Bài 43. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Lý thuyết và bài tập cho bài 43. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, Phần 2, Địa lý 8

1. Vị trí, phạm vi lãnh thổ

Bao gồm tàn bộ lãnh thổ phía nam nước ta, từ Đà Nẵng tới Cà Mau. Chiếm 1/2 diện tích lãnh thổ nước ta.

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

2. Một miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc

- Từ dãy Bạch Mã trở vào nam, nhiệt độ trung bình năm cao, 25oC ở đồng bằng và 21oC ở miền núi, biên độ năm nhỏ.

- Chế độ mưa không đồng nhất:

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi 1 - Mục 1 - Tiết học 43 - Trang 148 SGK Địa lí 8

Đề bài

Hãy xác định trên hình 43.1 (SGK trang 149) phạm vi lãnh thổ của miền này, chỉ rõ các khu vực Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Đọc bản đồ.

Lời giải chi tiết

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ bao gồm toàn bộ lãnh thổ phía nam nước ta: từ Đà Nẵng tới Cà Mau, chiếm 1/2 diện tích của cả nước, gồm các khu vực Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu hỏi 1 - Mục 2 - Tiết học 43 - Trang 148 SGK Địa lí 8

Đề bài

Vì sao miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh giá như hai miền phía bắc? 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phân tích.

Lời giải chi tiết

Càng xuống phía Nam gió mùa Đông Bắc càng suy yếu và bị chắn lại ở dãy Bạch Mã nên miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, thay vào đó là hoạt động chủ yếu của Gió Tín phong đông bắc khô nóng.

Câu hỏi 2 - Mục 2 - Tiết học 43 - Trang 148 SGK Địa lí 8

Đề bài

Vì sao mùa khô ở miền Nam diễn ra gay gắt hơn so với hai miền phía bắc?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phân tích.

Lời giải chi tiết

Do khí hậu mang tính chất cận xích đạo, nóng quanh năm nên mùa khô ở miền Nam thời tiết nắng nóng, ít mưa, độ ẩm nhỏ, khả năng bốc hơi rất lớn vượt xa lượng mưa.

Câu hỏi 1 - Mục 3 - Tiết học 43 - Trang 150 SGK Địa lí 8

Đề bài

Tìm trên hình 43.1 (SGK trang 149) những đỉnh núi cao trên 2000m (Ngọc Linh 2598 m, Vọng Phu 205l m, Chư Yang Sin 2405 m) và các cao nguyên (Kon Turn, Plây Kd. Đắk Lắk, Lâm Viên. Mợ Nông, Di Linh).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Đọc bản đồ.

Lời giải chi tiết

Dựa vào kí hiệu và kênh chữ trên lược đồ để xác định.

Câu hỏi 2 - Mục 3 - Tiết học 43 - Trang 150 SGK Địa lí 8

Đề bài

So sánh với đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long có những nét khác biệt cơ bản nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

So sánh

Lời giải chi tiết

Điểm khác nhau giữa ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long:

Câu hỏi 1 - Mục 4 - Tiết học 43 - Trang 150 SGK Địa lí 8

Đề bài

Hãy nêu một số vùng chuyên canh lớn về lúa gạo, cao su, cà phê, cây ăn quả... ở miền Nam nước ta hiện nay và cho biết hoàn cảnh sinh thái tự nhiên của các vùng đó.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Liên hệ.

Lời giải chi tiết

- Các vùng chuyên canh lớn ở miền Nam: lúa gạo (Đồng bằng sông Cửu Long), cao su (Đông Nam Bộ, Tây Nguyên), cà phê (Tây Nguyên), cây ăn quả (Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ).

- Đặc điểm tự nhiên:

Bài 1 - Trang 151 - SGK Địa lí 8

Đề bài

Đặc trưng khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là gì?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại lí thuyết phần Một miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc.

Lời giải chi tiết

Khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình nóng quanh năm.

- Chế độ nhiệt:

+ Nhiệt độ trung bình năm cao (25 - 27°C), tổng lượng nhiệt lớn hơn 9000°C.

+ Biên độ nhiệt năm nhỏ từ 3 - 7°C.

Bài 2 - Trang 151 - SGK Địa lí 8

Đề bài

Trình bày những tài nguyên chính của miền.

Lời giải chi tiết

Tài nguyên chính của miền là:

- Đất phù sa ở đồng bằng Nam Bộ, đất đỏ ba dan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh lớn.

- Khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm, có một mùa khô và mưa sâu sắc thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

Bài 3 - Trang 151 - SGK Địa lí 8

Đề bài

Lập bảng so sánh ba miền tự nhiên Việt Nam theo mẫu (SGK trang 151)
Phương pháp giải - Xem chi tiết

Tổng hợp.

So sánh.

Lời giải chi tiết


Giải các môn học khác

Bình luận

PHẦN MỘT: THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (tiếp theo)

XI. CHÂU Á

XII. TỔNG KẾT ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VÀ ĐỊA LÍ CÁC CHÂU LỤC

PHẦN HAI: ĐỊA LÍ VIỆT NAM

ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 - ĐỊA LÍ 8

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 - ĐỊA LÍ 8