Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 9 có lời giải 

Xem lời giải và đáp án chi tiết cho Đề số 1 Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) Lịch sử 9

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. (NB) Ai là người chủ trì hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. Nguyễn Hồng Sơn.

B. Ngô Gia Tự.

C. Nguyễn Ái Quốc.

D. Lê Hồng Phong.

Câu 2. (VDC) Sự kiện nào được đánh giá là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam năm 1930?

A. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.

B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

C. Cách mạng tháng Tám thành công.

D. Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc.

Câu 3. (NB) Mặt trận Việt Minh ra đời vào thời gian nào?

A. Ngày 18 tháng 5 năm 1941.

B. Ngày 20 tháng 5 năm 1941.

C. Ngày 19 tháng 5 năm 1941.

D. Ngày 21 tháng 5 năm 1941.

Câu 4 (NB)Cụm từ nào dưới đây phản ánh đúng tình thế nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. ngàn cân treo sợi tóc.

B. hòa bình, thống nhất.

C. cả nước đi lên CNXH.

D. đất nước bị chia cắt làm 2 miền

Câu 5. (NB)Phong trào "nhường cơm sẻ áo”, “Hũ gạo cứu đói” sau cách mạng tháng Tám năm 1945 nhằm

A. khắc phục tình trạng ngân sách trống rỗng.

B. giúp đỡ đồng bào vùng thiên tai.

C. diệt giặc đói.

D. giải quyết khó khăn về tài chính.

Câu 6. (TH) Tại sao ta chuyển từ chiến lược đánh Pháp sang chiến lược hòa hoãn nhân nhượng với Pháp?

A.Vì Pháp được Anh hậu thuẫn.

B. Vì Pháp được bọn phản động tay sai giúp đỡ.

C. Vì Pháp và Tưởng đã bắt tay cấu kết với nhau chống ta.

D. Vì ta tránh tình trạng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù.

Câu 7. (NB)Tướng Na-va được cử làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương vào thời gian nào?

A. Ngày 7 tháng 5 năm 1953.

B. Ngày 6 tháng 5 năm 1953.

C. Ngày 3 tháng 7 năm 1953.

D. Ngày 5 tháng 5 năm 1953.

Câu 8. (NB)Việc tướng Na-va được cử làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương là sự thỏa thuận của:

A. Pháp và Anh.

B. Pháp và Trung Quốc.

C.Pháp và Mĩ. 

D. Pháp và Đức.

Câu 9. (TH) Khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, là tinh thần của quân và dân ta trong chiến dịch nào?

A. Chiến dịch Biên giới (1950).

B. Chiến dịch Tây Bắc (1952).

C. Chiến dịch Đông Xuân (1953-1954).

D. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

Câu 10. (TH) Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 – 1954) kết thúc với sự kiện nào?

A. kí Hiệp định Giơ-ne-vơ.

B. chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

C. kí Hiệp định Pa-ri. 

D. chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”.

Câu 11. (VDC) Ý nghĩa lớn nhất của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) là:

A. làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân, thống nhất đất nước.

B. chấm dứt ách thống trị của Pháp, giải phóng hoàn toàn miền Bắc.

C. chấm dứt ách thống trị của Pháp - Mĩ, giải phóng miền Nam.

D. buộc Pháp kí Hiệp định Giơ-ne-vơ, chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của đế quốc.

Câu 12. (VD) Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là:

A. tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương và sự ủng hộ của loài người trên thế giới.

B. truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.

C. có hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân.

D. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Hồ Chủ tịch với đường lối chính trị, quân sự, kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.

Câu 13. (VD) Điểm khác cơ bản của tình hình nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 so với trước là:

A. đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau.

B. chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp, miền Bắc hoàn toàn giải phóng.

C. quân đội hai bên ngừng bắn, tập kết chuyển quan và chuyển giao khu vực.

D. Mỹ nhảy vào đưa bọn tay sai lên nắm quyền ở miền Nam.

Câu 14. (VD) Điểm giống cơ bản của phong trào “Đồng Khởi" năm 1960 với Cách mạng tháng Tám năm 1945 là:

A. đấu tranh trên tất cả các mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao.

B. quần chúng đồng loạt nổi dậy giành chính quyền.

C. phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở thôn xã.

D. chính quyền mới của nhân dân ở các địa phương ra đời.

Câu 15. (NB) Thắng lợi nào đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thể tiến công?

A. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

B.Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930).

C. Phong trào “Đồng khởi" (1959 - 1960).

D. Cách mạng tháng Tám năm 1945.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. (NB) Hậu phương miền Bắc từ năm 1965 đến năm 1968 đã chi viện những gì và bằng cách nào cho tiền tuyến miền Nam đánh Mĩ?

Câu 2. (VDC) So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa chiến lược "chiến tranh đặc biệt "(1961-1965) và chiến lược "chiến tranh cục bộ"(1965- 1968) của đế quốc Mĩ ở miền Nam?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1.C

2.B

3.C

4.A

5.C

6.D

7.A

8.C

9.D

10.A

11.B

12.D

13.B

14.D

15.C

 

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1.

Phương pháp: sgk Lịch sử 9, trang 69.

Cách giải:

Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản chủ trì hội nghị thành lập Đảng.

Chọn: C

Câu 2.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

- Các đáp án A, C, D loại vì các sự kiện này không diễn ra vào năm 1930.

- Đáp án B đúng vì với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 2/1930 đã mở ra 1 bước ngoặt mới cho cách mạng nước ta. Từ khi Đảng ra đời, phong trào đấu tranh của nhân dân ta được đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất và duy nhất của Đảng. Việt Nam giành được những thắng lợi to lớn trong kháng chiến chống ngoại xâm cũng như xây dựng đất nước.

Chọn: B

Câu 3.

Phương pháp: sgk Lịch sử 9, trang 87.

Cách giải:

Mặt trận Việt Minh ra đời ngày 19 tháng 5 năm 1941.

Chọn: C

Câu 4.

Phương pháp: sgk Lịch sử 9, trang 97.

Cách giải:

Tình thế nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 được đánh giá là “ngàn cân treo sợi tóc”.

Chọn: A

Câu 5.

Phương pháp: sgk Lịch sử 9, trang 98.

Cách giải:

Phong trào "nhường cơm sẻ áo”, “Hũ gạo cứu đói” sau cách mạng tháng Tám năm 1945 nhằm giải quyết nạn đói.

Chọn: C

Câu 6.

Phương pháp: Dựa trên tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám, suy luận.

Cách giải:

Ta chuyển từ chiến lược đánh Pháp sang chiến lược hòa hoãn nhân nhượng với Pháp để tránh tình trạng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù.

Chọn: D

Câu 7.

Phương pháp: sgk Lịch sử 9, trang 119.

Cách giải:

Ngày 7 tháng 5 năm 1953, Tướng Na-va được cử làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương.

Chọn: A

Câu 8.

Phương pháp: sgk Lịch sử 9, trang 119, suy luận.

Cách giải:

Việc tướng Na-va được cử làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương là sự thỏa thuận của: Pháp và Mĩ.

Chọn: C

Câu 9.

Phương pháp: suy luận.

Cách giải:

Khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, là tinh thần của quân và dân ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

Chọn: D

Câu 10.

Phương pháp: suy luận.

Cách giải:

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 – 1954) kết thúc với sự kiện Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết ngày 21/7/1954.

Chọn: A

Câu 11.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Ý nghĩa lớn nhất của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) là: chấm dứt ách thống trị của Pháp, giải phóng hoàn toàn miền Bắc.

Chọn: B

Câu 12.

Phương pháp: Phân tích

Cách giải:

Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là: sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Hồ Chủ tịch với đường lối chính trị, quân sự, kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.

Chọn: D

Câu 13.

Phương pháp: So sánh

Cách giải:

Điểm khác cơ bản của tình hình nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 so với trước là: chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp, miền Bắc hoàn toàn giải phóng.

Chọn: B

Câu 14.

Phương pháp: So sánh

Cách giải:

Điểm giống cơ bản của phong trào “Đồng Khởi" năm 1960 với Cách mạng tháng Tám năm 1945 là: chính quyền mới của nhân dân ở các địa phương ra đời.

Chọn: D

Câu 15.

Phương pháp: sgk Lịch sử 9, trang 135.

Cách giải:

Phong trào “Đồng khởi" (1959 – 1960), đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thể tiến công.

Chọn: C

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

Phương pháp: sgk Lịch sử 9, trang 148.

Cách giải:

- Là hậu phương lớn của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, miền Bắc luôn hướng về miền Nam ruột thịt, miền Bắc phấn đấu “Mỗi người làm việc bằng hai”. Vì tiền tuyến kêu gọi, hậu phương sẵn sàng đáp lại “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.

- Tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc – Nam mang tên Hồ Chí Minh trên bộ (dọc dãy Trường Sơn) và trên biển (dọc theo bờ biển) bắt đầu khai thông từ tháng 5/1959, đã nối liền hậu phương với tiền tuyến.

- Nhờ 2 tuyến đường vận chuyển trên, qua 4 năm từ 1965 – 1968, miền Bắc đã đưa hơn 300000 cán bộ, bộ đội vào Nam tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, xây dựng kinh tế, văn hóa tại các vùng giải phóng; gửi vào miền Nam hàng chục tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, lương thực, thực phẩm, thuốc men và nhiều vật dụng khác. Tính chung sức người, sức của từ miền Bắc chuyển vào miền Nam sau 4 năm đã tăng gấp 10 lần so với thời kì trước.

Câu 2.

Phương pháp: So sánh, đánh giá.

Cách giải:

* Giống nhau:

- Đều là chiến lược chiến tranh thực dân mới của Mĩ.

- Đều nhằm mục đích tiêu diệt lực lượng cách mạng, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.

- Đều bị phá sản.

* Khác nhau:

Nội dung

Chiến tranh đặc biệt

Chiến tranh cục bộ

Thời gian

1961 - 1965

1965 - 1968

Quy mô

Chủ yếu ở miền Nam

Chiến tranh mở rộng cả nước

Biện pháp

Bằng quân đội tay sai, do cố vấn Mĩ chỉ huy, dựa vào vũ khí, trang thiết bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ, tiến hành càn quét, bình định “ấp chiến lược”, tung gián điệp ra miền Bắc, phong tỏa biên giới và vùng biển.

Sử dụng quân Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn, tiến hành hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”, tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Kết quả

Phá sản vào giữa năm 1965

Phá sản vào cuối năm 1968

 => Nhận xét chung: Chiến tranh cục bộ ác liệt hơn Chiến tranh đặc biệt, thể hiện ở việc vừa tiêu diệt quân chủ lực, vừa bình định miền Nam, vừa phá hoại miền Bắc.


Bình luận