Đề kiểm tra học kì 1 (đề thi học kì 1) có đáp án - Đề số 3 - Địa lí 7

Xem lời giải và đáp án chi tiết cho đề kiểm tra học kì 1 (đề thi học kì 1) đề số 3 Địa lí 7

Đề thi

Phần trắc nghiệm

Câu 1. Những khu vực tập trung đông dân cư trên thế giới là:

A. Đông Á, Đông Nam Á, Bắc Phi.

B. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì.

C. Nam Á, Bắc Á, Bắc Mĩ.

D. Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì.

Câu 2. Hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư thành thị là:

A. Công nghiệp và dịch vụ.

B. Nông – lâm – ngư nghiệp.

C. Công nghiệp và nông –lâm – ngư nghiệp.

D. Dịch vụ và nông – lâm ngư nghiệp.

Câu 3. Ở môi trường xích đạo ẩm có cảnh quan tiêu biểu nào?

A. xa van, cây bụi lá cứng.                            B. rừng lá kim, rừng lá rộng.

C. rừng rậm xanh quanh năm.                        D. rừng lá rộng, rừng hỗn giao.

Câu 4. Chế độ nước của sông ngòi khí hậu nhiệt đới là:

A. phân hóa theo mùa

B. sông ngòi nhiều nước quanh năm.

C. sông ngòi ít nước quanh năm.

D. chế độ nước sông thất thường.

Câu 5. Thảm thực vật không thuộc môi trường nhiệt đới gió mùa là:

A. rừng cây rụng lá vào mùa khô.

B. đồng cỏ cao nhiệt đới.

C. rừng ngập mặn.

D. rừng rậm xanh quanh năm.

Câu 6. Một hình thức làm lúa ở đồi núi rất độc đáo là:

A. Đốt rừng làm lúa.

B. Lấp bằng thung lũng trồng lúa.

C. Làm ruộng bậc thang.

D. Bơm nước trồng lúa.

Câu 7. Nguyên nhân chủ yếu tài nguyên khoáng sản ở đới nóng bị cạn kiệt là do:

A. công nghệ khai thác khoáng sản lạc hậu.

B. khai thác quá mức nguyên liệu thô để xuất khẩu.

C. tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.

D. cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp.

Câu 8. Tại sao dân số đô thị ở đới nóng tăng nhanh?

A. gia tăng dân số tự nhiên ở đô thị lớn.

B. nông dân di cư tự do vào đô thị kiếm việc làm.

C. chính sách di dân của nhà nước.

D. kinh tế phát triển nên thu hút nhiều lao động trình độ cao.

Câu 9. Các nông sản ở đới ôn hòa biến đổi theo:

A. Vĩ độ            B. Kinh độ            C. Nhiệt độ            D. Lượng mưa.

Câu 10. Khí hậu và thực vật ở vùng núi chủ yếu thay đổi theo:

A. Độ cao.            B. Mùa.            C. Chất đất.            D. Vùng.

Phần tự luận

Câu 1 (2 điểm). Trình bày những vấn đề xã hội nảy sinh khi các đô thị phát triển quá nhanh và hướng giải quyết ở Đới ôn Hòa?

Câu 2 (3 điểm).

a) Tại sao lại nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất?

b) Giới thực vật và động vật ở đới lạnh có gì đặc biệt?

 

Đáp án và Thang điểm

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm – mỗi câu tương ứng với 0,5 điểm)

Câu 1. Những khu vực tập trung đông dân cư trên thế giới là Nam Á, Đông Á và Đông Bắc Hoa Kì.

Chọn: D.

Câu 2. Hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư thành thị là công nghiệp và dịch vụ.

Chọn: A.

Câu 3. Cảnh quan tiêu biểu của môi trường xích đạo ẩm là rừng rậm xanh quanh năm.

Chọn: C.

Câu 4. Sông ngòi miền núi có chế độ nước theo mùa, mùa lũ trùng mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô.

Chọn: A.

Câu 5. Môi trường nhiệt đới gió mùa có thảm thực vật đa dạng, gồm có rừng cây rụng lá vào mùa khô, rừng ngập mặn ven biển, đồng cỏ cao nhiệt đới.

Chọn: D.

Câu 6. Ở các vùng núi cao, để hạn chế tình trạng xói mòn và sạt lở đất người dân đã làm ruộng bậc thang để canh tác lúa nước.

Chọn: C.

Câu 7. Tài nguyên và khoáng sản ở đới nóng bị cạn kiệt, nguyên nhân chủ yếu do người tăng cường khai thác và xuất khẩu các loại nguyên liệu, nhiên liệu thô.

Chọn: B.

Câu 8. Dân số đô thị ở đới nóng tăng nhanh chủ yếu do nông dân di cư tự do vào đô thị kiếm việc làm.

Chọn: B.

Câu 9. Các nông sản ở đới ôn hòa biến đổi theo vĩ độ (từ Bắc xuống Nam).

Chọn: A.

Câu 10. Khí hậu và thực vật ở vùng núi chủ yếu thay đổi theo độ cao.

Chọn: A.

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

- Những vấn đề xã hội nảy sinh khi các đô thị phát triển quá nhanh: Ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm, thiếu chỗ ở, thất nghiệp,...   (0,5 điểm)

- Hướng giải quyết: Quy hoạch đô thị theo hướng "phi tập trung" với 3 biện pháp cơ bản:

    + Xây dựng nhiều thành phố vệ tinh.  (0,5 điểm)

    + Chuyển dịch các hoạt động công nghiệp, dịch vụ đến các vùng mới (từ phía bắc xuống phía nam và phía tây Hoa Kì, từ phía đông sang phía tây ở Trung Quốc,...).  (0,5 điểm)

    + Đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn để giảm áp lực dân số cho các đô thị.  (0,5 điểm)

Câu 2.

a) Vì môi trường đới lạnh tương tự như môi trường hoang mạc, thể hiện ở các điểm:

- Rất khô hạn: Lượng mưa dưới 500mm.   (0,5 điểm)

- Khí hậu rất khắc nghiệt: Biên độ nhiệt năm và ngày rất lớn.   (0,5 điểm)

- Có rất ít người sinh sống, động thực vật nghèo nàn.   (0,5 điểm)

b) Giới thực vật và động vật, đặc biệt là động vật đặc biệt hơn ở các đới khác là về cách thích nghi với môi trường sống khắc nghiệt.

- Động vật có 2 cách chống lại cái lạnh:

    + Chống lạnh chủ động: Có lớp lông dày hoặc lớp mỡ dày dưới da, sống thành đàn đông đúc để sưởi ấm cho nhau.  (0,5 điểm)

    + Chống lạnh thụ động: Ngủ đông để giảm tiêu hao năng lượng trong giai đoạn lạnh nhất, hoặc di cư đến nơi ấm áp hơn để tránh mùa đông.  (0,5 điểm)

- Thực vật: Khí hậu quá lạnh ở hai cực không thích nghi với đời sống của thực vật nên chúng chỉ phát triển trong thời gian ngắn ngủi mùa hạ và chủ yếu ở ven biển băng Bắc Cực. Ở Nam Cực không có thực vật vì quá lạnh.  (0,5 điểm)


Bình luận