Luyện tập câu hỏi trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1


Đề bài / Mô tả: 

Bài soạn ngắn gọn cho luyện tập câu hỏi trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1

- Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng sáng tạo hình ảnh ngôn ngữ văn học dân gian: hình ảnh thân cò, sử dụng nhiều thành ngữ),…

+ Về hình ảnh: Trong ca dao, hình ảnh con cò mang nhiều nét nghĩa. Có khi nó được dùng dể nói về thân phận của người phụ nữ lam lũ, vất vả, chịu thương chịu khó (Con cò lặn lội bờ sông – Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non). Có khi lại tượng trưng cho thân phận người lao động lam lũ, vất vả (Con cò mà đi ăn đêm – đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao). Như vậy, con cò trong ca dao vốn đã gợi nhiều cay đắng, xót xa. Song, khi ứng vào một thân phận cụ thể như trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương, càng gợi lên sự xót xa, tội nghiệp. Hơn nữa, Tú Xương lại dùng cách nói “thân cò” càng để nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú.

 + Vận dụng từ ngữ: Đáng chú ý nhất là thành ngữ “năm nắng mười mưa” được vận dụng một cách sáng tạo. Cụm từ “năm nắng” chỉ sự vất cả. Các từ năm, mười là số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều, được tách ra rồi kế hợp với “nắng mưa” tạo nên một thành ngữ chéo. Qua đó, nói lên sự vất vả, gian lao đồng thời thể hiện được đức tính chịu thương, chịu khó, hết lòng vì chồng, vì con của bà Tú.

- Ngôn ngữ đời sống (cách nói nhiều khẩu ngữ, sử dụng tiếng chửi: "Cha mẹ thói đời ăn ở bạc". 

+ Tiếng chửi chính bản thân mình

+ Chửi thói đời đều cáng, bạc bẽo khiến người phụ nữ phải vất vả, còn mình là người chồng vô tích sự.


Bình luận