Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 9 có lời giải 

Xem lời giải và đáp án chi tiết cho Đề số 4 Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) Lịch sử 9

Đề bài

Câu 1: (2 điểm). Em có đánh giá như thế nào về chủ trương của Đảng và chính phủ đối với Pháp và Tưởng trước và sau 6/3/1946?

Câu 2: (1,5 điểm). Tại sao Đảng ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ?

Câu 3: (1,5 điểm). Vì sao bùng nổ phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960)?

Câu 4: (3 điểm).

a) So sánh điểm khác nhau giữa chiến lược “chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1973)? (1,5 điểm)

b) Lập niên biểu ba chiến thắng quân sự tiêu biểu giai đoạn (1965 - 1973) theo nội dung sau: (1,5 điểm)

TT

Thời gian

Chiến thắng quân sự tiêu biểu

Ý nghĩa

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

 Câu 5: (2 điểm). Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

 

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1.

Phương pháp: Đánh giá.

Cách giải:

- Trước Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), ta chủ trương kiên quyết đánh Pháp ở miền Nam và hòa hoãn với quân Tưởng và tay sai ở miền Bắc.

- Sau Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946): Đảng, Chính phủ chủ trương hòa hoãn, nhân nhượng với quân Pháp để đuổi quân Tưởng và tay sai về nước.

=> Đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn và linh hoạt của Đảng dựa trên tình hình thực tế. Nhờ chủ trương đúng đắn trên, ta đã phân hóa cao độ kẻ thù, từng bước loại bỏ nguy cơ phải chống lại nhiều kẻ thù cùng 1 lúc. Từ đó, chính quyền non trẻ được giữ vững và ta có điều kiện tranh thủ thời gian hòa hoãn để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài về sau.

Câu 2.

Phương pháp: Giải thích.

Cách giải:

- Về bối cảnh lúc bấy giờ, sau 8 năm chiến tranh xâm lược Việt Nam, Pháp ngày càng thiệt hại nặng nề, vùng chiếm đóng bị thu hẹp, quân Pháp trên chiến trường dần lâm vào thế phòng ngự bị động.

- Ngày 7/5/1953, tướng Nava được cử làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Sau nhiều thiệt hại của quân đội Pháp, Nava đề ra kế hoạch quân sự với hy vọng trong 18 tháng sẽ giành lấy một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.

- Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn nằm ở phía tây rừng núi Tây Bắc, gần biên giới với Lào, có vị trí chiến lược then chốt ở Đông Dương và cả ở Đông Nam Á nên quân Pháp cố nắm giữ.

- Nava tập trung mọi cố gắng để xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Tổng số binh lực địch ở đây lúc cao nhất có tới 16 200 quân, được bố trí thành ba phân khu: phân khu Bắc gồm các cứ điểm Độc Lập, Bản Kéo; phân khu Trung tâm ở ngay giữa Mường Thanh, nơi đặt sở chỉ huy, có trận địa pháo, kho hậu cần, sân bay, tập trung 2/3 lực lượng; phân khu Nam đặt tại Hồng Cúm, có trận địa pháo, sân bay. Tổng cộng cả ba phân khu có 49 cứ điểm.

- Sau khi kiểm tra, các tướng lĩnh Pháp và Mĩ đều coi Điện Biên Phủ là “một pháo đài bất khả xâm phạm".

=> Tướng Nava sang với ý đồ rất lớn là sẽ tập trung lực lượng lại chứ không dàn quân chiếm lĩnh nhiều nơi nữa. Nava muốn tập trung lại thành khối lớn, tạo thành sức mạnh lớn và dùng sức mạnh đó để đánh với chủ lực của ta.

- Ngày 6/12/1953, Trung ương Đảng họp và nhận định: Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm mạnh nhưng thế yếu của địch ở Điện Biên Phủ là dễ bị cô lập, chỉ tiếp tế bằng đường không. Trong khi đó, quân ta đã trưởng thành và có kinh nghiệm, có thể đánh địch ở tập đoàn cứ điểm; Hậu phương của ta đã vững mạnh, có thể khắc phục những khó khăn đảm bảo chi viện cho chiến trường. => Trên cơ sở phân tích tình hình, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, biến Điện Biên Phủ thành điểm quyết chiến lược giữa ta và địch với mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt lực lượng địch ở đây, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.

Câu 3.

Phương pháp: Giải thích.

Cách giải:

- Trong những năm 1957 - 1959:

+ Mĩ - Diệm mở rộng chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”.

+ Tăng cường khủng bố, đàn áp.

+ Ra sắc lệnh “đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật”, thực hiện đạo luật 10/59 (5-1959) lê máy chém khắp miền Nam, giết hại những người vô tội.

- Tháng 01-1959, Hội nghị Trung ương Đảng 15 xác định:

+ Cách mạng miền Nam không có con đường nào khác là sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm.

+ Phương hướng cơ bản là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang.

=> Lúc đầu phong trào nổ ra lẻ tẻ ở Vĩnh Thạnh, Bác Ái (2-1959), Trà Bồng (8-1959),… sau lan ra khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre.

Câu 4.

a) Phương pháp: So sánh.

Cách giải:

Tiêu chí

Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”

Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”

Lực lượng

Quân Mĩ, quân một số nước đồng minh và quân đội Sài Gòn.

Quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp về không quân, hậu cần của Mĩ do cố vấn Mĩ chỉ huy.

Phạm vi - quy mô

Toàn Việt Nam

Toàn Đông Dương

Âm mưu

Nhằm nhanh chóng tạo ưu thế về quân sự, giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lùi lực lượng cách mạng tiến tới tiêu diệt.

- “Dùng người Việt đánh người Việt” và “Đùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

- Tận dụng xương máu của người Việt thay cho quân Mĩ.

Thủ đoạn

- Ồ ạt đổ quân viễn chinh Mỹ, quân thân Mĩ và phương tiện chiến tranh hiện đại vào Việt Nam.

- Tiến hành 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 - 1966 và 1966 - 1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “Đát thánh Việt cộng”.

- Kết hợp với chiến tranh phá hoại miền Bắc nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiêu hủy tiềm lực kinh tế - quốc phòng miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc, từ Bắc vào Nam, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.

- Tăng cường xây dựng quân đội Sài Gòn lãm lực lượng chiến đấu chủ yếu trên chiến trường, quân Mĩ rút dần về nước, thực hiện “dùng người Việt đánh người Việt”.

- Sử dụng quân đội Sài Gòn mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Campuchia (1970), tăng cường chiến tranh ở Lào (1971) thực hiện “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

- Tìm cách thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với nhân dân Việt Nam.

- Sẵn sàng Mĩ hóa trở lại cuộc chiến tranh khi có điều kiện.

 b) Phương pháp: Đánh giá, lập niên biểu.

Cách giải:

TT

Thời gian

Chiến thắng quân sự tiêu biểu

Ý nghĩa

1

18/8/1965

Vạn Tường

Đánh dấu khả năng đánh thắng quân Mĩ trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của quân và dân ta.

2

1968

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân

- Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ.

- Buộc Mĩ tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh – tức là thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

- Mĩ chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc và chấp nhận đàm phán với ta tại Pari.

3

1972

Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972

Giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc Mĩ tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam (tức là thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”).

 Câu 5.

Phương pháp: sgk Lịch sử 9, trang 165.

Cách giải:

- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ đúng đắn, sáng tạo, phương pháp đấu tranh linh hoạt.

- Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.

- Có sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung của ba dân tộc ở Đông Dương; sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa khác; phong trào nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới phản đối cuộc đấu tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ.


Bình luận