Đề kiểm tra 15 phút có lời giải - Đề số 6 - Học kì 1 - Địa lí 7

Xem lời giải và đáp án chi tiết cho đề kiểm tra 15 phút đề số 6 học kì 1 Địa lí 7

Đề bài

Phần trắc nghiệm

Câu 1. Thảm thực vật đới ôn hòa từ tây sang đông là:

A. rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng hỗn giao.

B. rừng lá rộng, rừng hỗn giao, rừng lá kim.

C. rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá rộng.

D. rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng cây bụi gai.

Câu 2. Các cảnh quan công nghiệp ở đới ôn hòa có hạn chế lớn nhất nào?

A. nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

B. làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.

C. làm thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

D. làm mất đi nhiều cảnh quan tự nhiên.

Câu 3. Các dòng biển lạnh chảy gần bờ của các lục địa có ảnh hưởng thế nào?

A. Ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các hoang mạc.

B. Ảnh hưởng rất ít đến việc hình thành các hoang mạc.

C. Hầu như không ảnh hưởng đến việc hình thành các hoang mạc.

D. Không có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các hoang mạc.

Câu 4. Giải pháp hữu hiệu để chống xa mạc hóa là:

A. Tưới nước.            B. Chăn nuôi du mục.            C. Trồng rừng.            D. Khoan sâu.

Câu 5. Diện tích băng ở hai cực đang ngày càng bị thu hẹp là do:

A. con người dùng tàu phá băng.

B. Trái Đất đang nóng lên.

C. nước biển dâng cao.

D. ô nhiễm môi trường nước.

Câu 6. Các dân tộc nào sinh sống ở đới lạnh phương Bắc:

A. Chúc, I-a-cút, Xa-mô-y-ét, La-pông, I-núc.

B. Madagascar, Botswana‎, Bénin‎, I-núc.

C. Madagascar, Botswana, Chúc, I-a-cút.

D. Chúc, I-a-cút, Botswana‎, Bénin.

Phần tự luận

Câu 7. Nêu một số thí dụ cho thấy những tác động của con người đã làm tăng diện tích hoang mạc trên thế giới và một số biện pháp nhằm hạn chế sự phát triển của hoang mạc?

 

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 1 điểm)

Câu 1. Từ tây sang đông, thảm thực vật môi trường đới ôn hòa thay đổi theo tứ tự là rừng lá rộng chuyển sang rừng hỗn giao và cuối cùng là rừng lá kim.

Chọn: B.

Câu 2. Hạn chế lớn nhất của các cảnh quan công nghiệp ở đới ôn hòa là các hoạt động sản xuất công nghiệp gây nên hiện tượng ô nhiễm nghiêm trọng môi trường không khí, đất và môi trường nước.

Chọn: A.

Câu 3. Các dòng hải lưu lạnh chảy gần bờ có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các hoang mạc.

Chọn: A.

Câu 4. Trồng rừng, đặc biệt là các vùng ven biển và rìa các sa mạc, hoang mạc là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để chống cát bay, cát chảy và hiện tượng xa mạc hóa.

Chọn: C.

Câu 5. Hiện nay, do hoạt động sản xuất kinh tế của con người đã thải ra không khí nhiều chất khí nhà kính như CO2, khí này làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên và nhiệt độ tăng sẽ khiến băng 2 cực bắt đầu tan ra và diện tích băng ngày càng thu hẹp.

Chọn: B.

Câu 6. Các dân tộc nào sinh sống ở đới lạnh phương Bắc là người Chúc, I-a-cút, Xa-mô-y-ét, La-pông, I-núc.

Chọn: A.

Phần tự luận

Câu 7.

- Một số ví dụ làm tăng diện tích hoang mạc:

    + Ở một số khu dân cư trên hoang mạc Xa-ha-ra, do chặt phá cây xanh quá mức để lấy củi đun nấu, cát đã lấn dần vào khu dân cư, mở rộng hoang mạc.   (1 điểm)

    + Ở một số đồng bằng duyên hải miền Trung Việt Nam ít mưa, mùa khô kéo dài, đất đai bị khai thác cạn kiệt, không được chăm sóc làm cho vùng đất trồng trọt trở thành hoang mạc.   (1 điểm)

- Một số biện pháp nhằm hạn chế sự phát triển của hoang mạc:

    + Đưa nước vào hoang mạc bằng giếng khoan hay bằng kênh đào.   (1 điểm)

    + Trồng cây gây rừng chống cát bay, cải tạo khí hậu,...   (1 điểm)


Bình luận