Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Toán chuyên Tin năm 2020 Chuyên Trần Hưng Đạo (đề chính thức)

Xem lời giải và đáp án chi tiết đề thi tuyển sinh vào lớp 10, môn Toán chuyên Tin năm 2020 Chuyên Trần Hưng Đạo (đề chính thức)

Sở GD&ĐT Bình Thuận

Trường THPT Chuyên Trần Hưng Đạo

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
NĂM HỌC: 2020 - 2021

Môn: Toán

Bài 1. (2,0 điểm)

Cho phương trình 

x^2 + 2mx - 2m - 6 =0 (1) (với m là tham số). 

a) Tìm m để x=1+\sqrt{2} là một nghiệm của phương trình (1).

b) Tìm tất cả các giá trị của m để phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt x1; x2 sao cho:

K=x_1^2+x_2^2 nhỏ nhất.

Bài 2. (2,0 điểm)

a) Tìm tất cả các cặp số nguyên (x;y) thỏa mãn:

\dfrac{x^2+y^2}{x+y} = \dfrac{25}7

b) Giải phương trình:

x^2 - 6x + 4 + 2\sqrt {2x-1} = 0

Bài 3. (2,0 điểm)

a) Cho các số dương x, y, z thỏa mãn điều kiện x^2 + y^2 + z^2 = 1. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:

P = \dfrac{xy}z + \dfrac{yz}x + \dfrac{zx}y

b) Cho n là một số nguyên dương và d là một ước nguyên dương của \(2n^2\). Chứng minh rằng: n^2+d không phải là số chính phương.

Bài 4. (3,0 điểm)

Cho đường tròn (O;R) có đường kính AB cố định, đường kính CD thay đổi sao cho CD không vuông góc và cũng không trùng với AB. Các đường thẳng BC và BD cắt tiếp tuyến tại A của đường tròn (O;R) lần lượt ở E và F.

a) Chứng minh rằng CDFE là tứ giác nội tiếp.

b) Gọi M là trung điểm của EF, BM cắt CD tại N. Chứng minh rằng tam giác BCN vuông.

c) Gọi O' là tâm của đường tròn ngoại tiếp tứ giác CDFE. Chứng minh rằng O' luôn di chuyển trên một đường thẳng cố định khi CD thay đổi.

Bài 5. (1,0 điểm)

Bên trong hình vuông cạnh 4cm cho 65 điểm phân biệt. Chứng minh rằng tồn tại hình tròn đường kính 1,5cm chứa ít nhất 5 điểm trong 65 điểm đã cho.

Tham khảo thêm: Đề thi vào 10 môn Toán năm 2020 chuyên Trần Hưng Đạo

Đáp án Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Toán chuyên Tin năm 2020

Bài 1. 

a) 

Thay x=1+\sqrt{2} vào (1) ta có:

(1+\sqrt{2})^2+2m(1+\sqrt{2})-2m-6=0

\Leftrightarrow3+2\sqrt{2}+2\sqrt{2}.m-6=0

\Leftrightarrow2\sqrt{2}.m=3-2\sqrt{2}

\Leftrightarrow m=\frac{3\sqrt{2}-4}{4}

KL....

b) 

Để (1) có hai nghiệm phân biệt ⇔

\Delta'=m^2+2m+6=(m+1)^2+5>0 với mọi m

⇒ (1) luôn có hai nghiệm phân biệt.

Áp dụng hệ thức Vi-ét cho (1) ta có:

\left\{ \matrix{ x_1+x_2 = -2m \hfill \cr x_1x_2 = -2m - 6 \hfill \cr} \right.

Ta có:

K=x_1^2+x_2^2=(x_1+x_2)^2-2x_1x_2

=(-2m)^2-2(-2m-6)=4m^2+4m+12

=(2m+1)^2+11\ge11 (vì (2m+1)^2\ge0 với mọi m)

Suy ra Min_K=11\Leftrightarrow m=-\frac{1}{2}

KL.....

Bài 2. 

a)

(đkxđ: x + y ≠0)

Ta thấy (25;7) = 1 ⇒ 

\left\{ \matrix{ x^2+y^2 = 25k \hfill \cr x+y = 7k \hfill \cr} \right. (k ∈ ℤ)

\Rightarrow x+y\ ⋮\ 7

Ta đi chứng minh:

x^2+y^2\ge\frac{(x+y)^2}{2}

\Leftrightarrow2x^2+2y^2\ge(x+y)^2\Leftrightarrow x^2+y^2\ge2xy \Leftrightarrow(x-y)^2\ge0 Luôn đúng!

Suy ra x^2+y^2\ge\frac{(x+y)^2}{2}

\Leftrightarrow(x^2+y^2)^2\ge\frac{(x+y)^4}{4}

\Leftrightarrow4\left(\frac{x^2+y^2}{x+y}\right)^2\ge(x+y)^2

\Leftrightarrow4.\left(\frac{25}{7}\right)^2\ge(x+y)^2

\Leftrightarrow \dfrac{ -50}{7} \leq x+y \leq \dfrac{ 50}{7}

Mà x + y nguyên nên:

-7\le x+y\le7

Vì x+y\ ⋮\ 7;x+y\ne0 ⇒ x + y = ±7.

Ta có:

\left[ \matrix{ \left\{ \matrix{ x+y =7 \hfill \cr x^2 + y^2 = 25 \hfill \cr} \right. \hfill \cr \left\{ \matrix{ x+y =-7 \hfill \cr x^2 + y^2 = -25 \hfill \cr} \right. \space (loại\space vì \space x^2+y^2 \geq 0)\hfill \cr} \right.

\Rightarrow \left\{ \matrix{ x+y =7 \hfill \cr (x + y)^2 -2xy = 25 \hfill \cr} \right.

\Leftrightarrow \left\{ \matrix{ x+y =7 \hfill \cr xy = 12 \hfill \cr} \right.

\Leftrightarrow \left[ \matrix{ (x;y) = (3;4) \hfill \cr (x;y) = (4;3) \hfill \cr} \right. (tm đk)

KL.....

b) 

x^2 - 6x + 4 + 2\sqrt {2x-1} = 0

(đkxđ: x \geq \dfrac{1}2)

\Leftrightarrow x^2-4x+4-(2x-1)+2\sqrt{2x-1}-1=0

\Leftrightarrow (x-2)^2 = (\sqrt {2x-1} -1 )^2

\Leftrightarrow \left[ \matrix{ x-2 = \sqrt {2x-1} -1 \hfill \cr x-2 =1- \sqrt {2x-1} \hfill \cr} \right.

\Leftrightarrow \left[ \matrix{ x-1 = \sqrt {2x-1} \hfill \cr 3-x = \sqrt {2x-1} \hfill \cr} \right.

Với x-1 = \sqrt {2x-1} thì x - 1 ≥ 0 ⇔ x ≥ 1, ta có:

( x-1)^2 = {2x-1} \Leftrightarrow x^2 -4 x + 2 = 0

\Leftrightarrow \left[ \matrix{ x = 2 + \sqrt 2 & (tm) \hfill \cr x = 2 - \sqrt 2 & (loại \space vì \space x\geq 1) \hfill \cr} \right.

Với 3-x=\sqrt{2x-1} thì 3 - x ≥ 0 ⇔ \dfrac{1}2 \leq x \leq 3, ta có:

(3-x)^2=2x-1\Leftrightarrow x^2-8x+10=0

\Leftrightarrow \left[ \matrix{ x = 4-\sqrt 6 & (tm) \hfill \cr x = 4+\sqrt 6 & (loại \space vì \space \dfrac{1}2 \leq x\leq 3) \hfill \cr} \right.

KL: pt có 2 nghiệm .....

Bài 3. 

a)

Đặt:

\frac{xy}{z}=c\frac{yz}{x}=a\frac{zx}{y}=b (a, b, c > 0)

Ta thấy: 

ab + bc + ca = \dfrac{yz}x . \dfrac{zx}y + \dfrac{zx}y . \dfrac{xy}z + \dfrac{xy}z . \dfrac{yz}x = x^2 + y^2 + z^2 = 1

Ta có:

P=\frac{xy}{z}+\frac{yz}{x}+\frac{zx}{y}=a+b+c

Ta đi chứng minh:

(a+b+c)^2\ge3(ab+bc+ca)

\Leftrightarrow a^2+b^2+c^2\ge ab+bc+ca

\Leftrightarrow \dfrac{1}2(a-b)^2 + \dfrac{1}2(b-c)^2+ \dfrac{1}2(c-a)^2 \geq 0 luôn đúng!

Hay( a + b+c)^2 \geq 3(ab+bc+ca) đúng!

Tức là P^2\ge3(ab+bc+ca)=3\Leftrightarrow P\ge\sqrt{3}

Vậy Min_P=\sqrt{3}\Leftrightarrow x=y=z=\frac{\sqrt{3}}{3}

b)

Vì d là một ước nguyên dương của 2n^2, đặt:

2n^2=d.m (m ∈ ℕ*)

\Leftrightarrow d = \dfrac{2n^2}m

Ta chứng minh bài toán bằng phản chứng. Giả sử:

n^2+d=a^2 (a ∈ ℕ*)

\Leftrightarrow n^2 + \dfrac{2n^2}m = a^2

\Leftrightarrow n^2 m^2+{2n^2}m = a^2m^2

\Leftrightarrow n^2 (m^2+{2}m)= (am)^2

Suy ra m^2+2m phải là số chính phương.

Mà ta thấy m^2<m^2+2m<(m+1)^2 nên không là số chính phương

⇒ Vô lý, hay điều giả sử là sai.

Tức là \(n^2 + d\) không phải là số chính phương (đpcm).

Bài 4. 

a) 

Ta thấy: ∠ACB = 90° (góc nội tiếp chắn đường kính) ⇒ ∠CEA = 90° - ∠EAC = ∠CAB = ∠CDB (góc nội tiếp cùng chắn cung CB) = 180° - ∠CDF

Hay ∠CDF + ∠CEF = 180° ⇒ CDFE là tứ giác nội tiếp (đpcm).

b) 

Xét △EBF vuông tại B, có BM là trung tuyến ⇒ BM = EM = FM ⇒ △MEB cân tại M ⇒ ∠AMN = ∠EMB = 180° - 2.∠BEM  (1)

Ta có: ∠BON = ∠BOD = 180° - 2.∠ODB = 180° - 2.∠CEA (cmt) = 180° - 2.∠BEM  (2)

Từ (1) và (2) ⇒ ∠AMN = ∠BON = 180° - ∠AON ⇒ ∠AMN + ∠AON = 180° ⇒ Tứ giác AONM nội tiếp 

⇒ ∠ONM + ∠OAM = 180° ⇒ ∠ONM = 180° - 90° = 90°, hay BN ⊥ NO

Hay tam giác BCN vuông tại N (đpcm).

c)

Vì O' là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác CDFE, M và O lần lượt là trung điểm 2 dây cung EF và CD ⇒ O'M ⊥ EF và O'O ⊥ CD.

Vì AB ⊥ EF (t.c tiếp tuyến) ⇒ O'M // AB hay O'M // OB.

Vì BN ⊥ CD (cmt) ⇒ O'O // NB hay O'O // MB.

Từ hai điều trên suy ra O'OBM là hình bình hành ⇒ O'M = OB = R (cố định).

Vậy O' luôn di chuyển trên đường thẳng song song với EF, luôn cách EF một khoảng = R về phía ngoài đường tròn (đpcm).

Bài 5. 

Ta chia hình vuông đó thành 16 hình vuông đơn vị (cạnh 1cm) như hình vẽ.

Theo nguyên tắc Dirichlet, 65 = 16 x 4 + 1 ⇒ tồn tại một ô vuông có ít nhất 5 điểm đã cho.

Không mất tính tổng quát, gọi hình vuông đó là ABCD như hình. Gọi AC giao BD tại F.

Đường chéo của hình vuông đơn vị là: \sqrt{1+1}=\sqrt{2}<1,5 ⇒ đường tròn (F;0,75 cm) luôn chứa hình vuông ABCD, hay đường tròn (F;0,75 cm) luôn chứa ít nhất 5 điểm trong 65 điểm đã cho (đpcm).


Bình luận