-
Lớp 12
-
Lớp 11
-
Lớp 10
- SGK Toán 10 - Đại Số và Hình Học Toán 10
- SGK Toán 10 nâng cao
- SGK Tiếng Anh 10
- SGK Tiếng Anh 10 Mới
- Văn mẫu 10
- Soạn văn 10 chi tiết
- Soạn văn 10 ngắn gọn
- Soạn văn 10 siêu ngắn
- Tác giả - Tác phẩm văn 10
- SGK Vật lý 10
- SGK Vật lý 10 nâng cao
- SGK Hóa học 10
- SGK Hóa học 10 nâng cao
- SGK Sinh học 10
- SGK Sinh học 10 nâng cao
-
Lớp 9
-
Lớp 8
-
Lớp 7
-
Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
- Thông tin tuyển sinh
Luyện tập câu 1 (trang 30 sgk Tiếng Việt 4)
Đề bài / Mô tả:
Bài soạn cho luyện tập câu 1 (trang 30 sgk Tiếng Việt 4)
Đọc và trả lời câu hỏi
Cánh đại bàng rất khỏe. Mỏ đại bàng dài và rất cứng. Đôi chân của nó giống như cái móc hàng của cần cẩu. Đại bàng rất ít bay. Khi chạy trên mặt đất, nó giống như một con ngỗng cụ nhưng nhanh nhẹn hơn nhiều.
Theo Thiên Lương
a) Tìm các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn
Gợi ý:
a. Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận:
- Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?
- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào?
Trả lời:
Đó là các câu:
- Cánh đại bàng rất khỏe.
- Mỏ đại bàng dài và rất cứng.
- Đôi chân của nó giống như cái móc hàng của cần cẩu.
- Đại bàng rất ít bay.
- Khi chạy trên mặt đất, nó giống như một con ngỗng cụ nhưng nhanh nhẹn hơn nhiều.
b) Xác định vị ngữ của các câu trên.
Gợi ý:
b. Từ việc xác định được các câu kể Ai thế nào? tìm được ở câu a .
Trả lời:
Vị ngữ của các câu trên là:
c) Vị ngữ của các câu trên do những từ ngữ nào tạo thành?
Gợi ý:
c. Từ việc tìm ra các vị ngữ ở câu b hãy xác định xem các vị ngữ này có đặc điểm gì?
Trả lời:
Vị ngữ của các câu trên do các tính từ, các cụm tính từ, cụm động từ tạo thành.