-
Lớp 12
-
Lớp 11
-
Lớp 10
- SGK Toán 10 - Đại Số và Hình Học Toán 10
- SGK Toán 10 nâng cao
- SGK Tiếng Anh 10
- SGK Tiếng Anh 10 Mới
- Văn mẫu 10
- Soạn văn 10 chi tiết
- Soạn văn 10 ngắn gọn
- Soạn văn 10 siêu ngắn
- Tác giả - Tác phẩm văn 10
- SGK Vật lý 10
- SGK Vật lý 10 nâng cao
- SGK Hóa học 10
- SGK Hóa học 10 nâng cao
- SGK Sinh học 10
- SGK Sinh học 10 nâng cao
-
Lớp 9
-
Lớp 8
-
Lớp 7
-
Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
- Thông tin tuyển sinh
Phần I: Từ sự việc và nhân vật đến văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Đề bài / Mô tả:
Xemloigiai.net giới thiệu bài soạn ngắn gọn cho phần I: Từ sự việc và nhân vật đến văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
a. Chẳng may em đánh vỡ một lọ hoa đẹp.
b. Em giúp một bà cụ qua đường vào lúc đông người và nhiều xe cộ qua lại.
c. Em nhận được món quà bất ngờ nhân ngày sinh nhật.
Chọn sự việc b.
Xây dựng một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Có thể theo các bước sau đây.
- Bước một: Lựa chọn sự việc chính: Em giúp một bà cụ qua đường lúc đông người và nhiều xe cộ.
- Bước hai: Lựa chọn ngôi kể. (Người kế ở ngôi thứ nhất, xưng em).
- Bước ba: Xác định thứ tự kể.
+ Hoàn cảnh gặp bà cụ.
+ Hình dáng, khuôn mặt, hành động của cụ lúc ấy ra sao.
+ Em giúp đỡ cụ thế nào? Trò chuyện gì với cụ.
- Bước bốn: Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự sẽ viết: Đó là bà cụ như thế nào? Bà lúng túng, sợ sệt khi qua đường ra sao? (miêu tả). Tình cảm và thái độ của em khi thấy bà cụ như thế? (biểu cảm)...
- Bước năm: Viết thành đoạn văn kể chuyện, kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm sao cho hợp lí.