Bài 6. Giải bài toán bằng cách lập phương trình

Lý thuyết và bài tập cho Bài 6. Giải bài toán bằng cách lập phương trình, Chương 3, Đại số 8, Tập 2

1. Các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình

Bước 1: Lập phương trình

- Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số.

- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết

- Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.

Bước 2. Giải phương trình

Bước 3: Trả lời

Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thoả mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không, rồi kết luận.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi 1 Bài 6 trang 24 SGK Toán 8 Tập 2

Giả sử hàng ngày bạn Tiến dành \(x\) phút để tập chạy. Hãy viết biểu thức với biến \(x\) biểu thị:

a.

Quãng đường Tiến chạy được trong \(x\) phút, nếu chạy với vận tốc trung bình là \(180\)m/ph.

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức: \(s = vt\)

Trong đó: \(s\) là quãng đường

               \(v \) là vận tốc

               \(t\) là thời gian

Lời giải chi tiết:

Quãng đường Tiến chạy được là \(180x\) (m)

b.

Câu hỏi 2 Bài 6 trang 24 SGK Toán 8 Tập 2

Gọi \(x\) là số tự nhiên có hai chữ số (ví dụ \(x=12\)). Hãy lập biểu thức biểu thị số tự nhiên có được bằng cách:

a.

Viết thêm chữ số \(5\) vào bên trái số \(x\) (ví dụ: \(12\to512\), tức là \(500+12\));

Phương pháp giải:

Phân tích số tự nhiên có ba chữ số \(\overline {abc} \) ta có:

\(\eqalign{
& \overline {abc} = 100a + 10b + c \cr 
& \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,= 100a + \overline {bc} \cr 
& \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,= 10\overline {ab} + c \cr} \)

Lời giải chi tiết:

Câu hỏi 3 Bài 6 trang 25 SGK Toán 8 Tập 2

Đề bài

Giải bài toán trong ví dụ 2 bằng cách chọn \(x\) là số chó.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình

Bước 1: Lập phương trình

- Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số.

- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết

- Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.

Bước 2. Giải phương trình

Bước 3: Trả lời

Bài 34 trang 25 SGK Toán 8 tập 2

Đề bài

Mẫu số của một phân số lớn hơn tử số của nó là \(3\) đơn vị. Nếu tăng cả tử và mẫu của nó thêm \(2\) đơn vị thì được phân số mới bằng \(\dfrac{1}{2}\) . Tìm phân số ban đầu.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

B1: Đặt tử số là ẩn tìm điều kiện của ẩn và biểu diễn phân số đó theo ẩn.

B2: Dựa vào dữ kiện của đề bài lập phương trình.

B3: Giải phương trình.

B4: Kết luận (Kiểm tra nghiệm tìm được có thỏa mãn các điều kiện của ẩn không)

Lời giải chi tiết

Bài 35 trang 25 SGK Toán 8 tập 2

Đề bài

Học kì một, số học sinh giỏi của lớp 8A bằng \(\dfrac{1}{8}\) số học sinh cả lớp. Sang học kì hai, có thêm \(3\) bạn phấn đấu trở thành học sinh giỏi nữa, do đó số học sinh giỏi bằng \(20\%\) số học sinh cả lớp. Hỏi lớp 8A có bao nhiêu học sinh?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

B1: Đặt số học sinh của cả lớp là ẩn, biểu diễn số học sinh giỏi của mỗi kì theo ẩn đó.

B2: Lập phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa các đại lượng

B3: Giải phương trình lập được.

Bài 36 trang 26 SGK Toán 8 tập 2

Đề bài

(Bài toán nói về cuộc đời nhà toán học Đi – ô – phăng, lấy trong Hợp tuyển Hi Lạp – Cuốn sách gồm 46 bài toán về số,viết dưới dạng thơ trào phúng),

Thời thơ ấu của Đi – ô – phăng chiếm \(\dfrac{1}{6}\) cuộc đời

 \(\dfrac{1}{{12}}\)  cuộc đời tiếp theo là thời thanh niên sôi nổi

Thêm \(\dfrac{1}{7}\) cuộc đời nữa ông sống độc thân

Sau khi lập gia đình được \(5\) năm thì sinh một con trai

Nhưng số mệnh chỉ cho con sống bằng nửa đời cha

Ông đã từ trần \(4\) năm sau khi con mất


Giải các môn học khác

Bình luận