước ta?

Phương pháp giải : 

vận dụng kiến thức bài vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo

Lời giải chi tiết : 

 Các vấn đề hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển tổng hợp kinh tế biển của nước ta bao gồm Phát triển đa dạng các ngành kinh tế biển (thủy sản, giao thông, khai thác khoáng sản, du lịch biển); Sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển và phòng chống ô nhiễm môi trường biển

Chọn B

Đáp án A: 

Phát triển đa dạng các ngành kinh tế biển

Đáp án B: 

Thực hiện các biện pháp phòng tránh thiên tai.

Đáp án C: 

Sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển

Đáp án D: 

Phòng chống ô nhiễm môi trường biển

Câu hỏi 16

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Việc nâng cấp các cảng biển ở nước ta chủ yếu nhằm

Phương pháp giải : 

Kiến thức bài 42, Vấn đề phát triển kinh tế an ninh QP ở biển Đông và các đảo, quần đảo – trang 193 sgk Địa lí 12

Lời giải chi tiết : 

Vai trò quan trọng nhất của cảng biển là hỗ trợ dịch vụ hậu phương cảng, giúp cho việc vận chuyển và bốc dỡ hàng hóa qua tàu thuyền được diễn ra thuận lợi.

=> Việc nâng cấp các cảng biển nước ta chủ yếu nhằm nâng cao năng lực vận chuyển, đặc biệt đối với các cảng biển nước sâu. Hàng loạt các cảng và cụm cảng hàng hóa lớn đã được nâng cấp cải tạo như Sài Gòn, Hải Phòng, cụm cảng Đà Nẵng, cụm cảng Quảng Ninh, các cảng nước sâu như Dung Quất, Cái Lân….

Chọn A.

Đáp án A: 

nâng cao năng lực vận chuyển.

Đáp án B: 

giải quyết việc làm cho dân cư

Đáp án C: 

giúp mở rộng khu công nghiệp

Đáp án D: 

phục vụ khai thác khoáng sản.

Câu hỏi 17

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Vì sao kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế của nước ta?

Phương pháp giải : 

Chú ý từ khóa “vai trò trong nền kinh tế”

Lời giải chi tiết : 

Kinh tế biển đóng góp ngày càng lớn trong GDP của nền kinh tế nước ta => điều này khẳng định vai trò ngảy càng cao của ngành này đối với nền kinh tế

Chọn D

Đáp án A: 

Nước ta có vùng biển rộng, đường bờ biển dài.

Đáp án B: 

Vùng biển giàu tài nguyên khoáng sản, hải sản.

Đáp án C: 

Điều kiện thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển.

Đáp án D: 

Kinh tế biển đóng góp ngày càng lớn trong GDP của cả nước

Câu hỏi 18

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Phương hướng để khai thác bền vững tài nguyên sinh vật biển và hải đảo ở nước ta không phải là

Lời giải chi tiết : 

Phương hướng để khai thác bền vững tài nguyên sinh vật biển và hải đảo ở nước ta không phải là hạn chế các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí. Các phương hướng khai thác bền vững tài nguyên sinh vật biển bao gồm: tránh khai thác quá mức các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao; tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ; cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt (sgk Địa lí 12 trang 193)

=> Chọn đáp án D

Đáp án A: 

tránh khai thác quá mức các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao.

Đáp án B: 

tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ.

Đáp án C: 

cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt

Đáp án D: 

hạn chế các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí.

Câu hỏi 19

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Ý nghĩa của các đảo và quần đảo nước ta đối với phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng không phải là:

Phương pháp giải : 

Kiến thức bài 42 – trang 192 sgk Địa 12

Lời giải chi tiết : 

Ý nghĩa của đảo và quần đảo nước ta là: tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, căn cứ để tiến ra biển và đại dương, cơ sở để khẳng định chủ quyền với vùng biển và thềm lục địa

=> loại đáp án A, B, C

 Các đảo và quần đảo không phải là cơ sở để tiến hành các hoạt động phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường.

Đáp án A: 

Tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.

Đáp án B: 

Căn cứ để tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới.

Đáp án C: 

Cơ sở để khẳng định chủ quyền với vùng biển và thềm lục địa

Đáp án D: 

Cơ sở tiến hành các hoạt động phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường.

Câu hỏi 20

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Vì sao phải khai thác tổng hợp kinh tế biển? Nguyên nhân không đúng là:

Phương pháp giải : 

Kiến thức bài 42 – trang 194 sgk Địa 12, phương pháp loại trừ

Lời giải chi tiết : 

Phải khai thác tổng hợp kinh tế biển vì:

- Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng => phải khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả cao và bảo vệ môi trường => loại A

- Môi trường biển không chia cắt được => một vùng biển ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho các vùng xung quanh => loại B

- Môi trường đảo biệt lập và nhạy cảm trước tác động của con người => cần được khai thác tổng hợp và bảo vệ  => loại D

Vậy, nguyên nhân không đúng ở đây là: kết hợp việc khai thác hải sản với bảo vệ an ninh quốc phòng và chủ quyền đất nước

Đáp án A: 

Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng, khai thác tổng hợp để đem lại hiệu quả cao và bảo vệ môi trường.

Đáp án B: 

Môi trường biển không chia cắt được, có sự tuần hoàn của nước trong biển nên cần khai thác tổng hợp.

Đáp án C: 

Kết hợp khai thác hải sản với bảo vệ an ninh quốc phòng và chủ quyền đất nước

Đáp án D: 

Môi trường đảo biệt lập và nhạy cảm trước tác động của con người nên cần khai thác tổng hợp và bảo vệ môi trường.

Câu hỏi 21

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Vì sao Việt Nam cần tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa? Nguyên nhân không đúng là:

Phương pháp giải : 

Kiến thức bài 42 – trang 194 sgk Địa 12, dùng phương pháp loại trừ

Lời giải chi tiết : 

Việt Nam cần tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết vấn đề biển và thềm lục địa vì, có 3 nguyên nhân sau:

-  Biển Đông là biển chung giữa Việt Nam và nhiều quốc gia => loại A

- Đối thoại và hợp tác là nhân tố tạo ra sự phát triển ổn định => loại B

- Đối thoại để bảo vệ lợi ích chính đáng, giữ vững chủ quyền => loại C

Vậy, nguyên nhân không đúng là: biển Đông có nhiều tranh chấp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột.

Đáp án A: 

Biển Đông là biển chung giữa Việt Nam và nhiều quốc gia

Đáp án B: 

Đối thoại và hợp tác là nhân tố tạo ra sự phát triển ổn định.

Đáp án C: 

Đối thoại để bảo vệ lợi ích chính đáng, giữ vững chủ quyền.

Đáp án D: 

Biển Đông có nhiều tranh chấp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột.

Câu hỏi 22

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Nhận định không đúng trong phát triển kinh tế, khai thác tài nguyên và bảo vệ an ninh quốc phòng ở biển Đông là:

Phương pháp giải : 

Kiến thức bài 42 – trang 194 sgk Địa 12

Lời giải chi tiết : 

Trong mục 4, trang 194 (đoạn cuối) sgk có viết: Mỗi công dân Việt Nam đều có bổn phận bảo vệ vùng biển và hải đảo của đất nước, cho hôm nay và cho các thế hệ mai sau.

=> Như vậy việc bảo vệ vùng biển và hải đảo là trách nhiệm của tất cả người dân Việt Nam, chứ không riêng mỗi Đảng và Nhà nước. => nhận định C sai

Chọn C

Đáp án A: 

Biển Đông đem lại nhiều lợi ích kinh tế to lớn cho Việt Nam.

Đáp án B: 

Biển Đông là hướng chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước

Đáp án C: 

Bảo vệ vùng biển và hải đảo là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước

Đáp án D: 

Cần khai thác có hiệu quả, hợp lí nguồn tài nguyên biển đảm bảo sự phát triển bền vững cho mai sau.

Câu hỏi 23

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Nhân tố nào sau đây là chủ yếu làm cho du lịch biển - đảo nước ta ngày càng phát triển?

Lời giải chi tiết : 

Du lịch biển - đảo nước ta ngày càng phát triển là do nhu cầu du lịch ngày càng tăng, nhất là những ngày hè nóng bức, du khách có nhu cầu đến những vùng biển - đảo để nghỉ mát. Đồng thời, cơ sở vật chất ngành du lịch như đường xá, phương tiện di chuyển, cơ sở lưu trú, các điểm vui chơi giải trí ngày càng đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu du lịch của du khách => thúc đẩy du lịch nói chung và du lịch biển đảo nói riêng ngày càng phát triển

=> Chọn đáp án A

Đáp án A: 

Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt hơn, nhu cầu du lịch ngày càng tăng.

Đáp án B: 

Có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, giao thông thuận lợi.

Đáp án C: 

Khí hậu nhiệt đới, số giờ nắng cao, có đảo, quần đảo, bãi biển đẹp.

Đáp án D: 

Dân số đông, lao động trong ngành du lịch dồi dào, đã qua đào tạo.

Câu hỏi 24

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Đâu không phải là tên một ngư trường trọng điểm ở Việt Nam?

Lời giải chi tiết : 

Nước ta có 4 ngư trường trọng điểm với trữ lượng thủy sản lớn, từ Bắc vào Nam có các ngư trường: Quảng Ninh - Hải Phòng, Hoàng Sa - Trường Sa, Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau – Kiên Giang.

=> Khánh Hòa - Ninh Thuận- Bình Thuận không phải ngư trường trọng điểm nước ta

=> Chọn đáp án A

Đáp án A: 

Khánh Hòa - Ninh Thuận- Bình Thuận

Đáp án B: 

Cà Mau- Kiên Giang

Đáp án C: 

Hải Phòng- Quảng Ninh

Đáp án D: 

Hoàng Sa, Trường Sa

Câu hỏi 25

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Ở nhiều nơi của vùng biển phía Nam nước ta, hoạt động du lịch biển diễn ra được trong suốt cả năn, chủ yếu là do:

Lời giải chi tiết : 

Đối với du lịch biển cần khí hậu ấm áp, nền nhiệt cao quanh năm giúp các vùng biển phía nam hoạt động được du lịch quanh năm, khác với vùng biển phía Bắc có mùa đông lạnh hầu như chỉ hoạt động du lịch biển vào mùa hè

=> Chọn đáp án C

Đáp án A: 

gió mùa thổi trong năm

Đáp án B: 

địa hình ven biển đa dạng

Đáp án C: 

nền nhiệt cao quanh năm  

Đáp án D: 

thời gian mùa khô dài

Câu hỏi 26

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Ý nào sau đây không đúng với tài nguyên khoáng, dầu mỏ và khí tự nhiên ở vùng biển nước ta?

Lời giải chi tiết : 

Dọc bờ biển vùng Đồng bằng sông Hồng có nhiều sông đổ ra biển, mùa hạ mưa kéo dài, mùa đông lại có mưa phùn nên Đồng bằng sông Hồng không phải là vùng thích hợp sản xuất muối quy mô lớn

=> Chọn đáp án B

Đáp án A: 

Vùng biển nước ta có một số mỏ sa khoáng ôxit có giá trị xuất khẩu.

Đáp án B: 

Dọc bờ biển của vùng Đồng bằng sông Hồng có điều kiện thuận lợi nhất để sản xuất muối.

Đáp án C: 

Cát trắng ở các đảo thuộc Quảng Ninh, Khánh Hòa là nguyên liệu quý để làm thủy tinh, pha lê.

Đáp án D: 

Vùng thềm lục địa có các tích tụ dầu khí, với nhiều mỏ tiếp tục được phát hiện, thăm dò và khai thác

Câu hỏi 27

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Việc hợp tác giữa Việt Nam với các nước láng giềng trong việc giải quyết các vấn đề về Biển Đông có ý nghĩa quan trọng nhất là:

Lời giải chi tiết : 

Biển Đông là một vùng biển rộng lớn và đang có nhiều vấn đề an ninh, chính trị phức tạp, có sự tranh chấp giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á, cũng như các nước Đông Nam Á với Trung Quốc. Vì vậy, hợp tác giữa Việt Nam với các nước láng giềng trong việc giải quyết các vấn đề về Biển Đông có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực.

Chọn: A.

Đáp án A: 

tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực.

Đáp án B: 

tăng cường tình đoàn kết giữa các nước

Đáp án C: 

giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Đáp án D: 

bảo vệ được lợi ích chính đáng của nước ta.

Câu hỏi 28

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Đảo nào sau đây không phải là đảo đông dân ở vùng biển nước ta?

Lời giải chi tiết : 

Vùng biển nước ta có các đảo đông dân là Cái Bầu, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc (sgk Địa lí 12 trang 191). Bạch Long Vĩ tuy là 1 huyện đảo nhưng không phải đảo đông dân

=> Chọn đáp án A

Đáp án A: 

Bạch Long Vĩ.    

Đáp án B: 

Lý Sơn.       

Đáp án C: 

Phú Quý.    

Đáp án D: 

Cái Bầu.

Câu hỏi 29

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế nước ta vì

Lời giải chi tiết : 

Các ngành kinh tế biển quan trọng nhất hiện nay ở nước ta là khai thác chế biến khoáng sản biển – đặc biệt khai thác và chế biến dầu khí, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, giao thông vận tải biển và du lịch biển – đảo. Sự phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển đã đóng góp ngày càng lớn trong quy mô GDP của cả nước,  đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân và đảm bảo vấn đề an ninh quốc phòng trên biển,....

=> Do đó kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế nước ta

Đáp án A: 

biển giàu tài nguyên khoáng sản, hải sản.

Đáp án B: 

kinh tế biển đóng góp ngày càng lớn trong GDP của cả nước.

Đáp án C: 

biển có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông, du lịch.

Đáp án D: 

vùng biển nước ta rộng, đường bờ biển dài.

Câu hỏi 30

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Biện pháp chủ yếu trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện đảo nước ta là

Phương pháp giải : 

Kiến thưc bài 42, trang 191-192, skg Địa lí 12

Lời giải chi tiết : 

Huyện đảo nơi có CSVC-HT còn lạc hậu, trình độ dân số còn thấp,...

=> Việc tăng cường kết nối giữa đất liền với hải đảo sẽ giúp hỗ trợ về cơ sở vất chất kĩ thuật hiện đại, vốn đầu tư, nguồn nhân lực....thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng hải đảo xa xôi.

Chọn D

Đáp án A: 

đẩy mạnh đào tạo lao động trình độ cao

Đáp án B: 

đầu tư phương tiện phòng tránh thiên tai

Đáp án C: 

bổ sung dân cư và lao động cho các đảo 

Đáp án D: 

tăng cường kết nối giữa đảo và đất liền


Bình luận