Bài 42. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

Lý thuyết và bài tập cho bài 42. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ - Địa lí 8, Phần 2, Địa lý 8

1. Vị trí, phạm vi lãnh thổ

Miền thuộc hữu ngạn sông Hồng, từ Lai Châu đến Thừa Thiên - Huế.

2. Địa hình cao nhất Việt Nam

- Đây là miền có địa hình cao nhất cả nước với nhiều dãy núi cao, thung lũng sâu.

- Hướng: các dãy núi chạy theo hướng tây bắc – đông nam, so le nhau, xen giữa là các cao nguyên đá vôi rất đồ sộ.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi 1 - Mục 1 - Tiết học 42 - Trang 144 - SGK Địa lí 8

Đề bài

Dựa trên hình 42.1 (SGK trang 145) xác định vị trí và giới hạn của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Đọc bản đồ.

Lời giải chi tiết

- Phạm vi: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ thuộc hữu ngạn sông Hồng, từ Lai Châu đến Thừa Thiên - Huế. 

- Tiếp giáp: phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Đông Bắc giáp miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, phía Nam giáp miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp Lào.

Câu hỏi 1 - Mục 2 - Tiết học 42 - Trang 144 - SGK Địa lí 8

Đề bài

Hãy quan sát hình 42.1 (SGK trang 145) và cho biết những dãy núi, những sông lớn nào có hướng tây bắc - đông nam?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Đọc bản đồ.

Lời giải chi tiết

- Các dãy núi có hướng tây bắc - đông nam: Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao, Trường Sơn Bắc.

- Các sông lớn có hướng tây bắc - đông nam: sông Đà, sông Mã, sông cả.

Câu hỏi 1 - Mục 3 - Tiết học 42 - Trang 144 - SGK Địa lí 8

Đề bài

Hãy giải thích tại sao ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ mùa đông lại ngắn hơn và ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phân tích.

Lời giải chi tiết

Vào mùa đông, các đợt gió mùa Đông Bắc lạnh đã bị chặn lại bởi dãy Hoàng Liên Sơn và suy yếu dần khi đi xuống phía nam. Do đó mùa đông ở đây đến muộn và kết thúc sớm, ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ (nơi đầu tiên và chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc ở nước ta).

Câu hỏi 2 - Mục 3 - Tiết học 42 - Trang 145 - SGK Địa lí 8

Đề bài

Qua hình 42.2 (SGK trang 146), em có nhận xét gì về chế độ mưa của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Nhận xét biểu đồ.

Lời giải chi tiết

- Lai Châu (Tây Bắc): mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mưa nhiều vào các tháng 6, 7, 8.

- Quảng Bình (Bắc Trung Bộ): có mùa mưa muộn hơn, mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, mưa nhiều vào các tháng 9, 10, 11.

Câu hỏi 1 - Mục 4 - Tiết học 42 - Trang 146 - SGK Địa lí 8

Đề bài

Hãy nêu giá trị tổng hợp của hồ Hòa Bình.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phân tích.

Vận dụng.

Lời giải chi tiết

Giá trị của hồ Hòa Bình:

- Hằng năm, công trình thủy điện Hòa Bình sản xuất được 8,16 tỉ kWh điện, cung ứng nguồn điện cho cả nước.

Câu hỏi 2 - Mục 4 - Tiết học 42 - Trang 146 - SGK Địa lí 8

Đề bài

Hãy xác định vị trí và địa danh của các mỏ ghi trên hình 42.1 (SGK trang 145).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Đọc bản đồ.

Lời giải chi tiết

Vị trí và địa danh của các mỏ ghi trên hình 42.1 :
- Apalit: Lào Cai.

- Đất hiếm: Lai Châu.

- Sắt: Yên Bái, Hà Tĩnh

- Crôm: Thanh Hóa

- Titan: Hà Tĩnh.

- Đá vôi: Ninh Bình

Bài 1 - Trang 147 - SGK Địa lí 8

Đề bài

Nêu những đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Lời giải chi tiết

Đặc điểm tự nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ:

- Địa hình:

+ Núi cao, núi trung bình chiếm ưu thế, độ dốc lớn, cắt xẻ mạnh, hướng Tây Bắc – Đông Nam.

+ Xen giữa các dãy núi có các sơn nguyên, cao nguyên, đồng bằng giữa núi.

+ Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng ven biển; có cát đầm, vịnh, bãi biển…

Bài 2 - Trang 147 - SGK Địa lí 8

Đề bài

Vì sao bảo vệ và phát triển rừng là khâu then chốt để xây dựng cuộc sống bền vững của nhân dân miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phân tích.

Lời giải chi tiết

- Vì đây là miền gặp nhiều thiên tai nhất nước ta: bão, lũ, sạt lở bờ biển,...

- Trồng rừng đầu nguồn nhằm hạn chế sạt lở đất đá và lũ quét ở vùng miền núi phía Tây cũng như miền đồng bằng phía Đông. Mặt khác, làm dịu hơn những đợt phơn khô nóng vào đầu hạ.

Bài 3 - Trang 147 - SGK Địa lí 8

Đề bài

Hãy sắp xếp các đèo sau đây theo đúng trình tự từ Nam ra Bắc: đèo Ngang, đèo Mụ Giạ. đèo Keo Nưa, đèo Lao Bảo, đèo Hải Vân và cho biết chúng nằm trên những quốc lộ nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Đọc bản đồ.

Lời giải chi tiết

Các đèo từ Nam ra Bắc:

- Đèo Hải Vân (nằm trên quốc lộ 1).

- Đèo Lao Bảo (nằm trên quốc lộ 9).

- Đèo Mụ Giạ (nằm trên quốc lộ 15).

- Đèo Ngang (nằm trên quốc lộ 1).

- Đèo Keo Nưa (nằm trên quốc lộ 8).


Giải các môn học khác

Bình luận

PHẦN MỘT: THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (tiếp theo)

XI. CHÂU Á

XII. TỔNG KẾT ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VÀ ĐỊA LÍ CÁC CHÂU LỤC

PHẦN HAI: ĐỊA LÍ VIỆT NAM

ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 - ĐỊA LÍ 8

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 - ĐỊA LÍ 8