55 bài tập dao động tắt dần - dao động cưỡng bức mức độ nhận biết

Lớp:

Môn học:

Bài học: 
Bài 4. Dao động tắt dần dao động cưỡng bức
Câu trắc nghiệm: 

Câu hỏi 1

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Một vật dao động tắt dần:

Phương pháp giải : 

Phương pháp: Sử dụng lí thuyết về dao động tắt dần

Lời giải chi tiết : 

Một vật dao động tắt dần có biên độ và cơ năng giảm dần theo thời gian

Đáp án A: 

biên độ và lực kéo về giảm dần theo thời gian.

Đáp án B: 

li độ và cơ năng giảm dần theo thời gian.

Đáp án C: 

biên độ và cơ năng giảm dần theo thời gian.

Đáp án D: 

biên độ và động năng giảm dần theo thời gian.

Câu hỏi 2

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào

Phương pháp giải : 

Phương pháp: Sử dụng lí thuyết về dao động cưỡng bức

Lời giải chi tiết : 

Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực cưỡng bức và độ chênh lệch tần số giữa tần số của ngoại lực và tần số dao động riêng.

Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng vào vật

Đáp án A: 

pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng vào vật

Đáp án B: 

biên độ ngoại lực tuần hoàn tác dụng vào vật

Đáp án C: 

tần số ngoại lực tuần hoàn tác dụng vào vật

Đáp án D: 

lực cản của môi trường tác dụng vào vật

Câu hỏi 3

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Dao động tắt dần

Phương pháp giải : 

Phương pháp: Sử dụng lí thuyết về dao động tắt dần

Lời giải chi tiết : 

Dao động tắt dần có biên độ và năng lượng giảm dần theo thời gian.

Đáp án A: 

luôn có hại. 

Đáp án B: 

có biên độ không đổi theo thời gian.

Đáp án C: 

luôn có lợi. 

Đáp án D: 

có biên độ giảm dần theo thời gian.

Câu hỏi 4

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Khi nói về dao động cơ, phát biểu nào sau đây sai?

Phương pháp giải : 

Phương pháp : Sử dụng lí thuyết về dao động cưỡng bức, dao động duy trì và dao động tắt dần

Lời giải chi tiết : 

Dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực cưỡng bức và độ chênh lệch tần số giữa tần số của ngoại lực và tần số dao động riêng.

Đáp án A: 

Dao động của con lắc đồng hồ là dao động duy trì.

Đáp án B: 

Dao động cưỡng bức có biên độ không phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.

Đáp án C: 

Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.

Đáp án D: 

Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian.

Câu hỏi 5

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Nhận định nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ tắt dần

Phương pháp giải : 

Phương pháp: Sử dụng lí thuyết dao động tắt dần

Lời giải chi tiết : 

Nhận định nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ tắt dần: động năng giảm dần còn thế năng thì biến thiên điều hòa

Đáp án A: 

Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian.

Đáp án B: 

Động năng giảm dần còn thế năng thì biến thiên điều hòa.

Đáp án C: 

Trong dao động cơ tắt dần, cơ năng giảm theo thời gian.

Đáp án D: 

Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh.

Câu hỏi 6

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Một vật dao động tắt dần có các đại lượng nào sau đây giảm liên tục theo thời gian?

Phương pháp giải : 

Phương pháp: Sử dụng lí thuyết về dao động tắt dần

Lời giải chi tiết : 

Dao động tắt dần có biên độ và cơ năng giảm dần theo thời gian

Đáp án A: 

Biên độ và gia tốc.

Đáp án B: 

Biên độ và tốc độ. 

Đáp án C: 

Biên độ và cơ năng.  

Đáp án D: 

Li độ và tốc độ.  

Câu hỏi 7

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Khi nói về một hệ dao động cưỡng bức ở giai đoạn ổn định, phát biểu nào dưới đây là sai?

Lời giải chi tiết : 

Dao động cưỡng bức ở giai đoạn ổn định thì: Tần số của hệ dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.

→ Phát biểu sai là: Tần số của hệ dao động cưỡng bức luôn bằng tần số dao động riêng của hệ.

Chọn B

Đáp án A: 

Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc biên độ của ngoại lực cưỡng bức. 

Đáp án B: 

Tần số của hệ dao động cưỡng bức luôn bằng tần số dao động riêng của hệ.

Đáp án C: 

Tần số của hệ dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.

Đáp án D: 

Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của ngoại lực cưỡng bức.  

Câu hỏi 8

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Con lắc lò xo gồm vật nặng m = 100g và lò xo nhẹ có độ cứng k = 100 N/m. Tác dụng một ngoại lực cưỡng bức biến thiên điều hòa biên độ Fvà tần số f= 6 Hz thì biên độ dao động A1. Nếu giữ nguyên biên độ F0 mà tăng tần số ngoại lực đến f= 7 Hz thì biên độ dao động ổn định là A2. So sánh A1 và A?

Phương pháp giải : 

Điều kiện cộng hưởng của dao động cưỡng bức.

Lời giải chi tiết : 

Tần số dao động riêng của con lắc  $$f = {1 \over {2\pi }}\sqrt {{k \over m}}  = 5,03Hz $$

Đáp án A: 

A> A

Đáp án B: 

A1 ≥ A2.

Đáp án C: 

A= A2

Đáp án D: 

A1 > A.

Câu hỏi 9

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Dao động duy trì là dao động tắt dần mà ta đã

Lời giải chi tiết : 

Đáp án B 

Đáp án A: 

tác dụng ngoại lực biến đổi điều hoà theo thời gian vào vật.

Đáp án B: 

cung cấp thêm năng lượng để bù lại sự tiêu hao vì ma sát mà không làm thay đổi chu kì riêng của vật.

Đáp án C: 

làm mất lực cản môi trường đối với vật chuyển động.

Đáp án D: 

 kích thích lại dao động khi dao động bị tắt dần.

Câu hỏi 10

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Phát biểu nào sau đây về dao động cưỡng bức là đúng?

Lời giải chi tiết : 

Đáp án: A

Đáp án A: 

Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực tuần hoàn.

Đáp án B: 

Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ.

Đáp án C: 

Dao động cưỡng bức là dao động  có tần số thay đổi theo thời gian.

Đáp án D: 

Biên độ của dao động cưỡng bức bằng biên độ của ngoại lực tuần hoàn.

Câu hỏi 11

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Khi nói về dao động cưỡng bức , dao động duy trì phát biểu nào sau đây là sai?

Lời giải chi tiết : 

Đáp án: D

Đáp án A: 

Dao động duy trì có tần số bằng tần số riêng của hệ dao dộng.

Đáp án B: 

Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.

Đáp án C: 

Dao động duy trì có biên độ không đổi.

Đáp án D: 

Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức. 

Câu hỏi 12

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Dao động cưỡng bức có tần số:

Lời giải chi tiết : 

Đáp án B

Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số dao động của lực cưỡng bức

Đáp án A: 

nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.  

Đáp án B: 

bằng tần số của lực cưỡng bức.

Đáp án C: 

lớn hơn tần số của lực cưỡng bức.

Đáp án D: 

bằng tần số dao động riêng của hệ.

Câu hỏi 13

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Một con lắc đơn dao động tắt dần. Cứ sau mỗi chu kì, biên độ giảm 1%. Phần năng lượng của con lắc mất đi sau một dao động toàn phần là:

Phương pháp giải : 

Phương pháp: Công thức tính năng lượng trong dao động tắt dần

Lời giải chi tiết : 

Đáp án B

Phần năng lượng mà con lắc mất đi $${{\Delta E} \over E} = {{{E_0} - {E_1}} \over {{E_0}}} = 1 - {\left( {{{{A_1}} \over {{A_0}}}} \right)^2} = 1 - \left( {{{{A_0} - \Delta A} \over {{A_0}}}} \right) = 1 - {\left( {1 - {{\Delta A} \over A}} \right)^2} = 0,0199$$

Đáp án A: 

1,5%

Đáp án B: 

2%

Đáp án C: 

3%.  

Đáp án D: 

1%.

Câu hỏi 14

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Trong đồng hồ quả lắc, quả năng thực hiện dao động

Lời giải chi tiết : 

Đáp án C

Đáp án A: 

cưỡng bức.                       

Đáp án B: 

điều hòa.                      

Đáp án C: 

duy trì.                   

Đáp án D: 

tự do.

Câu hỏi 15

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Dao động duy trì là dao động tắt dần mà ta đã

Phương pháp giải : 

Phương pháp: Đặc điểm của dao động duy trì

Lời giải chi tiết : 

Đáp án B

+ Dao động duy trì là dao động tắt dần đã được cung cấp năng lượng bù vào phần năng lượng đã mất mát do ma sát mà không làm thay đổi chu kì dao động riêng của hệ.

Đáp án A: 

tác dụng ngoại lực biến đổi điều hoà theo thời gian vào vật.

Đáp án B: 

cung cấp thêm năng lượng để bù lại sự tiêu hao vì ma sát mà không làm thay đổi chu kì riêng của vật.

Đáp án C: 

kích thích lại dao động khi dao động bị tắt dần.

Đáp án D: 

làm mất lực cản môi trường đối với vật chuyển động.

Câu hỏi 16

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Dao động dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên điều hòa \(F = {F_0}\sin (\omega t + \varphi )\)gọi là dao động

Lời giải chi tiết : 

Đáp án A

Dao động dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên điều hòa gọi là dao động cưỡng bức

Đáp án A: 

cưỡng bức

Đáp án B: 

điều hòa

Đáp án C: 

tắt dần

Đáp án D: 

tự do

Câu hỏi 17

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Trong dao động duy trì, năng lượng cung cấp thêm cho vật có tác dụng

Lời giải chi tiết : 

Đáp án C

Trong dao động duy trì, năng lượng cung cấp thêm cho vật có tác dụng bù lại sự tiêu hao năng lượng vì lực cản mà không làm thay đổi chu kì dao động riêng của hệ

Đáp án A: 

Trong dao động duy trì, năng lượng cung cấp thêm cho vật có tác dụng

Đáp án B: 

làm cho động năng của vật tăng lên

Đáp án C: 

bù lại sự tiêu hao năng lượng vì lực cản mà không làm thay đổi chu kì dao động riêng của hệ

Đáp án D: 

làm cho li độ dao động không giảm xuống

Câu hỏi 18

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Hệ thống giảm xóc ở ôtô , môtô, … được chế tạo dựa vào ứng dụng của

Lời giải chi tiết : 

Đáp án C

Hệ thống giảm xóc ở ô tô, mô tô,…. Được chế tạo dựa vào ứng dụng của dao động tắt dần

Đáp án A: 

Hiện tượng cộng hưởng

Đáp án B: 

dao động duy trì

Đáp án C: 

dao động tắt dần

Đáp án D: 

dao động cưỡng bức

Câu hỏi 19

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là

Phương pháp giải : 

Sử dụng lí thuyết về dao động tắt dần

Lời giải chi tiết : 

Dao động tắt dần là dao động có biên độ dao động giảm dần theo thời gian, có nghĩa là năng lượng cũng giảm dần theo thời gian

Chọn D

Đáp án A: 

li độ và tốc độ.

Đáp án B: 

biên độ và gia tốc.

Đáp án C: 

biên độ và tốc độ.

Đáp án D: 

biên độ và năng lượng. 

Câu hỏi 20

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là một dao động duy trì?

Lời giải chi tiết : 

Đáp án: B

Đáp án A: 

Pitton trong xi-lanh                              

Đáp án B: 

Con lắc đồng hồ 

Đáp án C: 

Dây đàn khi gảy                                 

Đáp án D: 

Lá cây trong gió

Câu hỏi 21

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Một hệ dao động cưỡng bức đang thực hiện dao động cưỡng bức, hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi:

Lời giải chi tiết : 

Đáp án: B

Đáp án A: 

Tần số của ngoại lực cưỡng bức lớn hơn tần số dao động riêng của hệ.

Đáp án B: 

Tần số của ngoại lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ.

Đáp án C: 

Chu kì của ngoại lực cưỡng bức nhỏ hơn chu kì dao động riêng của hệ.

Đáp án D: 

Chu kì của ngoại lực cưỡng bức lớn hơn chu kì dao động riêng của hệ.

Câu hỏi 22

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Một con lắc lò xo có tần số dao động riêng f0 chịu tác dụng của ngoại lực cưỡng bức F = F0cos2πft. Dao động cưỡng bức của con lắc có tần số là

Lời giải chi tiết : 

Chọn đáp án C

Đáp án A: 

f0

Đáp án B: 

\({{\left| {f - {f_0}} \right|} \over 2}\)

Đáp án C: 

f

Đáp án D: 

\({{f + {f_0}} \over 2}\)

Câu hỏi 23

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Một vật dao động cưỡng bức dưới tác dụng của một ngoại lực biến đổi điều hòa theo thời gian F = F0cos(2πft) . Chu kỳ dao động của vật là

Lời giải chi tiết : 

Đáp án: B

Đáp án A: 

\[2\pi f\]

Đáp án B: 

\[\frac{1}{f}\]

Đáp án C: 

\[\frac{1}{{2f}}\]

Đáp án D: 

f

Câu hỏi 24

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Lực cản môi trường là nguyên nhân của dao động

Lời giải chi tiết : 

Chọn đáp án C

Đáp án A: 

tự do. 

Đáp án B: 

cưỡng bức. 

Đáp án C: 

tắt dần. 

Đáp án D: 

điều hòa.

Câu hỏi 25

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn dao động trong không khí là

Phương pháp giải : 

Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần.

Lời giải chi tiết : 

Dao động tắt dần là do lực cản của môi trường làm cơ năng của dao động giảm dần.

Đáp án A: 

do lực căng của dây treo.                

Đáp án B: 

Do lực cản của môi trường

Đáp án C: 

do trọng lực tác dụng lên vật                 

Đáp án D: 

do dây treo có khối lượng đáng kể.

Câu hỏi 26

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Chọn đáp án sai. Biên độ của dao động cưỡng bứ

Phương pháp giải : 

Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực cưỡng bức và độ chênh lệch tần số giữa tần số của ngoại lực và tần số của dao động riêng.

Lời giải chi tiết : 

Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào pha ban đầu của ngoại lực

Đáp án A: 

Phụ thuộc vào pha ban đầu của ngoại lực khi kích thích cho vật

Đáp án B: 

Phụ thuộc vào biên độ ngoại lực

Đáp án C: 

Phụ thuộc vào tần số ngoại lực

Đáp án D: 

Phụ thuộc vào lực cản của môi trường

Câu hỏi 27

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Một con lắc lò xo có tần số dao động riêng f0. Khi tác dụng vào nó một ngoại lực biến thiên tuần hoàn có tần số f thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Hệ thức nào sau đây đúng?

Phương pháp giải : 

Điều kiện xảy ra cộng hưởng là tần số ngoại lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ.

Lời giải chi tiết : 

Điều kiện xảy ra cộng hưởng là tần số ngoại lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ.

Nên f = f0

Đáp án A: 

f = 2f0

Đáp án B: 

f = f0

Đáp án C: 

f = 0,5f0

Đáp án D: 

f = 4f0

Câu hỏi 28

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Khi đến mỗi bến, xe buýt chỉ tạm dừng nên không tắt máy. Hành khách xe nhận thấy thân xe dao động. Đó là dao động

Phương pháp giải : 

Xe bus dao động khi tắt máy đó là dao động cưỡng bức do động cơ xe gây ra lên thân xe

Lời giải chi tiết : 

Xe bus dao động khi tắt máy đó là dao động cưỡng bức do động cơ xe gây ra lên thân xe

Đáp án A: 

tắt dần                

Đáp án B: 

duy trì                     

Đáp án C: 

cưỡng bức                  

Đáp án D: 

đang có cộng hưởng

Câu hỏi 29

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Dao động của một hệ có tần số chỉ phụ thuộc các đặc tính của hệ mà không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài gọi là dao động

Phương pháp giải : 

Dao động của một hệ có tần số chỉ phụ thuộc các đặc tính của hệ mà không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài gọi là dao động tự do

Lời giải chi tiết : 

Dao động của một hệ có tần số chỉ phụ thuộc các đặc tính của hệ mà không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài gọi là dao động tự do

Đáp án A: 

duy trì

Đáp án B: 

tự do

Đáp án C: 

cưỡng bức

Đáp án D: 

tắt dần

Câu hỏi 30

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Trong dao động cơ, hiện tượng cộng hưởng thể hiện rõ nét khi

Phương pháp giải : 

Với cùng một ngoại lực tuần hoàn tác dụng,  nếu ma sát giảm thì giá trị cực đại của biên độ tăng, hiện tượng cộng hưởng rõ nét hơn

Lời giải chi tiết : 

Trong dao động cơ, hiện tượng cộng hưởng thể hiện rõ nét khi lực cản môi trường nhỏ.      

Chọn A

Đáp án A: 

lực cản môi trường nhỏ

Đáp án B: 

biên độ lực cưỡng bức nhỏ.

Đáp án C: 

tần số lực cưỡng bức nhỏ.

Đáp án D: 

biên độ lực cưỡng bức lớn. 

Câu hỏi 31

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Ứng dụng nào sau đây không phải ứng dụng của hiện tượng cộng hưởng cơ

Lời giải chi tiết : 

Hiện tượng cộng hưởng có có ứng dụng trong chế tạo máy đo tần số, máy đầm bê tông, lên dây đàn…

→ D sai.

Đáp án A: 

Lên dây đàn

Đáp án B: 

Máy đầm bê tông

Đáp án C: 

Máy đo tần số

Đáp án D: 

Đo vận tốc âm

Câu hỏi 32

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Giảm xóc của ô tô là áp dụng của

Phương pháp giải : 

Giảm xóc của ô tô là áp dụng của dao động tắt dần.

Lời giải chi tiết : 

Giảm xóc của ô tô là áp dụng của dao động tắt dần

Chọn B

Đáp án A: 

dao động cưỡng bức

Đáp án B: 

dao động tắt dần

Đáp án C: 

dao động duy trì

Đáp án D: 

dao động tự do 

Câu hỏi 33

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Hai chất điểm dao động có li độ phụ thuộc theo thời gian được biểu diễn tương ứng bởi hai đồ thị (1) và (2) như hình vẽ, Nhận xét nào dưới đây đúng khi nói về dao động của hai chất điểm?

Lời giải chi tiết : 

Từ đồ thị, ta thấy hai chất diểm dao động với cùng biên độ và chu kì. Chất điểm (1) dao động tắt dần, và chất điểm (2) dao động điều hòa. → B đúng.

Chọn B.

Đáp án A: 

Hai chất điểm đều thực hiện dao động điều hòa với cùng chu kỳ.

Đáp án B: 

Đồ thị (1) biểu diễn chất điểm dao động tắt dần cùng chu kỳ với chất điểm còn lại.

Đáp án C: 

Hai chất điểm đều thực hiện dao động điều hòa và cùng pha ban đầu.

Đáp án D: 

Đồ thị (1) biểu diễn chất điểm dao động cưỡng bức với tần số ngoại lực cưỡng bức bằng tần số dao động của chất điểm còn lại.

Câu hỏi 34

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Trong dao động duy trì, năng lượng cung cấp thêm cho vật có tác dụng:

Phương pháp giải : 

Sử dụng lý thuyết về dao động duy trì.

Lời giải chi tiết : 

Trong dao động duy trì, năng lượng cung cấp thêm cho vật có tác dụng bù lại sự tiêu hao năng lượng vì lực cản mà không làm thay đổi chu kì dao động riêng của hệ.

Chọn D.

Đáp án A: 

làm cho li độ dao động không giảm xuống.

Đáp án B: 

làm cho tần số dao động không giảm đi.

Đáp án C: 

làm cho động năng của vật tăng lên.

Đáp án D: 

bù lại sự tiêu hao năng lượng vì lực cản mà không làm thay đổi chu kì dao động riêng của hệ.

Câu hỏi 35

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Một hệ dao động cưỡng bức là dao động điều hòa với tần số 3 Hz. Tần số riêng của hệ là 1 Hz. Tần số của ngoại lực cưỡng bức là

Phương pháp giải : 

Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.

Lời giải chi tiết : 

Tần số của dao động cưỡng bức: f = 3Hz

→ Tần số của ngoại lực cưỡng bức là 3Hz.

Chọn A.

Đáp án A: 

3Hz.   

Đáp án B: 

2Hz.

Đáp án C: 

5Hz.           

Đáp án D: 

1Hz

Câu hỏi 36

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Một cơ hệ có tần số góc dao động riêng \({\omega _0}\)  đang dao động dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số góc \(\omega \). Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi

Phương pháp giải : 

Sử dụng điều kiện cộng hưởng dao động

Lời giải chi tiết : 

Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi \(\omega  = {\omega _0}\)

Chọn A

Đáp án A: 

\(\omega  = {\omega _0}\)

Đáp án B: 

\(\omega  > {\omega _0}\)

Đáp án C: 

\(\omega  = 2{\omega _0}\)

Đáp án D: 

\(\omega  < {\omega _0}\)

Câu hỏi 37

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Một vật đang dao động cơ dưới tác dụng của một ngoại lực tuần hoàn, khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng, vật sẽ tiếp tục dao động

Phương pháp giải : 

Sử dụng lí thuyết về dao động cưỡng bức 

Lời giải chi tiết : 

Một vật đang dao động cơ dưới tác dụng của một ngoại lực tuần hoàn, khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng, vật sẽ tiếp tục dao động với tần số bằng tần số riêng.  

Chọn đáp án A            

Đáp án A: 

với tần số bằng tần số riêng. 

Đáp án B: 

không còn chịu tác dụng của ngoại lực.

Đáp án C: 

với tần số lớn hơn tần số riêng. 

Đáp án D: 

với tần số nhỏ hơn tần số riêng.

Câu hỏi 38

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Khi nói về một hệ dao động cưỡng bức ở giai đoạn ổn định, phát biểu nào dưới đây sai?

Phương pháp giải : 

Sử dụng lý thuyết về dao động cưỡng bức

Lời giải chi tiết : 

Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc biên độ của ngoại lực cưỡng bức. → A đúng

Tần số của hệ dao động cưỡng bức luôn bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức. → B sai, C đúng

Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của ngoại lực cưỡng bức. → D đúng

Chọn B.

Đáp án A: 

Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc biên độ của ngoại lực cưỡng bức.

Đáp án B: 

Tần số của hệ dao động cưỡng bức luôn bằng tần số dao động riêng của hệ.

Đáp án C: 

Tần số của hệ dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.

Đáp án D: 

Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của ngoại lực cưỡng bức.

Câu hỏi 39

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Một con lắc lò xo có tần số dao động riêng là \({{\text{f}}_{\text{0}}}\) chịu tác dụng của ngoại lực cưỡng bức tuần hoàn với tần số f. Dao động cưỡng bức của con lắc có tần số là 

Phương pháp giải : 

Con lắc dao động cưỡng bức có tần số dao động bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.

Lời giải chi tiết : 

Dao động cưỡng bức của con lắc có tần số bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức và bằng f.

Chọn C.

Đáp án A: 

\(\left| \text{f}-{{\text{f}}_{\text{0}}} \right|\) 

Đáp án B: 

\({{\text{f}}_{\text{0}}}\) 

Đáp án C: 

Đáp án D: 

\(\frac{\text{f}+{{\text{f}}_{\text{0}}}}{2}\)

Câu hỏi 40

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Một vật dao động với tần số 5Hz.  Tác dụng vào vật một ngoại lực tuần hoàn có tần số thay đổi được. Hãy so sánh biên độ dao động của vật khi tần số của ngoại lực có giá trị lần lượt bằng: f1 = 2Hz; f2 = 4Hz; f3 = 7,5Hz ; f4 = 5Hz .

Phương pháp giải : 

Phương pháp: Điều kiện để có cộng hưởng cơ

Lời giải chi tiết : 

Tần số dao động riêng f0 = 5Hz

Tần số của ngoại lực: f1 = 2Hz; f2 = 4Hz; f3 = 7,5Hz ; f4 = 5Hz .

Độ chênh lệch tần số \(\Delta f = \left| {{f_n} - {f_0}} \right|\) giữa tần số của ngoại lực và tần số dao động riêng càng nhỏ thì biên độ của dao động cưỡng bức càng lớn

=> A1 < A3 < A2 < A4

Đáp án A: 

A1 < A3 < A2 < A4

Đáp án B: 

A3 < A1 < A4 < A2

Đáp án C: 

A2 < A1 < A4 < A3

Đáp án D: 

A1 < A2 < A3 < A4


Bình luận