Bài 12. Hình vuông

Lý thuyết và bài tập cho Bài 12. Hình vuông, Chương 1, Hình học 8, Tập 1

1. Định nghĩa

Hình vuông là tứ giác có bốn góc vuông và có bốn cạnh bằng nhau.

Hình vuông ABCD có\(AB=BC=CD=DA\) và \(\widehat A = \widehat B = \widehat C = \widehat D = {90^0}\)

Nhận xét: 

- Hình vuông là hình chữ nhật có bốn cạnh bằng nhau. 

- Hình vuông là hình thoi có bốn góc vuông.

- Hình vuông vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi 1 bài 12 trang 107 SGK Toán 8 Tập 1

Đề bài

Đường chéo của hình vuông có những tính chất gì?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Hình vuông vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi. 

Lời giải chi tiết

Hình vuông có tất cả các tính chất của hình chữ nhật và hình thoi.

\(⇒\) Hai đường chéo của hình vuông có tính chất:

- Hai đường chéo bằng nhau.

- Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.

- Hai đường chéo vuông góc với nhau.

- Hai đường chéo là các đường phân giác của các góc hình vuông.

Câu hỏi 2 bài 12 trang 108 SGK Toán 8 Tập 1

Đề bài

Tìm các hình vuông trên hình \(105.\) 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng dấu hiệu nhận biết hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.

Lời giải chi tiết

- Hình 105a: Tứ giác \(ABCD\) có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường \(⇒ ABCD\) là hình bình hành.

Hình bình hành \(ABCD\) có hai đường chéo bằng nhau \(⇒ ABCD\) là hình chữ nhật.

Bài 79 trang 108 SGK Toán 8 tập 1

LG a.

Một hình vuông có cạnh bằng \(3cm\). Đường chéo của hình vuông đó bằng \(6cm\),  \(\sqrt{18}cm\), \(5cm\) hay \(4cm\) ?

Phương pháp giải:

Áp dụng định lí Pytago: Bình phương cạnh huyền bằng tổng các bình phương của hai cạnh góc vuông.

Lời giải chi tiết:

Gọi đường chéo của hình vuông có độ dài là \(a\).

Ta có: \({a^{2}} = {\rm{ }}{3^2} + {\rm{ }}{3^2} = {\rm{ }}18\) (định lí Pytago)

Bài 80 trang 108 SGK Toán 8 tập 1

Đề bài

Hãy chỉ rõ tâm đối xứng của hình vuông, các trục đối xứng của hình vuông.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng:  

+ Hình bình hành nhận giao điểm của hai đường chéo là tâm đối xứng.

+ Hình thang cân nhận đường thẳng nối trung điểm hai cạnh đáy là trục đối xứng.

+ Hình thoi nhận hai đường chéo là hai trục đối xứng. 

Lời giải chi tiết

Bài 81 trang 108 SGK Toán 8 tập 1

Đề bài

 Cho hình \(106.\) Tứ giác \(AEDF\) là hình gì ? Vì sao ? 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng dấu hiệu nhận biết hình vuông: Hình thoi có một góc vuông là hình vuông.

Lời giải chi tiết

Tứ giác \(AEDF\) có \(EA // DF\) (cùng vuông góc \(AC\)) 

\(DE // FA\) (cùng vuông góc với \(AB\))

Suy ra \(AEDF\) là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết hình bình hành)

Bài 82 trang 108 SGK Toán 8 tập 1

Đề bài

Cho hình \(107\), trong đó \(ABCD\) là hình vuông. Chứng minh rằng tứ giác \(EFGH\) là hình vuông. 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng:

+) Dấu hiệu nhận biết hình thoi: Tứ giác có \(4\) cạnh bằng nhau là hình thoi.

+) Dấu hiệu nhận biết hình vuông: Hình thoi có một góc vuông là hình vuông.

Lời giải chi tiết

Các tam giác vuông \(AEH, BFE, CGF, DHG\) có:

\(AE = BF = CG = DH\) (1) (giả thiết)

Bài 83 trang 109 SGK Toán 8 tập 1

Đề bài

Các câu sau đúng hay sai ?
a) Tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi.

b) Tứ giác có hai đường chéo vuông góc nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình thoi.

c) Hình thoi là tứ giác có tất cả các cạnh bằng nhau.

d) Hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông.

e) Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng: Các dấu hiệu nhận biết hình thoi, hình vuông.

Lời giải chi tiết

Bài 84 trang 109 SGK Toán 8 tập 1

Đề bài

 Cho tam giác \(ABC\), \(D\) là điểm nằm giữa \(B\) và \(C.\) Qua \(D\) kẻ các đường thẳng song song với \(AB\) và \(AC\), chúng cắt các cạnh \(AC\) và \(AB\) theo thứ tự ở \(E\) và \(F.\)

a) Tứ giác \(AEDF\) là hình gì ? Vì sao ?

b) Điểm \(D\) ở vị trí nào trên cạnh \(BC\) thì tứ giác \(AEDF\) là hình thoi ?

c) Nếu tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) thì tứ giác \(AEDF\) là hình gì ? Điểm \(D\) ở vị trí nào trên cạnh \(BC\) thì tứ giác \(AEDF\) là hình vuông ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Bài 85 trang 109 SGK Toán 8 tập 1

Đề bài

Cho hình chữ nhật \(ABCD\) có \(AB = 2AD\).  Gọi \(E, F\) theo thứ tự là trung điểm của \(AB, CD\). Gọi \(M\) là giao điểm của \(AF\) và \(DE\), \(N\) là giao điểm của \(BF\) và \(CE\).

a) Tứ giác \(ADFE\) là hình gì? Vì sao?

b) Tứ giác \(EMFN\) là hình gì? Vì sao?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng dấu hiệu nhận biết:

- Tứ giác có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành,

- Tứ giác có các cặp cạnh đối song song là hình bình hành,

Bài 86 trang 109 SGK Toán 8 tập 1

Đề bài

Đố. Lấy một tờ giấy gấp làm tư rồi cắt chéo theo nhát cắt \(AB\) (h.\(108\)). Sau khi mở tờ giấy ra, ta được một tứ giác. Tứ giác nhận được là hình gì ? Vì sao ? Nếu ta có \(OA = OB\) thì tứ giác nhận được là hình gì ? 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng:

+) Dấu hiệu nhận biết hình thoi: Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi.


Giải các môn học khác

Bình luận