Bài 1. Tập hợp Q các số hữu tỉ

Lý thuyết và bài tập cho Bài 1. Tập hợp Q các số hữu tỉ, Chương 1, Đại số 7, Tập 1

1. Số hữu tỉ

Số hữu tỉ là số có thể viết dưới dạng \(\dfrac{a}{b}\) với \(a, b ∈ \mathbb Z, b \ne 0\) và được kí hiệu là \(\mathbb Q\)

Ví dụ: Các số \(5;\dfrac{{ - 1}}{2};\dfrac{2}{3};...\) là các số hữu tỉ

2. Biểu diễn số hữu tỉ trên trục số

Mỗi số hữu tỉ được biểu diễn bởi một điểm trên trục số và không phụ thuộc vào cách chọn phân số xác định nó.

Ví dụ:  Số hữu tỉ \(\dfrac{2}3\) được biểu diễn bởi điểm M trên trục số sau:

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi 1 trang 5 SGK Toán 7 Tập 1

Đề bài

Vì sao các số \(0,6 ; -1,25; 1\dfrac{1}{3}\) là các số hữu tỉ ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Số hữu tỉ là số có thể viết dưới dạng \(\dfrac{a}{b}\) với \(a, b ∈ \mathbb Z, b \ne 0\) và được kí hiệu là \(\mathbb Q\)

Lời giải chi tiết

Các số \(0,6 ; -1,25; 1\dfrac{1}{3}\) là các số hữu tỉ vì: 

Câu hỏi 2 trang 5 SGK Toán 7 Tập 1

Đề bài

Số nguyên \(a\) có là số hữu tỉ không? Vì sao?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Số hữu tỉ là số có thể viết dưới dạng \(\dfrac{a}{b}\) với \(a, b ∈ \mathbb Z, b \ne 0\) và được kí hiệu là \(\mathbb Q\).

Lời giải chi tiết

Số nguyên \(a\) luôn viết được dưới dạng \(\dfrac{c}{d}\) \((c,d \in Z;\,\,d \ne 0)\) do đó \(a\) là số hữu tỉ.

Ví dụ:

Câu hỏi 3 trang 5 SGK Toán 7 Tập 1

Đề bài

Biểu diễn các số nguyên: \(-1;1;2\) trên trục số.

Lời giải chi tiết

Số nguyên \(-1\) được biểu diễn bởi điểm \(A\) nằm bên trái điểm \(0\) và cách điểm \(0\) một đoạn bằng \(1\) đơn vị.

Số nguyên \(1\) được biểu diễn bởi điểm \(B\) nằm bên phải điểm \(0\) và cách điểm \(0\) một đoạn bằng \(1\) đơn vị.

Số nguyên \(2\) được biểu diễn bởi điểm \(C\) nằm bên phải điểm \(0\) và cách điểm \(0\) một đoạn bằng \(2\) đơn vị.

Ta biểu diễn trên trục số như sau:

Câu hỏi 4 trang 6 SGK Toán 7 Tập 1

Đề bài

So sánh hai phân số : \(\dfrac{{ - 2}}{3}\) và \( \dfrac{4}{{ - 5}}\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Bước 1: Quy đồng hai phân số về cùng mẫu dương

Bước 2: So sánh hai phân số cùng mẫu dương.

Bước 3: Kết luận.

Lời giải chi tiết

Ta có:

\(\eqalign{& {{ - 2} \over 3} = {{ - 2.5} \over {3.5}} = {{ - 10} \over {15}}  \cr & {4 \over { - 5}} = {{4.( - 3)} \over {( - 5). - 3}} = {{ - 12} \over {15}} \cr} \)

Câu hỏi 5 trang 7 SGK Toán 7 Tập 1

Đề bài

Trong các số hữu tỉ sau, số nào là số hữu tỉ dương, số nào là số hữu tỉ âm, số nào không là số hữu tỉ dương cũng không là số hữu tỉ âm ?

\(\dfrac{{ - 3}}{7};{\kern 1pt} {\kern 1pt} \dfrac{2}{3};{\kern 1pt} {\kern 1pt} \dfrac{1}{{ - 5}};{\kern 1pt} {\kern 1pt}  - 4;{\kern 1pt} {\kern 1pt} \dfrac{0}{{ - 2}};{\kern 1pt} {\kern 1pt} \dfrac{{ - 3}}{{ - 5}}\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Số hữu tỉ lớn hơn \(0\) gọi là số hữu tỉ dương.

- Số hữu tỉ nhỏ hơn \(0\) gọi là số hữu tỉ âm.

Bài 1 trang 7 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Điền kí hiệu (\(∈, ∉, ⊂\)) thích hợp vào ô vuông    

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+) Tập hợp số tự nhiên: \(\mathbb N = \left\{ {0;\;1;\;2;\;3.........} \right\}.\)

+) Tập hợp số nguyên: \(\mathbb Z = \left\{ {...; - 3;\; - 2;\; - 1;\;0;\;1;\;2;\;3...} \right\}.\)

+) Tập hợp \(\mathbb Q\) là tập hợp các số hữu tỉ gồm các số được viết dưới dạng phân số \(\dfrac{a}{b}\) với \(a, \, \, b \in\mathbb Z, \, \, b \neq 0.\)

Bài 2 trang 7 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

a/ Trong các phân số sau, những phân số nào biểu diễn số hữu tỉ \(\dfrac{3}{-4}\) : 

      \(\dfrac{-12}{15} ; \dfrac{-15}{20}; \dfrac{24}{-32}; \dfrac{-20}{28}; \dfrac{-27}{36}\)       

b/ Biễu diễn số hữu tỉ \(\dfrac{3}{-4}\) trên trục số.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Rút gọn các phân số đã cho sau đó so sánh phân số rút gọn với \(\dfrac{3}{-4}\)

Lời giải chi tiết

a) Ta có: 

\(\dfrac{24}{-32} = \dfrac{24:8}{-32:8} = \dfrac{3}{-4}\)

Bài 3 trang 8 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

So sánh các số hữu tỉ: 

a) \(x = \dfrac{2}{-7}\)  và \(y = \dfrac{-3}{11}.\)

b) \(x = \dfrac{-213}{300}\)  và  \(y = \dfrac{18}{-25}.\)

c) \(x = -0,75\) và \(y = \dfrac{-3}{4}.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Quy đồng mẫu dương các số hữu tỉ đã cho sau đó áp dụng quy tắc so sánh hai phân số cùng mẫu dương.

Lời giải chi tiết

a) Ta có  

Bài 4 trang 8 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

So sánh số hữu tỉ \(\dfrac{a}{b}\) \(\left( {a,\;b \in Z,\;b \ne 0} \right)\) với số 0 khi \(a,\, b\) cùng dấu và khi \(a,\, b\) khác dấu.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+) Dựa vào tính chất của các số hữu tỉ âm và số hữu tỉ dương để so sánh.

Lời giải chi tiết

Với \( {a,\;b \in Z,\;b \neq  0} \) ta có:

- Khi \(a ,\, b\) cùng dấu thì \(\dfrac{a}{b} > 0.\) 

- Khi \(a ,\, b\) khác dấu thì \(\dfrac{a}{b} < 0.\) 

Bài 5 trang 8 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Giả sử  \(x = \dfrac{a}{m}\); \( y = \dfrac{b}{m}\) \(\left( {a,\, b, \, m \in Z,\;m> 0} \right)\) và \(x < y.\) Hãy chứng tỏ rằng nếu chọn  \(z =\dfrac{a + b}{2m}\) thì ta có \(x < z < y.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng tính chất: Nếu \(a,\;b,\;c \in Z\) và \(a<b\) thì \(a + c < b+c.\)

Lời giải chi tiết

Theo đề bài ta có \(x = \dfrac{a}{m}\); \( y = \dfrac{b}{m}\) \(\left( {a,\, b, \, m \in Z,\;m> 0} \right)\) 


Giải các môn học khác

Bình luận