Bài 3. Hình thang cân

Lý thuyết và bài tập cho Bài 3. Hình thang cân, Chương 1, Hình học 8, Tập 1

1. Định nghĩa

Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau.

Ví dụ: \(ABCD\) là hình thang cân (đáy \(AB; CD\))

\(\Leftrightarrow AB // CD\) và \(\widehat{C}=\widehat{D}\)

2. Tính chất

Định lí 1: Trong một hình thang cân, hai cạnh bên bằng nhau.

Ví dụ: \(ABCD\) là hình thang cân (đáy \(AB, CD\)) \( \Rightarrow  AD = BC\)

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi 1 bài 3 trang 72 SGK Toán 8 Tập 1

Đề bài

Hình thang \(ABCD\) (\(AB // CD\)) trên hình \(23\) có gì đặc biệt?

Lời giải chi tiết

Hình thang \(ABCD\) trên hình \(23\) có hai góc kề cạnh đáy lớn bằng nhau.

Câu hỏi 2 bài 3 trang 72 SGK Toán 8 Tập 1

Cho hình \(24.\) 

LG a.

Tìm các hình thang cân.

Phương pháp giải:

Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau.

Lời giải chi tiết:

+) Xét tứ giác \(ABCD\) có \(\widehat A+\widehat C=80^0+100^0=180^0\) mà hai góc này ở vị trí trong cùng phía nên \(AB//CD\). Do đó \(ABCD\) là hình thang.

Lại có \(\widehat A=\widehat B=80^0\) nên hình thang \(ABCD\) là hình thang cân.

Câu hỏi 3 bài 3 trang 74 SGK Toán 8 Tập 1

Đề bài

Cho đoạn thẳng \(CD\) và đường thẳng \(m\) song song với \(CD\) (h.\(29\)). Hãy vẽ các điểm \(A, B\) thuộc \(m\) sao cho \(ABCD\) là hình thang có hai đường chéo \(CA, DB\) bằng nhau. Sau đó hãy đo các góc \(\widehat C\) và \(\widehat D\) của hình thang \(ABCD\) đó để dự đoán về dạng của các hình thang có đường chéo bằng nhau. 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Vẽ hình, đo góc rồi rút ra nhận xét.

Lời giải chi tiết

Bài 11 trang 74 SGK Toán 8 tập 1

Đề bài

Tính độ dài các cạnh của hình thang cân \(ABCD\) trên giấy kẻ ô vuông (h.\(30\), độ dài cạnh ô vuông là \(1\,cm\)).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Áp dụng định lý Pi-ta-go.

- Áp dụng tính chất hình thang cân: Trong hình thang cân hai cạnh bên bằng nhau.

Lời giải chi tiết

Theo hình vẽ, ta có: \(AB = 2cm, CD = 4cm\). Lấy điểm \(E\) như hình vẽ, \(A{\rm{E}} \bot DC\), \(AE= 3cm, ED = 1cm\).

Bài 12 trang 74 SGK Toán 8 tập 1

Đề bài

Cho hình thang cân \(ABCD \;( AB // CD, AB < CD).\) Kẻ đường cao \(AE, BF\) của hình thang. Chứng minh rằng \(DE = CF.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+) Tính chất hình thang cân: hình thang cân có hai cạnh bên bằng nhau, hai góc kề \(1\) đáy bằng nhau.

+) Dấu hiệu nhận biết hai tam giác vuông bằng nhau: Nếu cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.

Bài 13 trang 74 SGK Toán 8 tập 1

Đề bài

Cho hình thang cân \(ABCD \;(AB // CD)\), \(E\) là giao điểm của hai đường chéo. Chứng minh rằng \(EA = EB, EC = ED.\)

Video hướng dẫn giải

 

Bài 14 trang 75 SGK Toán 8 tập 1

Đề bài

Trong các tứ giác \(ABCD\) và \(EFGH\) trên giấy kẻ ô vuông (h.\(31\)), tứ giác nào là hình thang cân? Vì sao?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+ Để chứng minh một hình thang là hình thang cân, ta sử dụng một trong các cách sau:

   - Chứng minh hai góc kề một đáy bằng nhau 

   - Chứng minh hai đường chéo bằng nhau

+ Định lý Pytago: \(ΔABC\) vuông tại \(A\) ta có: \(AB^2 + AC^2 = BC^2.\)

Bài 15 trang 75 SGK Toán 8 tập 1

Đề bài

Cho \(\Delta ABC\) cân tại \(A.\) Trên các cạnh bên \(AB, AC\) lấy theo thứ tự các điểm \(D\) và \(E\) sao cho \(AD = AE.\)

a) Chứng minh rằng \(BDEC\) là hình thang cân.

b) Tính các góc của hình thang cân đó, biết rằng \(\widehat{A}=50^o\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.

- Hình thang cân là hình thang có hai góc kề với một đáy bằng nhau.

- Định lí tổng ba góc của một tam giác bằng \(180^o\).

Bài 16 trang 75 SGK Toán 8 tập 1

Đề bài

Cho tam giác \(ABC\) cân tại \(A\), các đường phân giác \(BD, CE\) (\(D ∈ AC, E ∈ AB\)). Chứng minh rằng \(BEDC\) là hình thang cân có đáy nhỏ bằng cạnh bên.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Hai tam giác bằng nhau có các cạnh tương ứng bằng nhau.

- Tam giác cân có hai cạnh bên bằng nhau và hai góc ở đáy bằng nhau.

- Hai đường thẳng song song khi có cặp góc đồng vị bằng nhau. 

- Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.

- Hình thang cân là hình thang có hai góc kề với một đáy bằng nhau.

Bài 17 trang 75 SGK Toán 8 tập 1

Đề bài

Hình thang \(ABCD\; (AB // CD)\) có \(\widehat{ACD}=\widehat{BDC}\). Chứng minh rằng \(ABCD\) là hình thang cân.

Video hướng dẫn giải

 

Bài 18 trang 75 SGK Toán 8 tập 1

Đề bài

Chứng minh định lí "Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân" qua bài toán sau: Cho hình thang \(ABCD\) \(\left( {AB//C{\rm{D}}} \right)\) có \(AC = BD.\)

Qua \(B\) kẻ đường thẳng song song với \(AC\), cắt đường thẳng \(DC\) tại \(E.\) Chứng mình rằng:

a) \(∆BDE\) là tam giác cân.

b) \(∆ACD = ∆BDC.\)

c) Hình thang \(ABCD\) là hình thang cân.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng:

- Hình thang cân là hình thang có hai góc kề với một đáy bằng nhau.

Bài 19 trang 75 SGK Toán 8 tập 1

Đề bài

Đố. Cho ba điểm \(A, D, K\) trên giấy kẻ ô vuông (h.\(32\)). Hãy tìm điểm thứ tư \(M\) là giao điểm của các dòng kẻ sao cho nó cùng với ba điểm đã cho là bốn đỉnh của một hình thang cân

.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng dấu hiệu nhận biết hình thang cân.

Lời giải chi tiết


Giải các môn học khác

Bình luận