Bài 12. Số thực

Lý thuyết và bài tập cho Bài 12. Số thực, Chương 1, Đại số 7, Tập 1

1. Số thực

Số hữu tỉ và số vô tỉ được gọi chung là số thực.

Tập hợp các số thực được kí hiệu là \(\mathbb R.\)

\( \mathbb R=\mathbb  Q  \cup \mathbb  I.\)

Ví dụ: \(2;3,14;\sqrt 5 ;\dfrac{{ - 4}}{3};...\) đều là những số thực.

2. Trục số thực

- Mỗi số thực được biểu diễn bởi một điểm trên trục số.

- Ngược lại mỗi điểm trên trục số đều biểu diễn một số thực.

Chỉ có tập hợp số thực mới lấp đầy trục số.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi 1 trang 43 SGK Toán 7 Tập 1

Đề bài

Cách viết \(x ∈\mathbb R\) cho ta biết điều gì?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Tập số thực được kí hiệu là: \(\mathbb R\).

Lời giải chi tiết

Ta có cách viết \(x ∈\mathbb R\) cho ta biết \(x\) là một số thực.

Câu hỏi 2 trang 43 SGK Toán 7 Tập 1

Đề bài

So sánh các số thực:

a) \(2,(35)\) và \(2,369121518...\)

b) \(-0,(63)\) và \( - \dfrac{7}{{11}}\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng quy tắc so sánh hai số thập phân, hai số hữu tỉ.

Lời giải chi tiết

Ta có:

a) \(2,35 < 2,369121518…\)

b) \(- 0,(63) =- \dfrac{7}{{11}}\)

Bài 87 trang 44 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

 Điền các dấu \((\in , \notin , \subset )\) thích hợp vào ô vuông:

\(3\) \(\square\) \(\mathbb Q\) ; \(3\) \(\square\) \(\mathbb R\); \(3\) \(\square\)  \(\mathbb I\);

\(-2,53\) \(\square\) \(\mathbb Q\);     \(0,2(35)\) \(\square\) \(\mathbb I\);

\(\mathbb N\) \(\square\) \(\mathbb Z\);    \(\mathbb I\) \(\square\) \(\mathbb R\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng định nghĩa số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số vô tỉ, số thực.

Bài 88 trang 44 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Điền vào chỗ trống (...) trong các phát biểu sau:

a) Nếu \(a\) là số thực thì \(a\) là số ... hoặc số ...

b) Nếu \(b\) là số vô tỉ thì \(b\) viết được dưới dạng ...

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng định nghĩa số vô tỉ, số thực.

+ Số vô tỉ là số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn.

+ Số hữu tỉ và số vô tỉ được gọi chung là số thực.

Lời giải chi tiết

a) Nếu \(a\) là số thực thì \(a\) là số hữu tỉ  hoặc số vô tỉ.

Bài 89 trang 45 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai ?

a) Nếu \(a\) là số nguyên thì \(a\) cũng là số thực;

b) Chỉ có số \(0\) không là số hữu tỉ dương và cũng không là số hữu tỉ âm;

c) Nếu \(a\) là số tự nhiên thì \(a\) không phải là số vô tỉ.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng định nghĩa tập hợp số tự nhiên, nguyên, hữu tỉ, vô tỉ, số thực.

+ Tập số tự nhiên \(\mathbb N = \{0; 1; 2; 3; 4; 5; 6;...\}\)

+ Tập số nguyên \(\mathbb Z = \{...-5; -4; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4; 5; ...\}\)

Bài 90 trang 45 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Thực hiện các phép tính : 

a) \(\left ( \dfrac{9}{25} -2. 18\right ):\left ( 3\dfrac{4}{5} +0,2\right );\)

b) \(\dfrac{5}{18}-1,456:\dfrac{7}{25}+4,5\cdot \dfrac{4}{5}.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng quy tắc cộng, trừ, nhân, chia số hữu tỉ; thứ tự thực hiện phép tính thực hiện trong ngoặc trước ngoài ngoặc sau, nhân chia trước cộng trừ sau.

Lời giải chi tiết

a) \(\left ( \dfrac{9}{25} -2\cdot 18\right ):\left ( 3\dfrac{4}{5} +0,2\right )\)

Bài 91 trang 45 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Điền chữ số thích hợp vào ô vuông:

a) \(-3,02<-3,\square 1;\)

b) \(-7,5\square8>-7,513;\)

c) \(-0,4\square854<-0,49826;\)

d) \(-1,\square0765<-1,892.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Áp dụng quy tắc so sánh hai số thập phân.

- Trong hai số âm, số nào có giá trị tuyệt đối nhỏ (lớn ) hơn thì số ấy lớn (nhỏ) hơn.

Lời giải chi tiết

a) \(-3,02 < -3,01\); 

Bài 92 trang 45 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

 Sắp xếp các số thực:

\(-3,2; 1; -\dfrac{1}{2}; 7,4; 0; -1,5\).

a) Theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.

b) Theo thứ tự từ nhỏ đến lớn của các giá trị tuyệt đối của chúng.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Áp dụng quy tắc so sánh hai số hữu tỉ, tính giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ.

- Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ là khoảng cách từ điểm đó đến điểm \(0\) trên trục số.

Lời giải chi tiết

a) Ta có: \(-\dfrac{1}{2}=-0,5\)

Sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn:

Bài 93 trang 45 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

 Tìm \(x\), biết:

a) \(3,2.x+(-1,2).x+2,7=-4,9;\)

b) \((-5,6).x+2,9.x-3,86=-9,8.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng:

- Quy tắc chuyển vế.

- Tính chất nhân phân phối giữa phép nhân và phép cộng: \(ab + ac = a\left( {b + c} \right)\)

- Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

Lời giải chi tiết

a) \(3,2.x+(-1,2).x+2,7=-4,9\)

 \(3,2.x+(-1,2).x=-4,9-2,7\)

\([3,2+(-1,2)].x=-7,6\)

\(2.x=-7,6\)

 \(x=(-7,6):2\)

Bài 94 trang 45 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

 Hãy tìm các tập hợp:

a) \(\mathbb Q ∩ \mathbb I\)

b) \(\mathbb R ∩ \mathbb I\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Định nghĩa:

- Số hữu tỉ là tập hợp các số có thể viết dưới dạng phân số, hay số hữu tỉ gồm các số thập phân hữu hạn và các số thập phân vô hạn tuần hoàn.

- Số vô tỉ là tập hợp gồm các số thập phân vô hạn không tuần hoàn.

- Số thực là tập hợp gồm số hữu tỉ và số  vô tỉ.

Lời giải chi tiết

Bài 95 trang 45 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Tính giá trị biểu thức: 

\(\eqalign{
& A = - 5,13:\left( {5{5 \over {28}} - 1{8 \over 9}.1,25 + 1{{16} \over {63}}} \right) \cr
& B = \left( {3{1 \over 3}.1,9 + 19,5:4{1 \over 3}} \right).\left( {{{62} \over {75}} - {4 \over {25}}} \right) \cr}\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng quy tắc cộng, trừ, nhân, chia số hữu tỉ; thứ tự thực hiện phép tính trong ngoặc trước ngoài ngoặc sau, nhân chia trước cộng trừ sau.

Lời giải chi tiết


Giải các môn học khác

Bình luận