Bài 50. Môi trường nuôi thuỷ sản

Xemloigiai.net hướng dẫn giải các câu hỏi và bài tập bài 50. Môi trường nuôi thuỷ sản, SGK Công nghệ 7.
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi bài 50 trang 134 SGK Công nghệ 7

Đề bài

Em hãy quan sát hình 76 và cho biết nhiệt độ được tạo ra trong ao chủ yếu là do nguồn nào?

Lời giải chi tiết

Nguồn nhiệt được tạo ra trong ao do:

- Ánh sáng mặt trời.

- Sự phân hủy mùn bã hữu cơ ở đáy ao.

Câu hỏi bài 50 trang 136 SGK Công nghệ 7

Đề bài

Quan sát hình 78, em hãy ghi vào vở bài tập những sinh vật thuộc nhóm thực vật thủy sinh, động vật đáy mà em biết.

Lời giải chi tiết

- Thực vật thủy sinh: a (Tảo khuê), b (tảo dung), c (tảo 3 góc), g (rong mái chèo), h (tảo rong tôm).

- Động vật phù du và động vật đáy: d (bọ kiếm gân), e (trung 3 chi), I (ấu trùng muỗi lắc), k (ốc,hến).

Câu 1 trang 137 SGK Công Nghệ 7

Đề bài

Trình bày đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản

Lời giải chi tiết

Đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản:

+ Có khả năng hoà tan các chất vô cơ và hữu cơ 

+ Khả năng điều hoà chế độ nhiệt của nước

+ Thành phần oxi ( O2) thấp hơn cacbonic (CO2) cao

Câu 2 trang 137 SGK Công Nghệ 7

Đề bài

Em hãy nêu tóm tắt tính chất lý học của nước nuôi thuỷ sản ?

Lời giải chi tiết

Tính chất lý học của nước nuôi thủy sản :

- Nhiệt độ: Nhiệt độ có ảnh hưởng đến tiêu hóa, hô hấp và sinh sản của tôm cá.

- Độ trong: Độ trong là tiêu chí đánh giá độ tốt, xấu của nước nuôi thủy sản, là biểu thị mức độ ánh sáng xuyên qua mặt nước.

- Màu nước: Nước có 3 màu màu nõn chuối hoặc vàng lục, màu tro đục, xanh đồng, màu đen, mùi thối.

Câu 3 trang 137 SGK Công Nghệ 7

Đề bài

Nước nuôi thuỷ sản có những tính chất hoá học nào ?

Lời giải chi tiết

Nước nuôi thủy sản có những tính chất hóa học sau:

- Các chất khí hòa tan (Khí oxi, cacbobnic).

- Các muối hòa tan (Đạm nitrat, lân, sắt,…).

- Độ pH (độ pH từ 6 – 9 là phù hợp).

Câu 4 trang 137 SGK Công Nghệ 7

Đề bài

Trong nước nuôi thuỷ sản có những loại sinh vật nào ? 

Lời giải chi tiết

Trong nước nuôi thuỷ sản có nhiều sinh vật sống : Thực vật thuỷ sinh gồm sinh vật phù du và thực vật đáy 

Ví dụ : Tảo khuê, tảo dung, tảo 3 góc,  bọ kiếm gân, trùng 3 chi, rong mái chèo, rong tôm, ấu trùng muỗi lắc, ốc, hến 

Câu 5 trang 137 SGK Công Nghệ 7

Đề bài

Theo em, để nâng cao chất lượng của nước nuôi tôm, cá ta cần phải làm gì ?

Lời giải chi tiết

Để nâng cao chất lượng của nước nuôi tôm, cá ta cần phải làm:

+ Cải tạo nước ao: trồng cây chắn gió, điều hòa nhiệt độ , diệt côn trùng, bọ gậy , vệ sinh mặt nước, hạn chế sự phát triển quá mức của thực vật thủy sinh như sen, súng,….

+ Cải tạo đất đáy ao: Đáy ao ít bùn phải tăng cường bón phân hữu cơ và đất phù sa, nhiều bùn quá phải tát ao vét bớt bùn, trồng cây quanh bờ ao 


Giải các môn học khác

Bình luận

PHẦN I. TRỒNG TRỌT

CHƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT

CHƯƠNG II. QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT

 

PHẦN II. LÂM NGHIỆP

CHƯƠNG I. KỸ THUẬT GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY RỪNG

CHƯƠNG II . KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG

 

PHẦN III . CHĂN NUÔI

CHƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT CHĂN NUÔI

CHƯƠNG II. QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI

PHẦN IV. THUỶ SẢN

CHƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT NUÔI THUỶ SẢN

CHƯƠNG II. QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ ẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI THUỶ SẢN