Bài 32. Các mùa khí hậu và thời tiết nước ta

Lý thuyết và bài tập cho bài 32. Các mùa khí hậu và thời tiết nước ta, Phần 2, Địa lý 8

1. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa đông)

- Thời gian: từ tháng 11 đến tháng 4

- Gió: gió mùa Đông Bắc xen kẽ những đợt gió đông nam.

- Phạm vi: từ dãy Bạch mã trở ra bắc.

- Miền Bắc:

   + Đầu mùa: lạnh khô.

   + Cuối mùa: lạnh ẩm, có mưa phùn.

   + Miền núi cao xuất hiện sương muối, sương giá, mưa tuyết.

- Tây Nguyên và Nam bộ có thời tiết nóng khô, ổn định suốt mùa.

- Riêng ở duyên hải Trung Bộ có mưa lớn vào các tháng cuối năm.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 - Mục 1 - Tiết học 32 - Trang 114 SGK Địa lí 8

Đề bài

So sánh số liệu khí hậu ba trạm Hà Nội, Huế, Tp. Hồ Chí Minh (bảng 31.1) đại diện cho ba miền Bắc, Trung, Nam, em hãy cho biết:

- Nhiệt độ tháng thấp nhất của ba trạm.

- Lượng mưa trung bình tháng ít nhất của ba trạm.

- Nêu nhận xét chung về khí hậu nước ta trong mùa đông.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

So sánh.

Phân tích bảng số liệu.

Lời giải chi tiết

- Nhiệt độ tháng thấp nhất của ba trạm:

+ Trạm Hà Nội (tháng 1): 16,4 độ C.

Câu 1 - Mục 2 - Tiết học 32 - Trang 115 SGK Địa lí 8

Đề bài

Em hãy nêu nhiệt độ tháng cao nhất của ba trạm khí tượng Hà Nội, Huế, Tp. Hồ Chí Minh (bảng 31.1 trang 110) và nguyên nhân của những khác biệt đó.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phân tích bảng số liệu.

Lời giải chi tiết

- Nhiệt độ tháng cao nhất của:

+ Trạm khí tượng Hà Nội: 28,9 C (tháng 7).

+ Trạm Huế : 29,40C ( tháng 7).

+ Trạm Tp. Hồ Chí Minh: 28,9 0C (tháng 4).

- Nguyên nhân:

Câu 2 - Mục 2 - Tiết học 32 - Trang 115 SGK Địa lí 8

Đề bài

Dựa vào bảng 32.1 (SGK trang 115), em hãy cho biết mùa bão nước ta diễn biến như thế nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phân tích bảng số liệu.

Lời giải chi tiết

- Mùa bão nước ta bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11.
- Mùa bão ở nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam.

Câu 1 - Mục 3 - Tiết học 32 - Trang 115 SGK Địa lí 8

Đề bài

Những nông sản nhiệt đới nào của nước ta có giá trị xuất khẩu với số lượng ngày càng lớn trên thị trường?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Liên hệ.

Lời giải chi tiết

Những nông sản nhiệt đới của nước ta có giá trị xuất khẩu với số lượng ngày càng lớn trên thị trường là: lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều...Việt Nam hiện là nước xuất khẩu gạo và cà phê hàng đầu trên thế giới.

Câu 2 - Mục 3 - Tiết học 32 - Trang 116 SGK Địa lí 8

Đề bài

Em hãy nêu một số câu ca dao, tục ngữ phản ánh khí hậu - thời tiết nước ta.
Phương pháp giải - Xem chi tiết

Liên hệ.

Lời giải chi tiết

- Én bay thấp, mưa ngập bờ ao, én bay cao, mưa rào lại tạnh.

- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Bài 1 trang 116 SGK Địa lí 8

Đề bài

Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc trưng khí hậu của từng mùa.

Lời giải chi tiết

* Nước ta có hai mùa khí hậu: mùa gió đông bắc và mùa gió tây nam.
* Đặc trưng khí hậu của từng mùa:
- Mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4:

+ Miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mang lại một mùa đông không thuần nhất: đầu mùa đông khí hậu lạnh khô, cuối đông có mưa phùn ẩm ướt.

+ Nhiệt độ trung bình tháng nhiều nơi xuống dưới 15 độ C, miền núi cao có thể xuất hiện sương muối, sương giá.

Bài 2 trang 116 SGK Địa lí 8

Đề bài

Trong mùa gió đông bắc, thời tiết và khí hậu Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ có giống nhau không? Vì sao?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phân tích.

Lời giải chi tiết

Không giống nhau:

- Miền Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc tạo nên mùa đông lạnh, có mưa phùn.

- Từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa lớn cho vùng duyên hải Trung Bộ và là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

Bài 3 trang 116 SGK Địa lí 8

Đề bài

Vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội, Huế và Tp. Hồ Chí Minh (theo số liệu bảng 31.1 SGK). Nhận xét về sự khác nhau của các trạm khí tượng đó.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Vẽ biểu đồ.

Lời giải chi tiết

Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí tượng Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh


Giải các môn học khác

Bình luận

PHẦN MỘT: THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (tiếp theo)

XI. CHÂU Á

XII. TỔNG KẾT ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VÀ ĐỊA LÍ CÁC CHÂU LỤC

PHẦN HAI: ĐỊA LÍ VIỆT NAM

ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 - ĐỊA LÍ 8

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 - ĐỊA LÍ 8