Bài 20. Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản - Công nghệ 7

Xemloigiai.net hướng dẫn giải các câu hỏi và bài tập bài 20. Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản, SGK Công nghệ 7.
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi bài 20 trang 47 SGK Công nghệ 7

Câu 1

Em hãy giải thích ý nghĩa của yêu cầu phải tiến hành thu hoạch đúng độ chin, nhanh gọn và cẩn thận.

Lời giải chi tiết:

- Vì nếu thu hoạch quá sớm hay quá muộn đều ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng nông sản. Ví dụ:

+ Khi thu hoạch lúa quá chín dẫn đến hao hụt hạt bị rụng quá nhiều.

+ Thu hoạch sớm quá, lúa còn xanh, chất lựơng không tốt.

- Do đó cần phải thu hoạch đúng độ chín.

- Nếu thời gian thu hoạch kéo dài và không cẩn thận sẽ làm giảm chất lượng và sản lượng nông sản.

Câu hỏi bài 20 trang 49 SGK Công nghệ 7

Đề bài

Hãy kể tên các loại rau, quả, củ thường được sấy khô.

Lời giải chi tiết

- Nho, vải, chuối, mít,.. thường được sấy khô.

Câu 1 trang 49 SGK Công Nghệ 7

Đề bài

Tại sao phải thu hoạch đúng lúc , nhanh , gọn và cẩn thận ? 

Lời giải chi tiết

- Thu hoạch không đúng lúc: Sẽ làm giảm chất lượng và sản lượng nông sản. (Khi thu hoạch lúa quá chín dẫn đến hao hụt hạt bị rụng quá nhiều. Thu hoạch sớm quá, lúa còn xanh, chất lựơng không tốt).

- Nhanh gọn để tránh thời kỳ cây trồng qua đợt thu hoạch sẽ cho sản lượng thấp 

- Trong quá trình thu hoạch cần cẩn thận để đạt được sản lượng tối đa cho cây, cẩu thả sẽ làm thất thoát về số lượng, giảm chất lượng.

Câu 2 trang 49 SGK Công Nghệ 7

Đề bài

Bảo quản nông sản nhằm mục đích gì và bằng cách nào ?

Lời giải chi tiết

* Mục đích của bảo quản nông sản: Hạn chế hao hụt về số lượng và giảm sút về chất lượng của nông sản. Ví dụ không bảo quản hoặc bảo quản không tốt, các nông sản dễ bị mốc, mọt phá hoại, rau quả sẽ bị thối.

* Một số cách bảo quản nông sản:

+ Bảo quản thông thoáng: Nông sản được để trong kho những vẫn tiếp xúc với không khí bên ngoài.

Câu 3 trang 49 SGK Công Nghệ 7

Đề bài

Người ta thường chế biến nông sản bằng cách nào ? Cho ví dụ ?

Lời giải chi tiết

- Sấy khô : Một số rau, củ , quả tại lò hấp (Ví dụ: mít sấy, chuối sấy, vải khô, nho khô,...)

- Chế biến thành tinh bột hay bột mịn (Ví dụ: Sắn, khoai, ngô,...)

- Muối chua : Một số rau, củ nên men nhờ hoạt động của vi sinh (Ví dụ: Dưa chua, bắp cải,...)

- Đóng hộp : Một số rau, quả cho vào hộp hay lọ thuỷ tinh (Ví dụ: Dưa chuột, rau cải,...)


Giải các môn học khác

Bình luận

PHẦN I. TRỒNG TRỌT

CHƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT

CHƯƠNG II. QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT

 

PHẦN II. LÂM NGHIỆP

CHƯƠNG I. KỸ THUẬT GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY RỪNG

CHƯƠNG II . KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG

 

PHẦN III . CHĂN NUÔI

CHƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT CHĂN NUÔI

CHƯƠNG II. QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI

PHẦN IV. THUỶ SẢN

CHƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT NUÔI THUỶ SẢN

CHƯƠNG II. QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ ẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI THUỶ SẢN