Bài 6. Lũy thừa của một số hữu tỉ ( tiếp theo)

Lý thuyết và bài tập cho Bài 6. Lũy thừa của một số hữu tỉ ( tiếp theo), Chương 1, Đại số 7, Tập 1

1. Lũy thừa của một tích

Lũy thừa của một tích bằng tích các lũy thừa.                    

\((x.y)^{n}=x^{n}.y^{n}\)

Ví dụ: \({5^3}{.2^3} = {\left( {5.2} \right)^3} = {10^3} = 1000\)

2. Lũy thừa của một thương

Lũy thừa của một thương bằng thương các lũy thừa. 

\({\left( {\dfrac{x}{y}} \right)^n} = \dfrac{x^{n}}{y^{n}}\)    (\(y \ne 0\))

Ví dụ: \({\left( {\dfrac{7}{2}} \right)^2} = \dfrac{{{7^2}}}{{{2^2}}} = \dfrac{{49}}{4}\)

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi 1 trang 21 SGK Toán 7 Tập 1

Đề bài

Tính và so sánh:

a) \({\left( {2.5} \right)^2}\) và \({2^2}{.5^2}\)

b) \({\left( {\dfrac{1}{2}.\dfrac{3}{4}} \right)^3}\) và \({\left( {\dfrac{1}{2}} \right)^3}.{\left( {\dfrac{3}{4}} \right)^3}\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

\({x^n} = \underbrace {x \ldots x}_{n\;thừa \;số}\)        (\( x ∈\mathbb Q, n ∈\mathbb N, n> 1\))

Nếu \(x = \dfrac{a}{b}\) thì \({x^n} = {\left( {\dfrac{a}{b}} \right)^n} = \dfrac{{{a^n}}}{{{b^n}}}\)

Lời giải chi tiết

a)

Câu hỏi 2 trang 21 SGK Toán 7 Tập 1

Đề bài

Tính:

\(\begin{gathered}
a)\,\,{\left( {\frac{1}{3}} \right)^5}{.3^5} \hfill \\
b)\,\,{\left( {1,5} \right)^3}.8 \hfill \\
\end{gathered} \)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng: \((x.y)^{n}=x^{n}.y^{n}\)

Lời giải chi tiết

Câu hỏi 3 trang 21 SGK Toán 7 Tập 1

Đề bài

Tính và so sánh:

\(a)\,\,{\left( {\dfrac{{ - 2}}{3}} \right)^3}\) và \(\dfrac{{{{\left( { - 2} \right)}^3}}}{{{3^3}}}\)

\(b)\,\,\dfrac{{{{10}^5}}}{{{2^5}}}\) và \({\left( {\dfrac{{10}}{2}} \right)^5}\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

\({x^n} = \underbrace {x \ldots x}_{n\;thừa \;số}\)

Lời giải chi tiết

Câu hỏi 4 trang 21 SGK Toán 7 Tập 1

Đề bài

Tính:

\(\dfrac{{{{72}^2}}}{{{{24}^2}}};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{{{{\left( { - 7,5} \right)}^3}}}{{{{\left( {2,5} \right)}^3}}};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{{{{15}^3}}}{{27}}\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng: \({\left( {\dfrac{x}{y}} \right)^n} = \dfrac{x^{n}}{y^{n}}\)    (\(y \ne 0\))

Lời giải chi tiết

Câu hỏi 5 trang 22 SGK Toán 7 Tập 1

Đề bài

Tính

\(\eqalign{
& a)\,\,{\left( {0,125} \right)^3}{.8^3} \cr
& b)\,\,{\left( { - 39} \right)^4}:{13^4} \cr} \)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

\((x.y)^{n}=x^{n}.y^{n}\)

\({\left( {\dfrac{x}{y}} \right)^n} = \dfrac{x^{n}}{y^{n}}\)    (\(y \ne 0\))

Lời giải chi tiết

Ta có:

Bài 34 trang 22 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Trong vở bài tập của bạn Dũng có bài làm sau:                                           

a)   \((-5)^{2}.(-5)^{3}=(-5)^{6}\)

b) \((0,75)^{3}:(0,75)=(0,75)^{2}\)

c) \((0,2)^{10}:(0,2)^{5}=(0,2)^{2}\)

d) \({\left[ {{{\left( { - \dfrac{1}{7}} \right)}^2}} \right]^4} = {\left( { - \dfrac{1}{7}} \right)^6}\)

e) \(\dfrac{50^{3}}{125} = \dfrac{50^{3}}{5^{3}} ={\left( {\dfrac{{50}}{5}} \right)^3}= 10^{3}= 1000\)

f) \(\dfrac{{{8^{10}}}}{{{4^8}}} = {\left( {\dfrac{8}{4}} \right)^{10 - 8}} = {2^2}\)

Bài 35 trang 22 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Ta thừa nhận tính chất sau đây: Với \(a \ne 0,a \ne  \pm 1\) nếu \(a^{m}=a^{n}\) thì \(m = n.\)  Dựa vào tính chất này, hãy tìm các số tự nhiên \(m\) và \(n\), biết

\(\begin{gathered}
a)\,\,{\left( {\frac{1}{2}} \right)^m} = \frac{1}{{32}} \hfill \\
b)\,\,\,\frac{{343}}{{125}} = {\left( {\frac{7}{5}} \right)^n} \hfill \\
\end{gathered} \)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng công thức:\({\left( {\dfrac{x}{y}} \right)^n} = \dfrac{{{x^n}}}{{{y^n}}}\,\,\left( {y \ne 0} \right)\)

Bài 36 trang 22 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Viết các biểu thức sau dưới dạng lũy thừa của một số hữu tỉ:                          

a)  \(10^{8}.2^{8}\)

b) \(10^{8}:2^{8}\)

c) \(25^{4}.2^{8}\)

d) \(15^{8}.9^{4}\)

e) \(27^{2}:25^{3}\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Chú ý các công thức sau:

\(\begin{array}{l}
{\left( {x.y} \right)^n} = {x^n}.{y^n}\\
{\left( {\dfrac{x}{y}} \right)^n} = \dfrac{{{x^n}}}{{{y^n}}}\,\,\left( {y \ne 0} \right)
\end{array}\)

\((x^m)^n=x^{m.n}\)

Bài 37 trang 22 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Tìm giá trị của biểu thức sau

a) \(\dfrac{4^{2}.4^{3}}{2^{10}}\)  

b) \(\dfrac{(0,6)^{5}}{(0,2)^{6}}\)

c)\(\dfrac{2^{7}. 9^{3}}{6^{5}.8^{2}}\)

d) \(\dfrac{6^{3} + 3.6^{2}+ 3^{3}}{-13}\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng các công thức sau:

\(\begin{array}{l}
{\left( {x.y} \right)^n} = {x^n}.{y^n}\\
{\left( {\dfrac{x}{y}} \right)^n} = \dfrac{{{x^n}}}{{{y^n}}}\,\,\left( {y \ne 0} \right)
\end{array}\)

\({\left( {{x^n}} \right)^m} = {x^{n.m}}\)

Bài 38 trang 22 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

a) Viết các số \(2^{27}\) và \(3^{18}\) dưới dạng các lũy thừa có số mũ là \(9\)                   

b) Trong hai số \(2^{27}\) và \(3^{18}\), số nào lớn hơn?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng công thức : \({\left( {{x^m}} \right)^n} = {x^{m.n}}\)

Lời giải chi tiết

a) Ta có: \(2^{27}=(2^{3})^{9}=8^{9}\)

              \(3^{18}=(3^{2})^{9}=9^{9}\) 

b) Vì \(8 < 9\) nên \(8^{9}<9^{9}\)

Vậy theo câu a, ta được   \(2^{27} < 3^{18}\)

Bài 39 trang 23 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Cho \(x ∈\mathbb Q\), và \(x ≠ 0.\) Viết \({x^{10}}\) dưới dạng

a) Tích của hai lũy thừa trong đó có một thừa số là \({x^{7}}\)

b) Lũy thừa của \({x^{2}}\)

c) Thương của hai lũy thừa trong đó số bị chia là \({x^{12}}\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Ta áp dụng các công thức sau:

\(\begin{array}{l}
{\left( {{x^m}} \right)^n} = {x^{m.n}}\\
{x^m}.{x^n} = {x^{m + n}}\\
{x^m}:{x^n} = {x^{m - n}}\left( {x \ne 0,m \ge n} \right)
\end{array}\)

Bài 40 trang 23 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Tính

a) \({\left( {\dfrac{3}{7} + \dfrac{1}{2}} \right)^2}\) 

b)  \({\left( {\dfrac{3}{4} - \dfrac{5}{6}} \right)^2}\)

c) \(\dfrac{{{5^4}{{.20}^4}}}{{{{25}^5}{{.4}^5}}}\)

d) \({\left( {\dfrac{{ - 10}}{3}} \right)^5}.{\left( {\dfrac{{ - 6}}{5}} \right)^4}\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Ta sử dụng các công thức sau:

\({\left( {x.y} \right)^n} = {x^n}.{y^n}\)

\({x^n} = \underbrace {x.x.x...x}_{n\,\,\,thừa\,\,số}\left( {x \in Q,n \in N,n > 1} \right)\)

Bài 41 trang 23 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Tính:

a) \(\left( {1 + \dfrac{2}{3} - \dfrac{1}{4}} \right).{\left( {\dfrac{4}{5} - \dfrac{3}{4}} \right)^2}\)

b) \(2:{\left( {\dfrac{1}{2} - \dfrac{2}{3}} \right)^3}\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng quy tắc:

- Cộng, trừ, nhân, chia số hữu tỉ.

- Lũy thừa của một số hữu tỉ.

Lời giải chi tiết

a)

Bài 42 trang 23 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Tìm số tự nhiên \(n\), biết

a) \(\dfrac{{16}}{{{2^n}}} = 2\)

b) \(\dfrac{{{{\left( { - 3} \right)}^n}}}{{81}} =  - 27\)

c) \({8^n}:{2^n} = 4\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng công thức:

\({x^m}.{x^n} = {x^{m + n}}\)   (\( x ∈\mathbb Q, m,n ∈\mathbb N\))

\({x^m}:{x^n} = {x^{m - n}}\)   (\(x ≠ 0, m ≥ n\))

\({x^n} = {x^m} \Rightarrow n = m\) (với \(x\ne 0, x\ne \pm 1\))

Lời giải chi tiết

a) 

Bài 43 trang 23 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Đố: Biết rằng \({1^2} + {2^2} + {3^2} + ... + {10^2} = 385\),

đố em tính nhanh được tổng \(S = {2^2} + {4^2} + {6^2} + ... + {20^2}.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lũy thừa của một tích bằng tích các lũy thừa.                                

\((x.y)^{n}=x^{n}.y^{n}\)

Lời giải chi tiết


Giải các môn học khác

Bình luận