-
Lớp 12
-
Lớp 11
-
Lớp 10
- SGK Toán 10 - Đại Số và Hình Học Toán 10
- SGK Toán 10 nâng cao
- SGK Tiếng Anh 10
- SGK Tiếng Anh 10 Mới
- Văn mẫu 10
- Soạn văn 10 chi tiết
- Soạn văn 10 ngắn gọn
- Soạn văn 10 siêu ngắn
- Tác giả - Tác phẩm văn 10
- SGK Vật lý 10
- SGK Vật lý 10 nâng cao
- SGK Hóa học 10
- SGK Hóa học 10 nâng cao
- SGK Sinh học 10
- SGK Sinh học 10 nâng cao
-
Lớp 9
-
Lớp 8
-
Lớp 7
-
Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
- Thông tin tuyển sinh
Luyện tập về phép điệp câu 1 (trang 124 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Đề bài / Mô tả:
Bài soạn siêu ngắn cho luyện tập về phép điệp câu 1 (trang 124 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
a. Ngữ liệu (1):
- Cụm từ nụ tầm xuân được lặp lại nguyên vẹn giúp:
+ Nhịp thơ như chững lại diễn tả sự thảng thốt và nuối tiếc của người con trai khi nghe tin cô gái mình yêu thương đi lấy chồng.
+ Nếu thay thế bằng cụm từ hoa tầm xuân sẽ làm mất đi ý nghĩa cô gái đang ở độ tuổi thiếu nữ (khi chưa lấy chồng) và không logic với vế sau nở ra cánh biếc. Nếu thay thế bằng cụm từ hoa cây này, cách biểu đạt mất vẻ đẹp thẩm mĩ và cũng đánh mất ý nghĩa như cụm từ hoa tầm xuân.
+ Các cụm từ cá mắc câu, chim vào lồng lặp lại ở hai câu sau nhằm nhấn mạnh tình cảnh bị ràng buộc của cô gái. Không lặp lại như thế thì sự so sánh đã rõ ý nhưng không tô đậm được tâm trạng vô vọng và bi kịch bế tắc giữa hai người. Cách lặp này khác với nụ tầm xuân ở trên (nụ tầm xuân ở cuối câu 2 được lặp lại ở đầu câu 3 trong khi các cụm từ chim vào lồng, cá mắc câu cùng ở câu 2 nay tách ra để lặp lại ở đầu câu 3 và câu 4).
b. Việc lặp từ trong các ngữ liệu này không mang màu sắc tu từ mà chỉ nhằm tạo nhịp điệu, tạo tính cân đối, hài hòa để dễ thuộc, dễ nhớ.
c. Phép điệp: là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố ngôn ngữ nào đó (vần, nhịp, từ, cụm, từ) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc hoặc tạo tính hình tượng cho ngôn ngữ nghệ thuật.