Bài 3. Bảng lượng giác

Lý thuyết và bài tập cho Bài 3. Bảng lượng giác, Chương 1, Phần hình học, Toán 9

Bảng sin và côsin

Lý thuyết về bảng lượng giác:

1. Cấu tạo của bảng lượng giác

- Bảng sin và côsin (Bảng VIII)

- Bảng tang và côtang (Bảng IX)

- Bảng tang của các góc gần 90° (Bảng X)

Nhận xét:

Khi góc α tăng từ 0° đến 90° (0°<α < 90°) thì sinα và tgα tăng còn cosα và cotgα giảm.

2. Cách dùng bảng, dùng máy tính:

a) Tìm tỉ số lượng giác của một góc nhọn cho trước.

b) Tìm số đo của góc nhọn khi biết một tỷ số lượng giác của góc đó.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi 1 Bài 3 trang 80 SGK Toán 9 Tập 1

Đề bài

Sử dụng bảng, tìm cot47o24’

Lời giải chi tiết

cot47o24’ = 0,9195

Câu hỏi 2 Bài 3 trang 80 SGK Toán 9 Tập 1

Đề bài

Sử dụng bảng, tìm \(tg\, 82^013'\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng bảng lượng giác

Lời giải chi tiết

\(tg\,82^013' \approx 7,316\)

Câu hỏi 3 Bài 3 trang 80 SGK Toán 9 Tập 1

Đề bài

Sử dụng bảng tìm góc nhọn \(\alpha \), biết \(cotg\alpha  = 3,006\)

Lời giải chi tiết

\(cotg\alpha  = 3,006 \Rightarrow \alpha  \approx {18^o24'}\)

Câu hỏi 4 Bài 3 trang 80 SGK Toán 9 Tập 1

Đề bài

Tìm góc nhọn \(\alpha\) (làm tròn đến độ), biết \(\cos \alpha=0,5547\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng bảng lượng giác

Lời giải chi tiết

\(\cos \alpha=0,5547\) \(\Rightarrow \alpha  \approx 56^0\).

Bài 18 trang 83 SGK Toán 9 tập 1

Đề bài

Dùng bảng lượng giác hoặc máy tính bỏ túi để tìm các tỉ số lượng giác sau (làm tròn tới chữ số thập phân thứ tư) :

a) \(\sin 40^{\circ}12'\);

b) \(\cos 52^{\circ}54'\);

c) \(\tan 63^{\circ}36'\);

d) \(\cot 25^{\circ}18'\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+) Sử dụng bảng lượng giác hoặc dùng máy tính bỏ túi để bấm các tỉ số lượng giác.

+) Dùng quy tắc làm tròn để làm tròn đến chữ số thập phân thứ tư.

Lời giải chi tiết

a) \( \sin40^{\circ}12'\approx 0,6455\);

Bài 19 trang 84 SGK Toán 9 tập 1

Đề bài

Dùng bảng lượng giác hoặc máy tính bỏ túi để tìm số đo của góc nhọn \(x\) (làm tròn đến phút), biết rằng:

a) \(\sin x=0,2368\);

b) \(\cos x=0,6224\);

c) \(\tan x=2,154\);

d) \(\cot x=3,251\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) \(\sin \alpha = m\). Dùng máy tính lần lượt bấm các phím:

b) và c) làm tương tự.

Bài 20 trang 84 SGK Toán 9 tập 1

Đề bài

Dùng bảng lượng giác (có sử dụng phần hiệu chỉnh) hoặc máy tính bỏ túi, hãy tìm các tỉ số lượng giác sau (làm tròn đến chữ số thập phân thứ tư) :

a) \(\sin 70^{\circ}13'\);

b) \(\cos25^{\circ}32'\);

c) \(\tan 43^{\circ}10'\);

d) \(\cot 32^{\circ}15'\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+) Thực hiện bấm máy tính và dùng quy tắc làm tròn số. 

+) Sử dụng công thức \(\tan \alpha . \cot \alpha = 1 \Rightarrow \cot \alpha = \dfrac{1}{\tan \alpha}\).

Bài 21 trang 84 SGK Toán 9 tập 1

Đề bài

Dùng bảng lượng giác hoặc máy tính bỏ túi để tìm góc nhọn \(x\) (làm tròn kết quả đến độ), biết rằng:

a) \(\sin x=0,3495;\)

b) \(\cos x=0,5427\);

c)  \(\tan x=1,5142\);

d) \(\cot x=3,163\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) b) c)  Dùng máy tính bỏ túi 

d) Sử dụng công thức \(\tan \alpha. \cot \alpha = 1 \Rightarrow \tan \alpha =\dfrac{1}{\cot \alpha}\).

Biết \(\cot \alpha\) tính được \(\tan \alpha\) từ đó tìm được góc \(\alpha\).

Lời giải chi tiết

Bài 22 trang 84 SGK Toán 9 tập 1

Đề bài

So sánh: 

a) \(\sin 20^{\circ}\) và \(\sin 70^{\circ}\)

b) \(\cos 25^{\circ}\) và \(\cos 63^{\circ}15'\)

c) \(\tan 73^{\circ}20'\) và \(\tan 45^{\circ}\)

d) \(\cot 2^{\circ}\) và \(\cot 37^{\circ}40'\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Nếu \(0^o < \alpha\ ,\ \beta < 90^o\) thì: 

+) \(\alpha < \beta  \Rightarrow \sin \alpha < \sin \beta\)     

+) \(\alpha < \beta  \Rightarrow \cos \alpha > \cos \beta\).

Bài 23 trang 84 SGK Toán 9 tập 1

Đề bài

Tính: 

a) \(\dfrac{\sin25^{\circ}}{\cos 65^{\circ}}\)

b) \(\tan 58^{\circ} - \cot 32^{\circ}\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Dùng công thức hai góc phụ nhau: Nếu \(\alpha + \beta = 90^o\) thì \(sin \alpha = \cos \beta\) để đưa về cùng \(\sin\).

b) Dùng công thức hai góc phụ nhau: Nếu \(\alpha + \beta = 90^o\) thì \(tan \alpha = \cot \beta\) để đưa về cùng \(\tan\).

Lời giải chi tiết

a) Ta có: \(\cos 65^o = \sin (90^o - 65^o)= \sin 25^o\).

Bài 24 trang 84 SGK Toán 9 tập 1

Đề bài

Sắp xếp các tỉ số lượng giác sau theo thứ tự tăng dần:

a) \(\sin 78^{\circ}, \cos 14^{\circ}, \sin 47^{\circ},\cos 87^{\circ}\);

b) \(\tan 73^{\circ}, \cot 25^{\circ}, \tan 62^{\circ}, \cot 38^{\circ}\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) +) Sử dụng công thức \(\cos \alpha = \sin (90^o - \alpha)=\sin \beta\) để đưa hết về cùng là \(\sin\) của một góc. 

+) Nếu \(\alpha < \beta  \Rightarrow \sin \alpha < \sin \beta\),  với \(0^o < \alpha\ ,\ \beta < 90^o\).

Bài 25 trang 84 SGK Toán 9 tập 1

Đề bài

So sánh:

a) \(\tan 25^o\) và \(\sin 25^o\).

b) \(\cot 32^o\) và \(\cos 32^o\);

c) \(\tan 45^o\) và \(\cos 45^o\);

d) \(\cot 60^o\) và \(\sin 30^o\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+)  Sử dụng các công thức định nghĩa tỉ số lượng giác. Chú ý rằng \(0< \cos \alpha,\ \sin \alpha < 1\) với \(0^o < \alpha < 90^o\). 

+) Sử dụng công thức tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau: nếu \(\alpha + \beta = 90^o\) thì:

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 3 - Chương 1 - Hình học 9

Đề bài

Bài 1. Tính (không dùng bảng số và máy tính):

\(A = {\sin ^2}15^\circ  + {\sin ^2}75^\circ  + \tan 23^\circ\)\(\;  - \cot 67^\circ - {{\cot 37^\circ } \over {\tan 53^\circ }}\)

Bài 2. Cho \(∆ABC\) nhọn có \(BC = a, CA = b, AB = c\). Chứng minh rằng :

\({a \over {\sin A}} = {b \over {\sin B}} = {c \over {\sin C}}\)

Lời giải chi tiết

Bài 1. Ta có:

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 3 - Chương 1 - Hình học 9

Đề bài

Bài 1. Không dùng bảng số và máy tính, hãy sắp xếp các tỉ số lượng giác sau đây theo thứ tự giảm dần : sin25˚; cos35˚; sin50˚; cos70˚.

Bài 2. Cho ∆ABC vuông tại A, biết \(\tan B = {3 \over 4}\). Hãy tính các tỉ số lượng giác của góc C.

Lời giải chi tiết

Bài 1. Ta có:

\(\eqalign{  & \cos 35^\circ  = \sin \left( {90^\circ  - 35^\circ } \right) = \sin 55^\circ   \cr  & \cos 70^\circ  = \sin \left( {90^\circ  - 70^\circ } \right) = \sin 20^\circ . \cr} \)

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 3 - Chương 1 - Hình học 9

Đề bài

Bài 1. Cho \(\tan α = 3\). Tính \({{\cos \alpha  + sin\alpha } \over {\cos \alpha  - \sin \alpha }}\)

Bài 2. Cho \(∆ABC\) có góc A nhọn. Chứng minh rằng : \({S_{ABC}} = {1 \over 2}AB.AC.\sin A\)

Lời giải chi tiết

Bài 1. Đặt \(A = {{\cos \alpha  + \sin \alpha } \over {\cos \alpha  - \sin \alpha }}.\) Chia cả tử và mẫu của A cho \(\cos α\), ta có:

\(A = {{1 + \tan \alpha } \over {1 - \tan \alpha }}\)

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Bài 3 - Chương 1 - Hình học 9

Đề bài

Bài 1. Cho góc nhọn \(α\), biết \(\sin \alpha  = {2 \over 3}.\) Không tính số đo góc \(α\), hãy tính \(\cos α, \tanα, \cotα.\)

Bài 2. Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Biết AB = 10cm, BH = 5cm, chứng minh rằng : tanB = 3tanC.

Lời giải chi tiết

Bài 1. Ta có: \({\sin ^2}\alpha  + {\cos ^2}\alpha  = 1\)

\(\Rightarrow \cos \alpha  = \sqrt {1 - {{\sin }^2}\alpha }  = \sqrt {1 - {{\left( {{2 \over 3}} \right)}^2}}\)\(\,  = {{\sqrt 5 } \over 3}\)

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Bài 3 - Chương 1 - Hình học 9

Đề bài

Bài 1. Không dùng bảng lượng giác và máy tính, hãy so sánh:

a. tan28˚ và sin28˚

b. tan32˚ và cos58˚

Bài 2. Cho ∆ABC vuông tại A. Chứng minh rằng:  \(\tan {{\widehat {ABC}} \over 2} = {{AC} \over {AB + BC}}\)

Lời giải chi tiết

Bài 1. a. Ta có: 0 < cosα < 1 và tanα > 0


Giải các môn học khác

Bình luận