Bài 4. Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác

Lý thuyết và bài tập cho Bài 4. Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác, Chương 3, Hình học 7, Tập 2

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Đường trung tuyến của tam giác 

Đường trung tuyến của tam giác là đoạn thẳng có một đầu là đỉnh của tam giác đầu kia là trung điểm của cạnh đối diện với đỉnh đó.

Mỗi tam giác có ba đường trung tuyến.

Ví dụ: Tam giác \(ABC\) có \(D\) là trung điểm cạnh \(BC\) thì \(AD\) là một đường trung tuyến của tam giác \(ABC\) 

Như vậy, nếu \(D,E,F\) lần lượt là trung điểm của ba cạnh \(BC,AC,AB\) thì \(AD,BE,CF\) là ba đường trung tuyến của tam giác \(ABC\)

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi 1 Bài 4 trang 65 SGK Toán 7 Tập 2

Đề bài

Hãy vẽ một tam giác và tất cả các đường trung tuyến của nó

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Đường trung tuyến của tam giác là đoạn thẳng có một đầu là đỉnh của tam giác và đầu kia là trung điểm của cạnh đối diện với đỉnh đó.

Mỗi tam giác có ba đường trung tuyến.

Lời giải chi tiết

Ta vẽ \(ΔABC\) và \(3\) đường trung tuyến \(AM, BN, CP\)

Câu hỏi 2 Bài 4 trang 65 SGK Toán 7 Tập 2

Đề bài

Thực hành: Cắt một tam giác bằng giấy. Gấp lại để xác định trung điểm một cạnh của nó. Kẻ đoạn thẳng nối trung điểm này với đỉnh đối diện. Bằng cách tương tự, hãy vẽ tiếp hai đường trung tuyến còn lại.

Quan sát tam giác vừa cắt (trên đó đã vẽ ba đường trung tuyến). Cho biết: Ba đường trung tuyến của tam giác này có cùng đi qua một điểm hay không?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Thực hành và đưa ra nhận xét.

Lời giải chi tiết

Ba đường trung tuyến của tam giác này cùng đi qua một điểm.

Câu hỏi 3 Bài 4 trang 66 SGK Toán 7 Tập 2

Đề bài

 Dựa vào hình \(22\), hãy cho biết:

• \(AD\) có là đường trung tuyến của tam giác \(ABC\) hay không ?

• Các tỉ số \(\dfrac{{AG}}{{AD}}, \dfrac{{BG}}{{BE}},\dfrac{{CG}}{{CF}}\) bằng bao nhiêu?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Tỉ số đoạn thẳng là tỉ số độ dài trên cùng một đơn vị đo của hai đoạn thẳng đó.

Lời giải chi tiết

Bài 23 trang 66 SGK Toán 7 tập 2

Đề bài

Cho \(G\) là trọng tâm của tam giác \(DEF\) với đường trung tuyến \(DH\). Trong các khẳng định sau đây, khẳng định nào đúng ?

\(\dfrac{DG}{DH}= \dfrac{1}{2}\); \(\dfrac{DG}{GH}= 3\) 

\(\dfrac{GH}{DH}= \dfrac{1}{3}\); \(\dfrac{GH}{DG}= \dfrac{2}{3}\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Bài 24 trang 66 SGK Toán 7 tập 2

Đề bài

Cho hình \(25\). Hãy điền số thích hợp vào chỗ trống trong các đẳng thức sau:

a)  \(MG = … MR ;\) \(GR = … MR ;\) \(GR = … MG\)

b)  \(NS = ... NG;\) \(NS = …GS;\) \(NG = ... GS\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng tính chất ba đường trung tuyến của tam giác.

Lời giải chi tiết

Bài 25 trang 67 SGK Toán 7 tập 2

Đề bài

Biết rằng: Trong một tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng một nửa cạnh huyền. Hãy giải bài toán sau:

Cho tam giác vuông \(ABC\) có hai cạnh góc vuông \(AB = 3\,cm, AC = 4\,cm.\) Tính khoảng cách từ đỉnh \(A\) tới trọng tâm \(G\) của tam giác \(ABC.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng

- Tính chất đường trung tuyến của tam giác và nhận xét trong một tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh bằng một nửa cạnh huyền.

- Định lí Pitago

Lời giải chi tiết

Bài 26 trang 67 SGK Toán 7 tập 2

Đề bài

Chứng minh định lí: Trong một tam giác cân, hai đường trung tuyến ứng với hai cạnh bên thì bằng nhau.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng tính chất tam giác cân và trung tuyến của tam giác, từ đó chứng minh hai tam giác bằng nhau.

Lời giải chi tiết

Giả sử \(∆ABC\) cân tại \(A\) có hai đường trung tuyến \(BM\) và \(CN\), ta chứng minh \(BM = CN.\) 

Bài 27 trang 67 SGK Toán 7 tập 2

Đề bài

Hãy chứng minh định lí đảo của định lí trên: Nếu tam giác có hai đường trung tuyến bằng nhau thì tam giác đó cân.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Chứng minh tam giác \(ABC\) cân tại \(A\) ta chứng minh \(\widehat B = \widehat C\) hoặc \(AB = AC.\)

Lời giải chi tiết

Ta đưa về bài toán: Cho \(∆ABC\) có hai đường trung tuyến \(BM\) và \(CN\) cắt nhau ở \(G.\) Biết \(BM=CN\), chứng minh tam giác \(ABC\) là tam giác cân.

Bài 28 trang 67 SGK Toán 7 tập 2

Đề bài

Cho tam giác \(DEF\) cân tại \(D\) với đường trung tuyến \(DI\).

a) Chứng minh \(∆DEI  = ∆DFI.\)

b) Các góc \(DIE\) và góc \(DIF\) là những góc gì?

c) Biết \(DE = DF = 13\,cm,\) \(EF = 10\,cm,\) hãy tính độ dài đường trung tuyến \(DI.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng tính chất của tam giác cân, tính chất đường trung tuyến và định lý Pytago.

Lời giải chi tiết

Bài 29 trang 67 SGK Toán 7 tập 2

Đề bài

Cho \(G\) là trọng tâm của tam giác đều \(ABC.\) Chứng minh rằng:

                   \(GA = GB = GC.\)

Hướng dẫn: Áp dụng định lí ở bài tập \(26.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng định lí ở bài tập \(26\): Trong một tam giác cân, hai đường trung tuyến ứng với hai cạnh bên thì bằng nhau.

Lời giải chi tiết

Bài 30 trang 67 SGK Toán 7 tập 2

Đề bài

Gọi \(G\) là trọng tâm của tam giác \(ABC\). Trên tia \(AG\) lấy điểm \(G’\) sao cho \(G\) là trung điểm của \(AG’\).

a) So sánh các cạnh của tam giác \(BGG’\) với các đường trung tuyến của tam giác \(ABC.\)

b) So sánh các đường trung tuyến của tam giác \(BGG’\) với các cạnh của tam giác \(ABC.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng tính chất đường trung tuyến của tam giác.

Lời giải chi tiết


Giải các môn học khác

Bình luận