Đề số 10 - Đề thi Lịch Sử & Địa Lí (Khoa học và Xã hội) có lời giải - Học kì 2 - Lớp 5

Xem lời giải và đáp án chi tiết cho đề số 10 đề thi Lịch Sử & Địa Lí (Khoa học và Xã hội) học kì 2 lớp 5

Câu 1: Chọn các từ ngữ cho trong ngoặc (phong kiến, nhân tài, trung thành, đào tạo) điền vào chỗ chấm (...) để hoàn chỉnh câu văn nói về việc tổ chức giáo dục thời Hậu Lê cho thích hợp. (1 điểm)

Trường học thời hậu Lê nhằm....................................... những người ........................................... với chế độ........................................ và ....................................... cho đất nước.

Câu 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. (1 điểm)

Nội dung cơ bản của Bộ luật Hồng Đức là gì?

    A. Bảo vệ quyền lợi của nhà vua, quan lại, địa chủ

    B. Bảo vệ chủ quyền quốc gia, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc

    C. Không khuyến khích phát triển kinh tế

    D. Chưa bảo vệ quyền lợi của phụ nữ

Câu 3: Nối tên các tác phẩm ở cột A với tên tác giả ở cột B sao cho phù hợp: (1 điểm)

Câu 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. (1 điểm)

Kể từ năm 1802 đến năm 1858 nhà Nguyễn trải qua các đời vua nào?

    A. Gia Long, Minh Mạng, Lý Thái Tổ, Tự Đức

    B. Thiệu Trị, Tự Đức, Lý Thánh Tông, Gia Long

    C. Thiệu Trị, Tự Đức, Gia Long, Minh Mạng

    D. Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Lý Thái Tổ

Câu 5: Em hiểu thế nào về câu nói của nhân dân ta gọi Quang Trung là “Người anh hùng áo vải”. (1 điểm)

Câu 6: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. (1 điểm)

Vì sao đồng bằng Duyên hải miền Trung nhỏ hẹp?

    A. Đồng bằng có nhiều đầm phá

    B. Đồng bằng có nhiều cồn cát

    C. Đồng bằng nằm ở ven biển

    D. Núi lan ra sát biển

Câu 7: Chọn các từ ngữ cho trong ngoặc (nghệ thuật, du lịch, kiến trúc, thiên nhiên) điền vào chỗ chấm (...) để hoàn chỉnh đoạn văn nói về đặc điểm của thành phố Huế cho thích hợp. (1 điểm)

Huế có nhiều cảnh........................................ đẹp, nhiều công trình ...................................... cổ có giá trị .......................................... cao nên thu hút rất nhiều khách.......................................

Câu 8: Viết chữ Đ vào □ trước câu đúng, chữ S vào □ trước câu sai để nói về thành phố Cần Thơ: (1 điểm)

□ a) Nằm bên sông Sài Gòn, trung tâm của đồng bằng Nam Bộ.

□ b) Nơi tiếp nhận nhiều mặt hàng nông, thuỷ sản của đồng bằng sông Cửu Long.

□ c) Không có chợ nổi trên sông và địa điểm tham quan du lịch.

□ d) Nằm bên bờ sông Hậu, trung tâm đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 9: Chọn các từ ngữ (Người dân cần cù lao động; Đất đai màu mỡ, Khí hậu nóng ẩm) điền vào khung trống và vẽ mũi tên hoàn thiện sơ đồ nói về hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ cho phù hợp. (1 điểm)

Câu 10: Là học sinh tiểu học, em có thể làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước? (1 điểm)

Đáp án

Câu 1: (1 điểm) Học sinh điền đúng 1 trường hợp được 0,25 điểm.

Các từ ngữ điền vào chỗ chấm theo thứ tự: đào tạo, trung thành, phong kiến, nhân tài

Câu 2: (1 điểm) Khoanh vào câu B

Câu 3: (1 điểm) Học sinh nối đúng 1 trường hợp được 0,25 điểm.

      1 → d ;     2 → a ;     3 → b ;     4 → c

Câu 4: (1 điểm) Khoanh vào câu C

Câu 5: (1 điểm) Học sinh viết đúng mỗi ý được 0,25 điểm.

Nguyễn Huệ được nhân dân ta gọi là “Người anh hùng áo vải” vì:

- Ông xuất thân tầng lớp nông dân.

- Ra trận không bao giờ mặc áo giáp.

- Ra trận là chiến thắng nên lịch sử gọi là anh hùng bách chiến bách thắng.

- Ông lãnh đạo phong trào nông dân nổi dậy đánh đổ hai tập đoàn phong kiến thống nhất đất nước.

Câu 6: (1 điểm) Khoanh vào câu D

Câu 7: (1 điểm) Học sinh điền đúng 1 trường hợp được 0,25 điểm.

Các từ ngữ điền vào chỗ chấm theo thứ tự: thiên nhiên, kiến trúc, nghệ thuật, du lịch

Câu 8: (1 điểm) Học sinh viết đúng đáp án 1 trường hợp được 0,25 điểm.

a) S ;     b) Đ ;     c) S ;     d) Đ.

Câu 9: (1 điểm) Học sinh điền và vẽ mũi tên đúng một trường hợp được 0.5 điểm, 2 trường hợp được 0.75 điểm.

Câu 10: (1 điểm) Học sinh viết đúng mỗi ý được 0,5 điểm.

- Vẽ tranh ca ngợi vẻ đẹp của biển đảo và những người lính, người dân hằng ngày sinh sống và bảo vệ biển đảo,// tuyên truyền cho mọi người về ý nghĩa lịch sử và giá trị kinh tế của biển đảo qua tranh ảnh,..//


Bình luận