401 câu trắc nghiệm Thiên nhiên phân hóa đa dạng mức độ dễ

Lớp:

Môn học:

Bài học: 
Bài 11 - 12. Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Câu trắc nghiệm: 

Câu hỏi 1

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Hướng chính của các dãy nứi ở Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là

Lời giải chi tiết : 

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 13 và sgk trang 52, hướng chính của các dãy núi ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là hướng vòng cung

Đáp án A: 

vòng cung. 

Đáp án B: 

tây bắc -  đông nam.    

Đáp án C: 

tây – đông.   

Đáp án D: 

bắc – nam.

Câu hỏi 2

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đặc điểm

Lời giải chi tiết : 

Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có khía hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25oC, mưa nhiều, độ ẩm tăng (sgk trang .52)

Đáp án A: 

khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt  độ trên 22oC

Đáp án B: 

khí hậu mát mẻ, chỉ có 2 tháng nhiệt độ dưới 20oC

Đáp án C: 

khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ dưới 20oC

Đáp án D: 

khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25oC

Câu hỏi 3

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Dãy núi nào không nằm ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?

Lời giải chi tiết : 

Dãy Tam Đảo thuộc vùng núi Đông Bắc thuộc Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

Đáp án A: 

Trường Sơn Bắc.  

Đáp án B: 

Hoành Sơn. 

Đáp án C: 

Tam Đảo.

Đáp án D: 

Hoàng Liên  Sơn.

Câu hỏi 4

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Thiên nhiên miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ không có đặc điểm nào sau đây

Lời giải chi tiết : 

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có sự phân hóa mùa mưa theo lãnh thổ

- Tây Nguyên và Nam Bộ mưa mùa hè

- Ven biển Nam Trung Bộ (Đông Trường Sơn) mưa thu đông

Đáp án A: 

Cấu trúc địa chất - địa hình khá phức tạp

Đáp án B: 

Đồng bằng hạ lưu sông mở rộng

Đáp án C: 

Khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa

Đáp án D: 

Mùa mưa đồng nhất trong toàn miền

Câu hỏi 5

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Đông – Tây của nước ta thể hiện ở 

Lời giải chi tiết : 

Sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Đông – Tây của nước ta thể hiện ở từ Đông sang Tây có 3 dải: vùng biển, đồng bằng, đồi núi (sgk Địa lí 12 trang 49)

Đáp án A: 

khí hậu ở phía Đông ôn hòa hơn.

Đáp án B: 

địa hình thấp dần từ Tây – Đông.

Đáp án C: 

từ Đông sang Tây có 3 dải: vùng biển, đồng bằng, đồi núi.

Đáp án D: 

các quá trình địa chất khác nhau. 

Câu hỏi 6

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Cảnh quan rừng nhiệt đới gió ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế ở nước ta vì

Lời giải chi tiết : 

Cảnh quan rừng nhiệt đới gió ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế ở nước ta vì nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lại có đồi núi thấp chiếm 60% diện tích lãnh thổ, đai nhiệt đới gió mùa chân núi chiếm ưu thế nhất

Đáp án A: 

nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lại có đồi núi thấp chiếm 60% diện tích lãnh thổ

Đáp án B: 

nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến

Đáp án C: 

nước ta nằm trong khu vực châu Á gió mùa

Đáp án D: 

nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông

Câu hỏi 7

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Phần lãnh thổ phía Bắc nước ta (từ dãy Bạch Mã trở ra), thiên nhiên ở đây đặc trưng cho vùng khí hậu

Lời giải chi tiết : 

Phần lãnh thổ phía Bắc nước ta (từ dãy Bạch Mã trở ra), thiên nhiên ở đây đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh (sgk Địa lí Việt Nam trang 48)

Đáp án A: 

cận nhiệt đới gió mùa.    

Đáp án B: 

cận xích đạo gió mùa.

Đáp án C: 

nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.  

Đáp án D: 

ôn đới gió mùa.

Câu hỏi 8

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở vùng núi nào sau đây?

Lời giải chi tiết : 

Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở vùng núi Tây Bắc, nơi có các dãy núi cao >2600m

Đáp án A: 

Đông Bắc.  

Đáp án B: 

Trường Sơn Bắc. 

Đáp án C: 

Tây Bắc. 

Đáp án D: 

Trường Sơn 

Câu hỏi 9

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Đặc trưng khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc:

Lời giải chi tiết : 

Phần lãnh thổ phía Bắc, Thiên nhiên ở đây đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh (sgk trang 48)

Đáp án A: 

Cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh

Đáp án B: 

Cận xích đạo gió mùa

Đáp án C: 

Nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh

Đáp án D: 

Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

Câu hỏi 10

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần phía Nam lãnh thổ (từ 16°B trở vào):

Lời giải chi tiết : 

Khí hậu của phần phía Nam lãnh thổ có mùa khô sâu sắc, còn hiện tượng mưa phùn là đặc trưng mùa đông ở phần lãnh thổ phía Bắc

Đáp án A: 

Không có tháng nào nhiệt độ dưới 20°C.

Đáp án B: 

Quanh năm nóng

Đáp án C: 

Về mùa khô có mưa phùn. 

Đáp án D: 

Có hai mùa mưa và khô rõ rệt

Câu hỏi 11

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Khí hậu của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đặc điểm

Lời giải chi tiết : 

Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đặc điểm khí hậu mát mẻ, không có tháng nào trên 25°C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng (sgk trang 52)

Đáp án A: 

Mát mẻ, không có tháng nào trên 25°C

Đáp án B: 

Tổng nhiệt độ năm trên 5400°C

Đáp án C: 

Lượng mưa giảm khi lên cao

Đáp án D: 

Độ ẩm giảm rất nhiều so với ở chân núi

Câu hỏi 12

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Đặc điểm cơ bản của tự nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là

Lời giải chi tiết : 

Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có vĩ độ cao nhất nước ta, là nơi đầu tiên đón gió mùa Đông Bắc, lại có 4 cánh cung chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía Bắc và phía Đông nên gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu và hoạt động mạnh nhất ở nước ta

=> Chọn đáp án B

Đáp án A: 

có một mùa mưa và mùa khô rõ rệt.

Đáp án B: 

gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh.

Đáp án C: 

tính nhiệt đới tăng dần theo hướng tây đông.

Đáp án D: 

gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh.

Câu hỏi 13

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Từ Đông sang Tây, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành: 

Lời giải chi tiết : 

Từ Đông sang Tây, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt: vùng biển và thềm lục địa; vùng đồng bằng ven biển; vùng đồi núi (sgk trang 49)

Đáp án A: 

vùng biển và thềm lục địa; vùng đồng bằng ven biển; vùng đồi núi.

Đáp án B: 

vùng thềm lục địa; vùng ven biển; vùng đồng bằng; vùng đồi núi.

Đáp án C: 

vùng ven biển; vùng đồng bằng; vùng đồi núi.

Đáp án D: 

vùng biển và thềm lục địa; vùng đồng bằng châu thổ, vùng đồi núi.

Câu hỏi 14

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Miền Nam từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau có thời tiết đặc trưng là gì

Lời giải chi tiết : 

Phần lãnh thổ phía Nam nóng quanh năm, có mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau nên thời tiết đặc trưng là nóng, khô

Đáp án A: 

nóng, khô   

Đáp án B: 

lạnh, khô    

Đáp án C: 

lạnh, ẩm     

Đáp án D: 

nóng, ẩm

Câu hỏi 15

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Địa hình núi cao và trung bình, hướng tây bắc - đông nam, nhiều sơn nguyên, cao nguyên, đồng bằng trước núi, đồng bằng thu nhỏ chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng ven biển, là đặc điểm của miền:

Lời giải chi tiết : 

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 13 và sgk trang 54, Miền Tây bắc và Bắc Trung Bộ có địa hình núi chiếm ưu thế, chủ yếu là núi cao và núi trung bình, hướng Tây Bắc – Đông Nam ( Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc…), nhiều sơn nguyên, cao nguyên… đồng bằng chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ  ( đồng bằng sông Mã, sông Cả) sang đồng bằng ven biển…

Đáp án A: 

miền Bắc và Đông Bắc Bộ. 

Đáp án B: 

miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Đáp án C: 

miền Nam Trung Bộ.        

Đáp án D: 

miền Nam Bộ.

Câu hỏi 16

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Các dãy núi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có hướng chính là

Lời giải chi tiết : 

Các dãy núi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có hướng chính là tây bắc - đông nam

Đáp án A: 

tây -đông

Đáp án B: 

bắc - nam 

Đáp án C: 

tây nam -đông bắc

Đáp án D: 

tây bắc - đông nam

Câu hỏi 17

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ không có đặc điểm nào sau?

Lời giải chi tiết : 

Địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có các cao nguyên đá vôi, cao nguyên badan là đặc trưng của Tây Nguyên (miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ)

Đáp án A: 

Chủ yếu là đồi núi thấp.  

Đáp án B: 

Núi có hướng vòng cung,

Đáp án C: 

Có các cao nguyên badan.  

Đáp án D: 

Địa hình cácxtơ khá phổ biến.

Câu hỏi 18

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Ở miền nam nước ta, đai nhiệt đới gió mùa lên đến độ cao

Lời giải chi tiết : 

Ở miền nam nước ta, đai nhiệt đới gió mùa lên đến độ cao 900-1000m (sgk Địa lí 12 trang 51)

Đáp án A: 

700-800m.  

Đáp án B: 

900-1000m.       

Đáp án C: 

800-900m.     

Đáp án D: 

600-700m.

Câu hỏi 19

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ không có đặc điểm tự nhiên nào sau đây?

Lời giải chi tiết : 

Dựa vào Atlat trang 13, địa hình của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chủ yếu là đồi núi, đồng bằng nhỏ hẹp chiếm diện tích nhỏ

Đáp án A: 

Địa hình chủ yếu là đồng bằng. 

Đáp án B: 

Địa hình cao nhất nước ta.

Đáp án C: 

Mùa mưa lùi dần từ Bắc vào Nam.

Đáp án D: 

Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao.

Câu hỏi 20

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Rêu và địa y phủ kín thân cây, cành cây là đặc điểm sinh vật ở độ cao nào ở vùng núi nước ta?

Lời giải chi tiết : 

Rêu và địa y phủ kín thân cây, cành cây là đặc điểm sinh vật ở độ cao 1600m- 1700m đến 2600m (sgk Địa lí 12 trang 52)

Đáp án A: 

1000m- 1600m.      

Đáp án B: 

trên 2600m.

Đáp án C: 

900- 1000m.

Đáp án D: 

1600m- 1700m đến 2600m.

Câu hỏi 21

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ không có đặc điểm tự nhiên nào sau đây?

Lời giải chi tiết : 

Dựa vào Atlat trang 13, địa hình của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chủ yếu là đồi núi, đồng bằng nhỏ hẹp chiếm diện tích nhỏ

Đáp án A: 

Địa hình chủ yếu là đồng bằng.    

Đáp án B: 

Địa hình cao nhất nước ta.

Đáp án C: 

Mùa mưa lùi dần từ Bắc vào Nam. 

Đáp án D: 

Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao.

Câu hỏi 22

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Đai ôn đới gió mùa trên núi nước ta không có đặc điểm tự nhiên nào sau đây?

Lời giải chi tiết : 

Đai ôn đới gió mùa trên núi khí hậu có tính chất ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 150C, mùa đông xuống dưới 50C…(sgk trang 52)

Đáp án A: 

Chỉ có ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.    

Đáp án B: 

Đất mùn thô là chủ yếu.

Đáp án C: 

Các loài thực vật có nguồn gốc ôn đới.           

Đáp án D: 

Khí hậu có tính chất cận nhiệt.

Câu hỏi 23

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Nhân tố chính nào sau đây tạo cho thiên nhiên nước ta phân hoá Bắc Nam

Lời giải chi tiết : 

Nguyên nhân chính làm thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc – Nam là do lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc – Nam, trải dài trên nhiều vĩ độ và tác động của gió mùa, đặc biệt là gió mùa Đông Bắc đã làm cho miền Bắc có mùa đông lạnh trong khi miền Nam nóng quanh năm

Đáp án A: 

biển và đại dương tương tác với địa hình và gió mùa đông bắc

Đáp án B: 

lãnh thổ kéo dài, tác động của gió tín phong đông bắc và gió mùa Tây Nam

Đáp án C: 

lãnh thổ kéo dài có nhiều dãy núi đâm ngang ra biển chắn gió mùa

Đáp án D: 

lãnh thổ kéo dài theo chiều bắc nam trên nhiều vĩ độ và tác động của gió mùa đông bắc

Câu hỏi 24

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Đặc điểm nào không đúng với khí hậu phần lãnh thổ phía Nam nước ta?

Lời giải chi tiết : 

Phần lãnh thổ phía Nam nóng quanh năm nên biên độ nhiệt năm thấp ( biện độ nhiệt trung bình năm = nhiệt độ trung bình tháng cao nhất - nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất)

Đáp án A: 

Biên độ nhiệt năm cao.

Đáp án B: 

Có hai mùa mưa và khô rõ rệt.

Đáp án C: 

Nóng đều quanh năm.      

Đáp án D: 

Tính chất cận xích đạo gió mùa.

Câu hỏi 25

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

“Có các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên bóc mòn và bề mặt cao nguyên badan, các đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển. Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vịnh che chắn bởi các đảo ven bờ“. Đoạn văn trên miêu tả địa hình của

Lời giải chi tiết : 

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có cấu trúc địa chất - địa hình khá phức tạp, gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn và có các cao nguyên badan, đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ và đồng bằng nhỏ hẹp ven biển Nam Trung Bộ. Sự tương phản về địa hình, khí hậu, thủy văn giữa hai sườn Đông – Tây của Trường Sơn Nam biểu hiện rõ rệt. Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển được che chắn bởi các đảo ven bờ

Đáp án A: 

miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ  

Đáp án B: 

miền Đông Nam Bộ

Đáp án C: 

miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ   

Đáp án D: 

miển Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

Câu hỏi 26

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Đặc điểm khí hậu của vùng khí hậu Nam Trung Bộ khác so với vùng khí hậu Nam Bộ là

Lời giải chi tiết : 

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 9, Vùng khí hậu Nam Trung Bộ có mùa mưa lệch về Thu Đông còn vùng khí hậu Nam Bộ vẫn có mưa mùa hè

Đáp án A: 

phân chia hai mùa: mưa và khô rõ rệt.   

Đáp án B: 

khí hậu cận xích đạo gió mùa.

Đáp án C: 

nền nhiệt cao, biên độ nhiệt nhỏ.  

Đáp án D: 

mưa nhiều vào thu – đông.

Câu hỏi 27

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Sự phân hoá thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc chủ yếu là do

Lời giải chi tiết : 

Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – tây ở vùng đồi núi rất phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa và hướng các dãy núi

Đáp án A: 

ảnh hưởng của Biển Đông

Đáp án B: 

sự phân bố thảm thực vật

Đáp án C: 

tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi

Đáp án D: 

sự phân hoá độ cao địa hình

Câu hỏi 28

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Đặc điểm không đúng với khí hậu miền Bắc

Lời giải chi tiết : 

Dựa vào Atlat trang 9, Trong miền khí hậu phía Bắc, nhiệt độ trung bình năm tăng dần về phía Nam hay nói ngược lại là độ lạnh giảm dần về phía Nam

Đáp án A: 

thời kì bắt đầu mùa mưa có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam

Đáp án B: 

thời tiết, khí hậu có diễn biến thất thường

Đáp án C: 

biên độ nhiệt trong năm lớn hơn so với miền Nam

Đáp án D: 

độ lạnh tăng dần về phía Nam

Câu hỏi 29

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Nhận định nào dưới đây không chính xác về đai ôn đới gió mùa trên núi?

Lời giải chi tiết : 

Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao từ >2600m, chiếm diện tích rất nhỏ so với toàn bộ diện tích tự nhiên nước ta ( diện tích cao >2000m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước)

Đáp án A: 

Quanh năm nhiệt độ dưới 15 độ C  

Đáp án B: 

Độ cao từ 2600m trở lên

Đáp án C: 

Đất mùn thô chiếm 1/3 diện tích đất tự nhiên cả nước 

Đáp án D: 

Chỉ xuất hiện ở miền Bắc

Câu hỏi 30

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Đặc điểm cơ bản của tự nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là

 

Lời giải chi tiết : 

Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có vĩ độ cao nhất nước ta, là nơi đầu tiên đón gió mùa Đông Bắc, lại có 4 cánh cung chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía Bắc và phía Đông nên gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu và hoạt động mạnh nhất ở nước ta

Đáp án A: 

có một mùa mưa và mùa khô rõ rệt.       

Đáp án B: 

gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh.

Đáp án C: 

tính nhiệt đới tăng dần theo hướng tây đông.      

Đáp án D: 

gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh.


Bình luận