55 câu hỏi lý thuyết về vật liệu polime có đáp án và lời giải chi tiết (phần 2)

Lớp:

Môn học:

Bài học: 
Bài 13. Đại cương về polime
Câu trắc nghiệm: 

Câu hỏi 1

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Cho các tơ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit?

Lời giải chi tiết : 

Các tơ thuộc loại tơ poliamit là tơ capron, tơ nilon-6,6.

Chú ý : Khi đọc đề quá nhanh ta có thể nhầm tơ nitron cũng thuộc loại tơ poliamit.

Đáp án C

Đáp án A: 

4

Đáp án B: 

1

Đáp án C: 

2

Đáp án D: 

3

Câu hỏi 2

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Cho sơ đồ sau: CH4-> X -> Y -> Z (cao su Buna). Tên gọi của X, Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là :

Lời giải chi tiết : 

2CH4 -> C2H2 + 3H2

2C2H2 -> C4H4

nC4H4 -> (-CH2 – CH = CH – CH2-)n

Đáp án B   

Đáp án A: 

Axetilen, etanol, butađien      

Đáp án B: 

Axetilen, vinylaxetilen, butađien

Đáp án C: 

Anđehit axetic, etanol, butađien

Đáp án D: 

Etilen, vinylaxetilen, butađien

Câu hỏi 3

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Khi đốt cháy polime X chỉ thu được khí CO2 và hơi nước với tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 1. X là polime nào dưới đây ?

Lời giải chi tiết : 

Đáp án B

 

Đáp án A: 

Polivinyl clorua (PVC).      

Đáp án B: 

Polipropilen.                

Đáp án C: 

Tinh bột.                  

Đáp án D: 

Polistiren (PS).

Câu hỏi 4

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Có các chất sau: tơ capron; tơ lapsan; tơ nilon-6,6; protein; sợi bông; amoni axetat; nhựa novolac; Trong các chất trên có bao nhiêu chất mà trong phân tử của chúng có chứa nhóm –NH-CO-?

Lời giải chi tiết : 

Các chất trong phân tử có chứa nhóm – NH – CO - : tơ capron ; tơ nilon – 6,6 ; protein

Đáp án B

Đáp án A: 

5

Đáp án B: 

3

Đáp án C: 

6

Đáp án D: 

4

Câu hỏi 5

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Tơ nào sau đây là tơ nhân tạo?

Lời giải chi tiết : 

Tơ visco là tơ bán tổng hợp ( tơ nhân tạo) ; tơ nilon 6- 6 và tơ nitron thuộc tơ tổng hợp còn tơ tằm thuộc tơ thiên nhiên

Đáp án A

Đáp án A: 

Tơ visco    

Đáp án B: 

Tơ nilon-6,6

Đáp án C: 

Tơ nitron 

Đáp án D: 

Tơ tằm

Câu hỏi 6

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Có các chất sau: keo dán ure-fomandehit, tơ lapsan, tơ nilon-6,6; protein; sợi bông, amoni axetat, nhựa novolac, tơ nitron. Trong các chất trên, có bao nhiêu chất trong phân tử chúng có chứa nhóm –NH-CO-?

Lời giải chi tiết : 

Các chất trong phân tử chứa nhóm –NH-CO là: keo dán ure-fomandehit , tơ nilon-6,6; protein => có 3 chất

Đáp án D

Đáp án A: 

4

Đáp án B: 

5

Đáp án C: 

6

Đáp án D: 

3

Câu hỏi 7

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Tơ nào sau đây có nguồn gốc từ xenlulozơ?

Lời giải chi tiết : 

Đáp án B

Đáp án A: 

Tơ capron.   

Đáp án B: 

Tơ visco. 

Đáp án C: 

Tơ nilon – 6,6.  

Đáp án D: 

Tơ tằm.

Câu hỏi 8

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Polime nào sau đây có thể làm mất màu dung dịch Br2:

Lời giải chi tiết : 

Đáp án C

Đáp án A: 

Polietilen.        

Đáp án B: 

Poli propilen.

Đáp án C: 

Poli butadien.

Đáp án D: 

Poli stiren.

Câu hỏi 9

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Trong số các loại tơ sau: (1) tơ tằm; (2) tơ visco; (3) tơ nilon-6,6; (4) tơ xenlulozo axetat; (5) tơ capron; (6) tơ enan. Số tơ nhân tạo là:

Lời giải chi tiết : 

Tơ nhân tạo là tơ bán tổng hợp (tơ có nguồn gốc tự nhiên được con người chế biến): (2), (4)

Đáp án C

Đáp án A: 

4

Đáp án B: 

3

Đáp án C: 

2

Đáp án D: 

5

Câu hỏi 10

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Hợp chất hữu cơ X có CTPT là C9H16O4. Khi thủy phân trong môi trường kiềm thu được một muối mà từ muối này điều chế trực tiếp được axit dùng sản xuất tơ nilon - 6,6. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn là

Lời giải chi tiết : 

Axit tạo ra tơ nilon - 6,6 là axit ađipic : HOOC-[CH2]4-COOH

X là HOOC-[CH2]4-COOCH2-CH2-CH3

      HOOC-[CH2]4-COOCH(CH3)2

      H3C-OOC-[CH2]4-COOCH2CH3

Đáp án A

Đáp án A: 

3

Đáp án B: 

4

Đáp án C: 

2

Đáp án D: 

1

Câu hỏi 11

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Cho các loại tơ sau: (1) tơ tằm; (2) sợi bông; (3) tơ nilon-6; (4) tơ visco; (5) tơ nilon- 6,6; (6) tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc từ xenlulozơ là

Lời giải chi tiết : 

Những loại tơ có nguồn gốc từ xenlulozo: sợi bông, tơ visco, tơ axetat

Đáp án B

Đáp án A: 

(1), (2), (6).      

Đáp án B: 

(2), (4), (6).    

Đáp án C: 

(2), (3), (5).      

Đáp án D: 

(2), (4), (5).

Câu hỏi 12

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozo axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là

Phương pháp giải : 

Phân biệt các loại tơ:

- Tơ nhân tạo (hay tơ bán tổng hợp) là tơ có nguồn gốc tự nhiên và được con người chế biến

- Tơ tự nhiên: là tơ có nguồn gốc 100% từ tự nhiên

- Tơ tổng hợp là tơ do con người tạo ra

Lời giải chi tiết : 

Các tơ thuộc loại tơ tổng hợp là: tơ capron, tơ nitron, nilon-6,6

Đáp án D

Đáp án A: 

5

Đáp án B: 

4

Đáp án C: 

2

Đáp án D: 

3

Câu hỏi 13

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Cho các polime: poli(vinyl clorua), xenlulozơ, policaproamit, polistiren, xenlulozơ triaxetat, nilon-6,6. Số polime tổng hợp là

Phương pháp giải : 

Dựa vào sự phân loại về polime

+ polime thiên nhiên: có nguồn gốc từ nhiên nhiên: tơ tằm, sợi, bông, xenlulozo

+ polime bán tổng hợp: có một phần từ thiên nhiên và một phần nhân tạo :tơ visco, tơ axetat,…

+ polime tổng hợp: 100% từ tổng hợp

Lời giải chi tiết : 

Các polime tổng hợp là: poli(vinyl clorua), policaproamit, polistiren, nilon-6,6

Đáp án D

Đáp án A: 

5

Đáp án B: 

2

Đáp án C: 

3

Đáp án D: 

4

Câu hỏi 14

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Những polime thiên nhiên hoặc tổng hợp không độc, có độ bền nhất định, có thể kéo thành sợi dài và mảnh, óng mượt gọi là

Phương pháp giải : 

Dựa vào tính chất của polime từ đó suy được tên gọi của polime đó.

Lời giải chi tiết : 

Những polime thiên nhiên hoặc tổng hợp không độc, có độ bền nhất định, có thể kéo thành sợi dài và mảnh, óng mượt gọi tơ

Đáp án D

Đáp án A: 

Sợi.

Đáp án B: 

Cao su. 

Đáp án C: 

Chất dẻo.        

Đáp án D: 

Tơ.

Câu hỏi 15

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Cho các polime: amilozơ, xenlulozơ, xenlulozơ triaxetat, polienantoamit, amilopectin, teflon. Số polime dùng làm tơ, sợi là

Phương pháp giải : 

Dựa vào kiến thức về polime

Lời giải chi tiết : 

Các polime dùng làm tơ, sợi là: xenlulozơ (bông), xenlulozơ triaxetat (tơ axetat), polienantoamit (tơ nilon -7)

→ có 3 chất

Đáp án C

Đáp án A: 

5

Đáp án B: 

2

Đáp án C: 

3

Đáp án D: 

4

Câu hỏi 16

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng ?

Phương pháp giải : 

Lý thuyết về vật liệu polime.

Lời giải chi tiết : 

Vật liệu compozit: là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất hai thành phần phân tán vào nhau mà không tan vào nhau.

Thành phần gồm chất nền và chất độn:

- Chất nền: có thể là nhựa dẻo hay nhựa nhiệt rắn;

- Chất độn: có thể là chất sợi hoặc chất bột.

Đáp án C

Đáp án A: 

Một số chất dẻo là polime nguyên chất. 

Đáp án B: 

Đa số chất dẻo, ngoài thành phần cơ bản là polime còn có các thành phần khác.

Đáp án C: 

Một số vật liệu compozit chỉ là polime.

Đáp án D: 

Vật liệu compozit chứa polime và các thành phần khác.

Câu hỏi 17

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào đúng ?

Phương pháp giải : 

Lý thuyết về chất dẻo.

Lời giải chi tiết : 

Phát biểu đúng là D: Tính dẻo của chất dẻo chỉ thể hiện trong những điều kiện nhất định ; ở các điều kiện khác, chất dẻo có thể không dẻo.

Đáp án D

Đáp án A: 

Đất sét nhào nước rất dẻo, có thể ép thành gạch, ngói ; vậy đất sét nhào nước là chất dẻo.

Đáp án B: 

Thạch cao nhào nước rất déo, có thể nặn thành tượng ; vậy đó là một chất dẻo.

Đáp án C: 

Thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) rất cứng và bền với nhiệt ; vậy đó không phải là chất dẻo.

Đáp án D: 

Tính dẻo của chất dẻo chỉ thể hiện trong những điều kiện nhất định ; ở các điều kiện khác, chất dẻo có thể không dẻo.

Câu hỏi 18

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Nhựa phenol-fomandehit được điều chế bằng cách đun nóng phenol với dung dịch

Lời giải chi tiết : 

Nhựa phenol-fomandehit được điều chế bằng cách đun nóng phenol với dung dịch HCHO trong môi trường axit

Đáp án D

Đáp án A: 

CH3COOH trong môi trường axit.

Đáp án B: 

CH3CHO trong môi trường axit.

Đáp án C: 

HCOOH trong môi trường axit.

Đáp án D: 

HCHO trong môi trường axit.

Câu hỏi 19

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Ta không nên dùng xà phòng có độ kiềm cao để giặt quần áo làm bằng nilon, len, tơ tằm; không nên giặt bằng nước quá nóng hoặc là (ủi) quá nóng các đồ dùng trên vì

Lời giải chi tiết : 

Nilon, len, tơ tằm đều có các nhóm CO - NH trong phân tử. Vì vậy, các loại tơ này dễ bị thuỷ phân trong môi trường kiềm và axit. Do đó, độ bền của quần áo làm bằng các loại tơ này sẽ bị giảm đi khi giặt bằng xà phòng có độ kiềm cao. Nilon, len, tơ tằm kém bền với nhiệt nên không được giặt chúng bằng nước quá nóng, không là (ủi) quá nóng.

Đáp án A

Đáp án A: 

chúng đều chứa liên kết CO-NH dễ bị thủy phân trong môi trường kiềm và chúng đều kém bền với nhiệt.

Đáp án B: 

chúng đều chứa liên kết CO-NH dễ bị thủy phân trong môi trường kiềm và chúng đều bền với nhiệt.

Đáp án C: 

chúng đều chứa liên kết COO dễ bị thủy phân trong môi trường kiềm và chúng đều kém bền với nhiệt.

Đáp án D: 

chúng đều chứa liên kết COO dễ bị thủy phân trong môi trường kiềm và chúng đều bền với nhiệt.

Câu hỏi 20

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Trong các polime sau: tơ tằm, sợi bông, tơ nilon-7, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là

Phương pháp giải : 

Tơ có nguồn gốc xenlulozơ là sợi bông, tơ axetat, tơ visco.

Lời giải chi tiết : 

Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là sợi bông, tơ axetat, tơ visco.

Đáp án A

Đáp án A: 

sợi bông, tơ axetat, tơ visco

Đáp án B: 

tơ viso, tơ axetat

Đáp án C: 

tơ tằm, sợi bông, tơ axetat

Đáp án D: 

sợi bông, tơ nilon-6,6

Câu hỏi 21

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Cho các tờ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ nitron, tơ capron, tơ nilon-6,6, tơ visco. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit?

Phương pháp giải : 

Tơ poliamit là tơ có chứa nhóm -CO-NH-

Lời giải chi tiết : 

Tơ poliamit là tơ có chứa nhóm -CO-NH-

→ Các tơ thuộc loại poliamit là: tơ capron, tơ nilon-6,6

Đáp án D

Đáp án A: 

4

Đáp án B: 

1

Đáp án C: 

3

Đáp án D: 

2

Câu hỏi 22

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Cho các loại tơ: Tơ capron (1); tơ tằm (2); tơ nilon-6,6 (3); tơ axetat (4); tơ clorin (5); sợi bông (6); tơ visco (7); tơ enang (8); tơ lapsan (9). Có bao nhiêu loại tơ không có nhóm amit?

Phương pháp giải : 

- Nhóm amit là CO-NH.

- Từ công thức hóa học của các loại tơ ⟹ Tơ không có nhóm amit.

Lời giải chi tiết : 

Các tơ không có nhóm amit là: tơ axetat, tơ clorin, sợi bông, tơ visco, tơ lapsan ⟹ 5 loại

Đáp án B

Đáp án A: 

6

Đáp án B: 

5

Đáp án C: 

3

Đáp án D: 

4

Câu hỏi 23

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Cho các loại polime sau: poli(vinyl clorua), xenlulozơ, tơ axetat, tơ capron và nilon-6. Số polime thuộc loại poliamit là:

Lời giải chi tiết : 

Đáp án B

Đáp án A: 

1

Đáp án B: 

2

Đáp án C: 

3

Đáp án D: 

4

Câu hỏi 24

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Cho các loại tơ sau: tơ capron, tơ nilon-6, tơ axetat, tơ tằm, tơ visco, tơ nitron. Số chất thuộc loại tơ tổng hợp là

Lời giải chi tiết : 

Đáp án C

Đáp án A: 

1

Đáp án B: 

2

Đáp án C: 

3

Đáp án D: 

4

Câu hỏi 25

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Cho các polime: poli(vinyl clorua), poli(butađien-stiren), policaproamit, polistiren, polietilen, poliisopren. Số polime dùng làm chất dẻo là

Phương pháp giải : 

Lý thuyết bài vật liệu polime

Lời giải chi tiết : 

Chất dẻo: poli(vinyl clorua), polistiren, polietilen → 3 chất dẻo

Cao su: poli(butađien-stiren), poliisopren (do trong phân tử có liên kết C=C nên có tính đàn hồi)

Tơ: policaproamit

Đáp án A

Đáp án A: 

3

Đáp án B: 

5

Đáp án C: 

4

Đáp án D: 

2

Câu hỏi 26

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Cho các polime: polietilen, xenlulozơ, tinh bột, nilon – 6, nilon – 6,6, polibutađien. Dãy chỉ gồm các polime tổng hợp là

Phương pháp giải : 

Theo nguồn gốc:

- Polyme thiên nhiên: Có nguồn gốc từ tự nhiên

Ví dụ: Xenlulozo, tơ tằm, cao su thiên nhiên, cao su thiên nhiên...

- Polyme tổng hợp: Do con người tổng hợp (chủ yếu bằng phản ứng trùng ngưng hoặc trùng hợp.)

Ví dụ: Polypropylen (nhựa PP), Polyvinyl clorua (nhựa PVC), polyetylen (nhựa PE)...

- Polyme bán tổng hợp (nhân tạo): Được con người chế tạo từ polyme thiên nhiên thành các loại polyme mới.

Lời giải chi tiết : 

Các polime tổng hợp là: polietilen, nilon – 6, nilon – 6,6, polibutađien.

Đáp án B

Đáp án A: 

polietilen, xenlulozơ, nilon – 6,6.

Đáp án B: 

polietilen, nilon – 6, nilon – 6,6,polibutađien.

Đáp án C: 

polietilen, tinh bột, nilon – 6, nilon – 6,6.

Đáp án D: 

polietilen, xenlulozơ, nilon – 6, nilon – 6,6.

Câu hỏi 27

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Trong các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon – 7; (4) poli (etylen – terephtalat; (5) nilon – 6,6; (6) poli (vinyl axetat), tổng số polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là

Phương pháp giải : 

Trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác

- Điều kiện cần về cấu tạo của monome tham gia phản ứng trùng ngưng là trong phân tử phải ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng. 

Lời giải chi tiết : 

Các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng: (3) nilon – 7; (4) poli (etylen – terephtalat; (5) nilon – 6,6

⟹ có 3 polime

Đáp án A

Đáp án A: 

3

Đáp án B: 

5

Đáp án C: 

2

Đáp án D: 

4

Câu hỏi 28

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Cho các loại tơ sau: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ nitron, tơ nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là

Phương pháp giải : 

Phân loại các loại tơ:

- Tơ thiên nhiên là tơ sẵn có trong thiên nhiên

- Tơ hóa học:

+ Tơ nhân tạo (hay tơ bán tổng hợp) là tơ có nguồn gốc thiên nhiên và được con người chế biến thêm bằng phương pháp hóa học

+ Tơ tổng hợp là tơ do con người tạo ra

Lời giải chi tiết : 

Các tơ tổng hợp là: tơ capron, tơ nitron, tơ nilon-6,6 → 3 loại

Đáp án C

Đáp án A: 

4

Đáp án B: 

1

Đáp án C: 

3

Đáp án D: 

2

Câu hỏi 29

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Trong các polime sau đây: Bông (1), Tơ tằm (2), Len (3), Tơ visco (4), Tơ enang (5), Tơ axetat (6), Tơ nilon (7), Tơ capron (8). Loại nào có nguồn gốc từ xenlulozơ?

Lời giải chi tiết : 

Đáp án D.

Đáp án A: 

(1), (3), (7)  

Đáp án B: 

(2), (4), (8)     

Đáp án C: 

(3), (5), (7) 

Đáp án D: 

(1), (4), (6)

Câu hỏi 30

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Cho những polỉme sau đây: (1) amilozơ, (2) amilopectin, (3) xenlulozơ, (4) Cao su lưu hóa,

 (5) polístiren, (6) polipropilen. Các polime có cấu trúc mạch không phân nhánh là:

Lời giải chi tiết : 

Đáp án C.

Đáp án A: 

1, 2, 3, 4     

Đáp án B: 

4, 5, 6     

Đáp án C: 

1, 3, 5, 6       

Đáp án D: 

2, 4

Câu hỏi 31

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Cho các phát biểu sau đây:

(1) Nhỏ vài giọt chanh vào cốc sữa thấy xuất hiện kết tủa.

(2) Trong một phân tử triolein có 3 liên kết π.

(3) Vinyl xianua được sử dụng sản xuất tơ olon.

(4) Ở điều kiện thường các amino axit là chất rắn, tan ít trong nước.

(5) Dung dịch glucozo và dung dịch saccarozo đều có phản ứng tráng bạc.

(6) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

Số phát biểu đúng là 

Lời giải chi tiết : 

Cho các phát biểu sau đây:

(1) Nhỏ vài giọt chanh vào cốc sữa thấy xuất hiện kết tủa.

→ Đúng, đây là hiện tượng đông tụ protein

(2) Trong một phân tử triolein có 3 liên kết π.

→ Sai, triolein là (C17H33COO)3C3H5 có chứa 6 π (3 π trong gốc hiđrocacbon + 3 π trong COO)

(3) Vinyl xianua được sử dụng sản xuất tơ olon.

→ Đúng

(4) Ở điều kiện thường các amino axit là chất rắn, tan ít trong nước.

→ Sai, amino axit dễ tan trong nước

(5) Dung dịch glucozo và dung dịch saccarozo đều có phản ứng tráng bạc.

→ Sai, saccarozo không có phản ứng tráng bạc

(6) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

→ Đúng

Vậy có 3 phát biểu đúng.

Đáp án A

Đáp án A: 

3

Đáp án B: 

4

Đáp án C: 

5

Đáp án D: 

6

Câu hỏi 32

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Thực hiện sơ đồ phản ứng :

(1) X + H2O   Y + Z

(2) Y + O2 Z + H2O

(3) Y  T + H2O

(4) T +  polietilen

Phân tử khối của X là :

Lời giải chi tiết : 

T : CH2 = CH2

Y : C2H5OH

Z : CH3COOH

X : CH3COOC2H5

Đáp án C

Đáp án A: 

74         

Đáp án B: 

46    

Đáp án C: 

88    

Đáp án D: 

60

Câu hỏi 33

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Trong các polime sau : polietilen, poli vinyl colrua, nilon - 6,6 ; tơ nitron, cao su buna S, poli phenol- fomandehit, tơ visco, poli metyl metacrylat. Số polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp là 

Lời giải chi tiết : 

Polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp là :  polietilen, poli vinyl colrua, tơ nitron, cao su buna S, poli metyl metacrylat

Đáp án A

Đáp án A: 

5

Đáp án B: 

4

Đáp án C: 

6

Đáp án D: 

3

Câu hỏi 34

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Cho các sơ đồ phản ứng sau:

C8H14O4+NaOH→X1+X2+H2O

X1+H2SO4→X3+Na2SO4

X3+X4→Nilon-6,6+H2O

Phát biểu nào sau đây đúng?

Lời giải chi tiết : 

X1: NaOOC[CH2]4COONa

X2: CH3OH

X3: HOOC[CH2]4COOH

X4: H2N[CH2]4NH2

A. S. Ancol có nhiệt độ sôi thấp hơn axit

B. S. Muối có nhiệt độ nóng chảy lớn hơn axit

C. S. X4 làm quỳ tím chuyển xanh

D. Đ

Đáp án D

Đáp án A: 

Nhiệt độ sôi của X2 cao hơn axit axetic.         

Đáp án B: 

Nhiệt độ nóng chảy của X3 cao hơn X1.

Đáp án C: 

Dung dịch X4 có thể làm quỳ tím chuyển sang màu hồng.    

Đáp án D: 

Các chất X2, X3 và X4 đều có mạch cacbon không phân nhánh.

Câu hỏi 35

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Cho các polime sau đây : (1) tơ tằm; (2) sợi bông; (3) sợi đay; (4) to enang; (5) tơ visco; (6) nilon-6,6; (7) tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là:

Lời giải chi tiết : 

Đáp án B

Đáp án A: 

(1), (2), (6)        

Đáp án B: 

(2), (3), (5), (7)

Đáp án C: 

(5), (6), (7)        

Đáp án D: 

(5), (6), (7)        

Câu hỏi 36

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Khẳng định nào sau đây đúng?

Lời giải chi tiết : 

A. Sai, Đun nóng tinh bột với dung dịch axit thì xảy ra phản ứng cắt mạch polime.

B. Sai, Trùng hợp axit axit ɛ - amino capronic thu được nilon -6

C. Sai, Polietilen là polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp.

D. Đúng, trong phân tử cao su buna (-CH2-CH=CH-CH2-)n có liên kết đôi C=C, nên có thể tham gia phản ứng cộng

Đáp án D

Đáp án A: 

Đun nóng tinh bột với dung dịch axit thì xảy ra phản ứng khâu mạch polime.

Đáp án B: 

Trung hợp axit ɛ - amino capronic thu được nilon -7.

Đáp án C: 

Polietilen là polime trùng ngưng.

Đáp án D: 

Cao su buna có phản ứng cộng.

Câu hỏi 37

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Cho sơ đồ sau:  \(etilen\xrightarrow{{ + {H_2}O/xt}}\,X\,\xrightarrow{{xt,{t^0}}}Y\xrightarrow{{xt\,Na\,,{t^0}}}\,po\lim e\,M.\) Vậy M là:

Lời giải chi tiết : 

\(\begin{gathered}
etilen(C{H_2} = C{H_2})\xrightarrow{{ + {H_2}O/xt}}\,C{H_3}C{H_2}OH(X)\xrightarrow{{xt,{t^0}}}C{H_2} = CH - CH = C{H_2}(Y) \hfill \\
\xrightarrow{{xt\,Na\,,{t^0}}}\,( - C{H_2} - CH = CH - C{H_2} - )po\lim e\,M. \hfill \\
C{H_2} = C{H_2} + {H_2}O\xrightarrow{{{H^ + },{t^0}}}C{H_3}C{H_2}OH \hfill \\
2C{H_3}C{H_2}OH\xrightarrow{{A{l_2}{O_3},C{r_2}{O_3},{{450}^0}C}}C{H_2} = CH - CH = C{H_2} + 2{H_2}O + {H_2} \hfill \\
nC{H_2} = CH - CH = C{H_2}\xrightarrow[{Na}]{{xt,{t^0},p}}\underbrace {{{( - C{H_2} - CH = CH - C{H_2} - )}_n}}_{poli\,butadien} \hfill \\
\end{gathered} \)

Đáp án B

Đáp án A: 

polietilen.  

Đáp án B: 

polibutađien.  

Đáp án C: 

poli ( vinyl clorua). 

Đáp án D: 

poliisopren.

Câu hỏi 38

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Một loại cao su tổng hợp (cao su buna) có cấu tạo mạch như sau:

-CH­–CH=CH-CH2-CH2-CH=CH­-`CH2-…Công thức chung của cao su này là:

Lời giải chi tiết : 

Đáp án C.

Đáp án A: 

(-CH2-CH=)n   

Đáp án B: 

(CH2-CH=CH-)n

Đáp án C: 

(-CH2-CH=CH-CH2-)n     

Đáp án D: 

(-CH2-CH=CH-CH2-CH2-)n

Câu hỏi 39

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Cho các chất sau: buta-1,3-đi en, isopren, 2-metylbut-2-en, đimetyl axetilen, vinylaxetilen. Số chất sau khi phản ứng với H(dư, xúc tác Ni, to) tạo ra butan là

Lời giải chi tiết : 

Các chất tác dụng với H2 dư ( xt Ni, t0) tạo ra butan là: buta -1,3- đien (CH2=CH-CH=CH2), vinylaxetat ( CH≡C-CH=CH2) => có 2 chất

Đáp án C

Đáp án A: 

3

Đáp án B: 

4

Đáp án C: 

2

Đáp án D: 

5

Câu hỏi 40

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Cho các sơ đồ phản ứng sau:

C8H14O4 + NaOH → X1 + X2 + H2O

X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4

X+ X→ Nilon-6,6 + H2O

Phát biểu nào sau đây đúng?

Lời giải chi tiết : 

Từ PTHH : X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4  => Xphải là axit

Từ PTHH: X+ X→ Nilon-6,6 + H2O => X3 : HOOC-[CH2]4-COOH :  axit ađipic:

=> X4 : NH2-[CH2]6-NH2  hexametylen đi amin

=> X1 là NaOOC-[CH2]4-COONa

C8H14O4 có độ bất bào hòa k = (8.2 + 2 -14)/2 = 2

=> Có CTCT là  H3COOC-[CH2]4-COOCH­3

=> X2 là CH3OH

A. đúng

B. Sai, nhiệt độ sôi của CH3OH < CH3COOH

C. sai vì NH2-[CH2]6-NH2  có thể làm quỳ tím chuyển sang màu xanh

D. Sai vì X3 có phân tử khối nhỏ hơn X1 nên nhiệt độ nóng chảy thấp hơn.

Đáp án A

Đáp án A: 

Các chất X2, X3 và X4 đều có mạch cacbon không phân nhánh.

Đáp án B: 

Nhiệt độ sôi của X2 cao hơn axit axetic.

Đáp án C: 

Dung dịch X4 có thể làm quỳ tím chuyển sang màu hồng.

Đáp án D: 

Nhiệt độ nóng chảy của X3 cao hơn X1.

Câu hỏi 41

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Có các phát biểu sau:

(1) Thủy tinh hữu cơ có cấu trúc mạch polime phân nhánh.

(2) Sục C2H4 vào dung dịch KMnO4 có xuất hiện kết tủa

(3) Muối phenylamoni clorua tan tốt trong nước.

(4) Dung dịch glucozơ bị khử bởi AgNO3 trong môi trường NH3 tạo ra Ag.

Số phát biểu đúng là:

Lời giải chi tiết : 

(1) Sai vì thủy tinh hữu cơ là polime không phân nhánh

(2) Đúng vì có phản ứng sau: 3C2H4 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C2H4(OH)2 + 2MnO2↓ + 2KOH

(3) Đúng

(4) Sai vì glucozo bị oxi hóa bởi AgNO3 trong môi trường NH3 tạo ra Ag

Các phát biểu đúng là: (2); (3)

Đáp án A

Đáp án A: 

2

Đáp án B: 

1

Đáp án C: 

3

Đáp án D: 

4

Câu hỏi 42

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Cho các câu sau:

(1)   PVC là chất vô định hình.

(2)   Keo hồ tinh bột được tạo ra bằng cách hòa tan tinh bột trong nước.

(3)   Poli(metyl metacrylat) có đặc tính trong suốt, cho ánh sáng truyền qua.

(4)   Tơ lapsan được tạo ra do phương pháp trùng hợp.

(5)   Vật liệu compozit có độ bền, độ nhịu nhiệt tốt hơn polime thành phần.

(6)   Cao su thiên nhiên không dẫn điện, có thể tan trong xăng, benzen và có tính dẻo.

(7)   Tơ nitron bền và giữ nhiệt tốt nên thường được dùng để dệt vải may áo ấm.

Số nhận định không đúng là :

Lời giải chi tiết : 

Có 3 nhận định không đúng: (2), (4), (6).

(2) Keo hồ tinh bột được tạo ra bằng cách hòa tan tinh bột trong nước.

Khi nấu tinh bột thì mới thành hồ tinh bột được (cần phải có nhiệt độ)

(4) Tơ lapsan được tạo ta từ phản ứng trùng ngưng.

(6) Cao su thiên nhiên không dẫn điện, có thể tan trong benzen, trong xăng và có tính dẻo.

→ Cao su thiên nhiên có tính đàn hồi.

Đáp án B

Đáp án A: 

2

Đáp án B: 

3

Đáp án C: 

4

Đáp án D: 

5

Câu hỏi 43

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Cho các phát biểu sau:

(a) Polietilen được dùng nhiều làm màng mỏng, vật liệu điện, bình chứa, …

(b) Polipeptit và nilon – 6,6 có chứa các loại nguyên tố hóa học giống nhau.

(c) Tơ visco, tơ tằm có nguồn gốc từ polime thiên nhiên.

Số phát biểu sai là

Lời giải chi tiết : 

(a) Polietilen được dùng nhiều làm màng mỏng, vật liệu điện, bình chứa, … => sai vì PE được làm vật liệu cách điện.

(b) Polipeptit và nilon – 6,6 có chứa các loại nguyên tố hóa học giống nhau => đúng vì chúng đều chứa C, H, N, O

(c) Tơ visco, tơ tằm có nguồn gốc từ polime thiên nhiên => đúng

Đáp án A

Đáp án A: 

1

Đáp án B: 

0

Đáp án C: 

2

Đáp án D: 

3

Câu hỏi 44

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Cho các polime sau:  (1) xenlulozơ; (2) protein; (3) tơ nilon-7; (4) polietilen; (5) cao su buna.

Số polime có thể tham gia phản ứng thủy phân là

Lời giải chi tiết : 

Gồm có: (1) xenlulozơ; (2) protein; (3) tơ nilon-7

Đáp án D

Đáp án A: 

5

Đáp án B: 

4

Đáp án C: 

2

Đáp án D: 

3

Câu hỏi 45

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Trong số các poilime sau: polietilen; poli(vinyl clorua) ; poli(vinyl axetat); tinh bột. Số polime mà trong thành phần hóa học chỉ có 2 nguyên tố C và H là

Phương pháp giải : 

Xác định monome tương ứng với từng este => Thành phần của polime.

Lời giải chi tiết : 

Polietilen được trùng hợp từ CH2=CH2 => chứa C, H

Poli(vinyl clorua) được trùng hợp từ CH2=CHCl => chứa C, H, Cl

Poli(vinyl axetat) được trùng hợp từ CH3COOCH=CH2 => chứa C, H, O

Tinh bột có công thức (C6H10O5)n => chứa C, H, O

Vậy chỉ có polietilen có chứa 2 nguyên tố C, H

Đáp án A

Đáp án A: 

1

Đáp án B: 

2

Đáp án C: 

3

Đáp án D: 

4

Câu hỏi 46

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Cho các polime: Polietilen, poli(metyl metacrylat), polibutađien, polistiren, poli(vinyl axetat) và tơ nilon-6,6. Số polime có thể bị thủy phân trong dung dịch axit và dung dịch kiềm là

 

Phương pháp giải : 

Các polime vừa thủy phân trong môi trường kiềm vừa thủy phân trong môi trường axit là trong phân tử có nhóm CO-NH hoặc –COO-

Lời giải chi tiết : 

Các polime bị thủy phân trong môi trường axit và kiềm là:

Poli(metyl metacrylat); poli (vinyl axetat), nilon -6,6 => có 3 polime

Đáp án B

Đáp án A: 

4

Đáp án B: 

3

Đáp án C: 

2

Đáp án D: 

1

Câu hỏi 47

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Có các chất sau: tơ capron, tơ lapsan; tơ nilon -6,6; protein, sợi bông, amoni axetat, nhựa novolac. Trong các chất trên có bao nhiêu chất mà trong phân tử của chúng có chứa nhóm –NH-CO?

Phương pháp giải : 

Xem lại công thức các chất trong sgk hóa 12 – trang 66

Lời giải chi tiết : 

Các chất có chứa liên kết CO-NH trong phân tử là:

Tơ capron : (-CO[CH2]5NH-)n ; Protein; Tơ nilon -6,6: (-NH-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n

=> có 3 chất

Đáp án C

Đáp án A: 

5

Đáp án B: 

6

Đáp án C: 

3

Đáp án D: 

4

Câu hỏi 48

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Cho các polime sau: polietilen, poli (vinyl clorua), cao su lưu hóa, nilon -6,6, amilopectin, xenlulozo. Số polime có cấu trúc mạch không phân nhánh là

Phương pháp giải : 

Ghi nhớ:

Polime có mạch cacbon phân nhánh là: amilopectin và glicogen

Polime có mạng không gian là: cao su lưu hóa, nhựa bakelit.

Còn lại là polime không phân nhánh.

Lời giải chi tiết : 

Các polime có cấu trúc mạch không phân nhánh là: polietilen ((-CH2-CH2-)n) ; poli (vinyl clorua) 

 nilon – 6,6 (-NH[CH2]6NHCO[CH2]4CO-)n; xenlulozo => có 4 polime

Đáp án D

Đáp án A: 

3

Đáp án B: 

5

Đáp án C: 

6

Đáp án D: 

4

Câu hỏi 49

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

- Bước 1: Cho vào ống nghiệm số 01 một mẩu ống nhựa dẫn nước PVC.

- Bước 2: Thêm 2ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm 01. Đun ống nghiệm đến sôi, để nguội. Gạn lớp nước sang ống nghiệm 02 riêng rẽ.

- Bước 3: Axit hóa ống nghiệm số 02 bằng dung dịch HNO20% rồi nhỏ thêm vào dung dịch thu được vài giọt dung dịch AgNO3 1%.

Nhận xét đúng là

Lời giải chi tiết : 

PTHH:

(-CH2-CHCl-)n + nNaOH \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) (-CH2-CHOH-)n + nNaCl

NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3

Vậy nhận xét đúng là: Sau khi bước 3 kết thúc thấy có xuất hiện kết tủa trắng AgCl.

Đáp án D       

Đáp án A: 

Khi thí nghiệm kết thúc dung dịch chuyển sang màu tím.

Đáp án B: 

Dung dịch thu được khi kết thúc bước 2 có màu xanh lam.

Đáp án C: 

Không thấy xuất hiện hiện tượng gì.

Đáp án D: 

Sau khi bước 3 kết thúc thấy có xuất hiện kết tủa trắng.

Câu hỏi 50

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Có các polime sau đây: PVA, PP, PE, PS, PPF, PVC, nilon-7, PMM, cao su buna, tơ visco, tơ lapsan. Có bao nhiêu polime trong số trên có thể điều chế bằng phản ứng trùng hợp?

Phương pháp giải : 

Dựa vào lý thuyết về sự phân loại polime.

Lời giải chi tiết : 

- Polime điều chế bằng phản ứng trùng hợp:

+ PVA (Polivinyl axetat) được trùng hợp từ CH3COOCH=CH2

+ PP (Polipropylen) được trùng hợp từ CH2=CH-CH3

+ PE (Polietilen) được trùng hợp từ CH2=CH2

+ PS (Polistiren) được trùng hợp từ C6H5CH=CH2

+ PVC (Polivinyl clorua) được trùng hợp từ CH2=CH-Cl

+ PMM (Polimetyl metacrylat) được trùng hợp từ CH2=C(CH3)-COOCH3

+ Cao su buna được trùng hợp từ CH2=CH-CH=CH2

- Polime điều chế bằng phản ứng trùng ngưng: PPF (Poliphenol fomandehit), nilon-7, tơ visco, tơ lapsan

Vậy có tất cả 7 polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

Đáp án D

Đáp án A: 

5

Đáp án B: 

8

Đáp án C: 

6

Đáp án D: 

7


Bình luận