Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 có đáp án - môn Toán - năm 2020 - 2021 sở GD&ĐT Khánh Hòa (Đề chính thức)

Xem lời giải và đáp án chi tiết đề thi tuyển sinh vào lớp 10, môn Toán, năm 2020 - 2021 sở GD&ĐT Khánh Hòa (đề chính thức)

Đáp án 

Câu 1 

a) Ta có:

A=(3 \sqrt{2}-\sqrt{8}) \sqrt{2}

A=(3 \sqrt{2}-\sqrt{2^{2}-2}) \sqrt{2}

A=(3 \sqrt{2}-2 \sqrt{2}) \sqrt{2}

A=\sqrt{2} \cdot \sqrt{2}=2

Vậy A=2

b) x^{2}-5 x+4=0

\Leftrightarrow x^{2}-4 x-x+4=0

\Leftrightarrow\left(x^{2}-4 x\right)-(x-4)=0

\Leftrightarrow x(x-4)-(x-4)=0 \Leftrightarrow(x-4)(x-1)=0

\Leftrightarrow\left[\begin{array}{l}x-4=0 \\ x-1=0 \\ x=4 \\ x=1\end{array}\right.

Câu 2: 

a) Đồ thi parobol

b) Với mọi m=0 tìm tọa độ giao điểm của (d) và (P) bằng phương pháp đại số

Với m=0 ta có (d): y=x

Phương trình tọa độ giao điểm của (d) và (P): 

\frac{1}{2} x^{2}=x \Leftrightarrow \frac{1}{2} x^{2}-x=0

\Leftrightarrow x^{2}-2 x=0

\Leftrightarrow x(x-2)=0

\Leftrightarrow\left[\begin{array}{l}x=0 \\ x-2=0\end{array}\right. \Leftrightarrow\left[\begin{array}{l}x=0 \\ x=2\end{array}\right.

+ Với x=0 \Rightarrow y=0

+ Với x=2 \Rightarrow y=2

Vậy với m=0, thì đường thẳng (d) và (P) sẽ giao nhau tại hai điểm (0,0) và (2,2).

c) 

Phương trình hoành độ giao điểm của đường thẳng (d) và (P) là:

\frac{1}{2} x^{2}=x-m \Leftrightarrow x^{2}-2 x+2 m=0(*)

Đường thẳng (d) và parabol (P) cắt nhau ở hai điểm riêng biệt => Phương trình (*) sẽ có hai nghiệm phân biệt:

\Leftrightarrow \Delta^{\prime}>0 \Leftrightarrow 1-2 m>0 \Leftrightarrow m<\frac{1}{2}

Vậy m<\frac{1}{2} thì (d) với (P) cắt nhau ở hai điểm phân biệt.

Câu 3: 

Gọi x là số lớp của trường A 

Gọi y là số lớp của trường B 

Số thùng mỳ của trường A ủng hộ là: 8x và bao gạo ủng hộ là 5x

Số thùng mỳ của trường B ủng hộ là: 5y và bao gạo ủng hộ là 7y

Vì hai trường đã quyên góp được 1137 phần quà nên ta có phương trình:

8 x+5 x+7 y+8 y=1137 \Leftrightarrow 13 x+15 y=1137

Vì số bao gạo ít hết hơn số thùng mỳ là 75 phần quà nên ta có phương trình: 

(8 x+7 y)-(5 x+8 y)=75 \Leftrightarrow 3 x-y=75

Khi đó ta có hệ phương trình:

[\begin{array}{l} 13 x+15 y=1137 \\ 3 x-y=75 \end{array} \Leftrightarrow [\begin{array}{l} 13 x+15 y=1137 \\ 45 x-15 y=1125 \end{array} \Leftrightarrow[\begin{array}{l} 58 x=2262 \\ 3 x-y=75 \end{array}\Leftrightarrow[\begin{array}{l} x=39 \\ 3.39-y=75 \end{array}

\Leftrightarrow[\begin{array}{l} x=39 \\ y=42 \end{array}

Vậy trường A là 39 lớp và trường B có 42 lớp.

Câu 4: 

a. Chứng minh tứ giác IMON nội tiếp đường tròn

Ta có: IM, IN là đường tiếp tuyến của đường tròn (O) tại M và N M, N \Rightarrow \angle M O=\angle I N O=90^{\circ} (Định nghịa)

Xét tứ giác IMON ta có: \angle I M O+\angle I N O=90^{\circ}+90^{\circ}=180^{\circ}

Mà hai góc này là hai góc đối diện ⇒ Tứ giác IMON là tứ giác nội tiếp đường tròn (dhnb)

b. Chứng minh I M . I N=I H . I K.

Ta có: K là điểm đối xứng của M qua O ⇒ O là trung điểm MK và MK cũng là đường kính của (O).

Ta có: \angle M H K là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn (O).

\Rightarrow \angle M H K=90^{\circ}hay M H \perp H K

Áp dụng hệ đẳng thức cho \triangle I M K vuộng tại M có đường cao MH ta có: I M^{2}=I H . I K

Mà IM=IN (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau).

\Rightarrow I M^{2}=I N \cdot I M=I H \cdot I K(\mathrm{dpcm})

c. Kẻ NP \perp MK. Chứng minh đường thẳng IK đi qua trung điểm NP.

Gọi I K \cap N P=\{J\}, I K \cap M N=\{E\}

Ta có: IM=IN (cmt) nên tam giác IMN cân tại I (tính chất của tam giác cân),

\Rightarrow \angle I N M=\angle I M N (hai góc ở đáy tam giác cân).

Lại có: \angle M N P=\angle I M N (so le trong do N P \| M I- cùng vuống góc với MK)

\Rightarrow \angle I N M=\angle M N P(=\angle I M N)

\Rightarrow N E là phân giác trong \angle I N J

Lại có \angle M N K là góc nội tiếp chắn nửa đường Mtròn (O) nên \angle M N K=90^{\circ}, do đó N K \perp N E nên NK là phân giác của \angle INJ.

Áp dụng tính chất đường phân giác ta có: \frac{NI}{NJ}=\frac{EI}{EJ}=\frac{KI}{KJ}.

Áp dụng định lí Ta-let do N P \| M I ta có: \frac{EI}{EJ}=\frac{MI}{NJ},\frac{KI}{KJ}=\frac{MI}{JP}

Từ đó suy ra \frac{M I}{N J}=\frac{M I}{J P} \Rightarrow N J=J P \Rightarrow J là trung điểm của NP.

Vậy đường thẳng IK đi qua trung điểm của NP (đpcm).

Câu 5 (1đ)

Cho x, y là các số thực thỏa: x, y>0 và x+y \geq \frac{7}{2}

Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức: P=\frac{13 x}{3}+\frac{10 y}{3}+\frac{1}{2 x}+\frac{9}{y}

Ta có:

P=\frac{13 x}{3}+\frac{10 y}{3}+\frac{1}{2 x}+\frac{9}{y}

P=\left(2 x+\frac{1}{2 x}\right)+\left(y+\frac{9}{y}\right)+\frac{7}{3}(x+y)

Áp dụng BĐT Cô-si ta có:

\left\{\begin{array}{l}2 x+\frac{1}{2 x} \geq 2 \sqrt{2 x \cdot \frac{1}{2 x}}=2 \\ y+\frac{9}{y} \geq 2 \sqrt{y \cdot \frac{9}{y}}=6 \\ x+y \geq \frac{7}{2}(g t)\end{array}\right.

\Rightarrow P \geq 2+6+\frac{7}{3} \cdot \frac{7}{2}=\frac{97}{6}

Dấu "=" xảy ra khi \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}2 x=\frac{1}{2 x} \\ y=\frac{9}{y} \quad \Leftrightarrow\left\{y^{2}=9 \quad \Leftrightarrow\right. \\ x+y=\frac{7}{2}\end{array} \quad\left(\begin{array}{l}4 x^{2}=1 \\ x+y=\frac{7}{2}\end{array}\right)\left\{\begin{array}{l}x=\frac{1}{2} \\ y=3\end{array}\right.\right.

Vậy P_{\min }=\frac{97}{6} \Leftrightarrow x=\frac{1}{2}, y=3


Bình luận