Bài 3. Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây

Lý thuyết và bài tập cho Bài 3. Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây, Chương 2, Phần hình học, Toán 9

Trong một đường tròn: Hai dây bằng nhau thì cách đều tâm. Hai dây cách đều tâm thì bằng nhau.

Lý thuyết liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây

Định lý 1: Trong một đường tròn: 

a) Hai dây bằng nhau thì cách đều tâm.

b) Hai dây cách đều tâm thì bằng nhau.

Định lý 2. Trong hai dây của một đường tròn:

a) Dây nào lớn hơn thì dây đó gần tâm hơn.

b) Dây nào gần tâm hơn thì dây đó lớn hơn. 

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi 1 Bài 3 trang 105 SGK Toán 9 Tập 1

Đề bài

Hãy sử dụng kết quả của bài toán ở mục 1 để chứng minh rằng:

a) Nếu AB = CD thì OH = OK.

b) Nếu OH = OK thì AB = CD. 

Lời giải chi tiết

Xét đường tròn \((O)\) có 

OH là một phần đường kính vuông góc với dây AB

\( \Rightarrow \) H là trung điểm của \(AB \Rightarrow AB{\rm{ }} = {\rm{ }}2HB\)

OK là một phần đường kính vuông góc với dây CD

Câu hỏi 2 Bài 3 trang 105 SGK Toán 9 Tập 1

Đề bài

Hãy sử dụng kết quả bài toán ở mục 1 để so sánh các độ dài:

a) OH và OK, nếu biết AB>CD

b) AB và CD, nếu biết OH<OK

Lời giải chi tiết

 

Xét đường tròn \((O)\) có 

OH là một phần đường kính vuông góc với dây AB

\( \Rightarrow \) H là trung điểm của \(AB \Rightarrow AB{\rm{ }} = {\rm{ }}2HB\)

OK là một phần đường kính vuông góc với dây CD

Câu hỏi 3 Bài 3 trang 105 SGK Toán 9 Tập 1

Đề bài

Cho tam giác ABC, O là giao của các đường trung trực của tam giác; D, E, F theo thứ tự là trung điểm của các cạnh \(AB, BC, AC.\) Cho biết \(OD > OE, OE = OF\) (h.69).

Hãy so sánh các độ dài:

a) BC và AC;

b) AB và AC.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng:

Trong hai dây của một đường tròn:

+ Hai dây cách đều tâm thì bằng nhau

+ Dây nào xa tâm hơn thì dây đó nhỏ hơn 

Bài 12 trang 106 SGK Toán 9 tập 1

Đề bài

Cho đường tròn tâm \(O\) bán kính \(5cm\), dây \(AB\) bằng \(8cm\).

a) Tính khoảng cách từ tâm \(O\) đến dây \(AB\). 

b) Gọi \(I\) là điểm thuộc dây \(AB\) sao cho \(AI=1cm\). Kẻ dây \(CD\) đi qua \(I\) và vuông góc với \(AB\). Chứng minh rằng \(CD=AB\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) +) Sử dụng định lý: Trong một đường tròn, đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm của dây ấy.

 +) Sử dụng định lí Pytago: \(\Delta{ABC}\), vuông tại \(A\) thì \(BC^2=AC^2+AB^2\).

Bài 13 trang 106 SGK Toán 9 tập 1

Đề bài

Cho đường tròn \((O)\) có các dây \(AB\) và \(CD\) bằng nhau, các tia \(AB\) và \(CD\) cắt nhau tại điểm \(E\) nằm bên ngoài đường tròn. Gọi \(H\) và \(K\) theo thứ tự là trung điểm của \(AB\) và \(CD\). Chứng minh rằng:

a) \(EH = EK\)

b) \(EA = EC\). 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Sử dụng các tính chất sau: Trong một đường tròn

+) Đường kính đi qua trung điểm của một dây không đi qua tâm thì vuông góc với dây ấy.

+) Hai dây bằng nhau thì cách đều tâm. 

b) Cộng đoạn thẳng

Bài 14 trang 106 SGK Toán 9 tập 1

Đề bài

Cho đường tròn tâm \(O\) bán kính \(25cm\), dây \(AB\) bằng \(40cm\). Vẽ dây \(CD\) song song với \(AB\) và có khoảng cách đến \(AB\) bằng \(22cm\). Tính độ dài dây \(CD\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+) Kẻ đường kính vuông góc với dây. 

+) Sử dụng định lý: Trong một đường tròn, đường kính vuông góc với dây thì đi qua trung điểm của dây ấy.

+) Sử dụng định lí Pytago: \(\Delta{ABC}\) vuông tại \(A\) thì \(BC^2=AB^2+AC^2\).

Lời giải chi tiết

Bài 15 trang 106 SGK Toán 9 tập 1

Đề bài

Cho hình \(70\) trong đó hai đường tròn cùng có tâm là \(O\). Cho biết \(AB>CD\).

Hãy so sánh các độ dài:

a) \(OH\) và \(OK\);

b) \(ME\) và \(MF\);

c) \(MH\) và \(MK\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+) Để so sánh hai dây, ta đi so sánh khoảng cách từ tâm đến hai dây ấy và ngược lại.

+) Sử dụng tính chất: Trong một đường tròn:

a) Dây nào lớn hơn thì dây đó gần tâm hơn.

Bài 16 trang 106 SGK Toán 9 tập 1

Đề bài

Cho đường tròn \((O)\), điểm \(A\) nằm bên trong đường tròn. Vẽ dây \(BC\) vuông góc với \(OA\) tại \(A\). Vẽ dây \(EF\) bất kì đi qua \(A\) và không vuông góc với \(OA\). Hãy so sánh độ dài hai dây \(BC\) và \(EF\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Để so sánh hai dây, ta đi so sánh khoảng cách từ tâm đến hai dây đó.

- Sử dụng các tính chất sau:

+) Trong tam giác vuông, cạnh huyền là cạnh lớn nhất.

+) Trong một đường tròn, dây nào gần tâm hơn thì dây đó lớn hơn.

Lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 3 - Chương 2 - Hình học 9

Đề bài

Cho đường tròn (O; 10cm), dây AB = 16cm

a. Tính khoảng cách từ tâm O đến dây AB.

b. Lấy K thuộc dây AB sao cho AK = 14cm. Vẽ dây PQ vuông góc với AB tại K. Chứng tỏ : AB = PQ.

Lời giải chi tiết

a. Kẻ \(OH ⊥ AB\), ta có:

\(HA = HB = {{AB} \over 2} = {{16} \over 2} = 8\,\left( {cm} \right)\)

Xét tam giác vuông AOH, ta có:

\(OH = \sqrt {O{A^2} - A{H^2}}  = \sqrt {{{10}^2} - {8^2}}\)\(\;  = 6\,\left( {cm} \right)\)

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 3 - Chương 2 - Hình học 9

Đề bài

Gọi I là trung điểm của dây cung AB không qua tâm của đường tròn (O; R). Qua I vẽ dây cung CD.

a. Chứng tỏ \(CD ≥ AB\). Tìm độ dài nhỏ nhất, lớn nhất của các dây quanh I.

b. Cho \(R = 5cm, OI = 4cm.\) Tính độ dài dây cung ngắn nhất qua I.

c. Chứng tỏ rằng : \(\widehat {OAI} > \widehat {ODI}\)

Lời giải chi tiết

a. Kẻ \(OK ⊥ CD\), ta có: \(∆OKI\) vuông nên \(OI ≥ OK\) (cạnh huyền > cạnh góc vuông)

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 3 - Chương 2 - Hình học 9

Đề bài

Cho đường tròn (O; R), đường kính AB cố định và dây AC. Biết rằng khoảng cách từ O lần lượt đến AC và BC là 8cm và 6cm.

a. Tính độ dài các dây AC, BC và bán kính đường tròn.

b. Lấy D đối xứng với A qua C. Chứng minh ∆ABD cân.

c. Khi C di chuyển trên đường tròn (O). Chứng minh rằng D thuộc một đường tròn cố định.

Lời giải chi tiết

a. Kẻ OH, OK lần lượt vuông góc với AC và BC, ta có:

\(OH = 8cm, OK = 6cm\)

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Bài 3 - Chương 2 - Hình học 9

Đề bài

Bài 1. Cho điểm M nằm bên trong đường tròn (O; R). Dựng qua M hai dây AB và CD sao cho \(AB > CD\). Gọi H, K theo thứ tự là trung điểm của AB và CD. Chứng minh rằng : \(MH > MK.\)

Bài 2. Cho đường tròn (O) đường kính AB. Chứng minh rằng nếu hai dây cung AC và BD song song thì bằng nhau.

Lời giải chi tiết

Bài 1.

Nối M với O. Xét tam giác vuông OHM, ta có:

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Bài 3 - Chương 2 - Hình học 9

Đề bài

Cho điểm P nằm ngoài đường tròn (O; R) và \(OP = 2R.\) Một đường thẳng qua P cắt (O) tại A và B ( A nằm giữa B và P) và \(AB = R.\) Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ O đến PB.

a. Tính OH, AP theo R.

b. Kẻ một đường thẳng khác qua P cắt (O) tại C và D (CD ở khác phía với AB so với OP), kẻ \(OK ⊥ CD.\)

So sánh AB và CD biết \(OK < {{R\sqrt 3 } \over 2}\)

Lời giải chi tiết

a. Ta có: \(OH ⊥ AB\) (gt)


Giải các môn học khác

Bình luận