Bài 37. Đặc điểm sinh vật Việt Nam

Lý thuyết và bài tập cho bài 37. Đặc điểm sinh vật Việt Nam, Phần 2, Địa lý 8

1. Đặc điểm chung

- Sinh vật rất phong phú và đa dạng.

+ Đa dạng về thành phần loài và gen.

+ Đa dạng về kiểu hệ sinh thái.

+ Đa dạng về công dụng và sản phẩm.

- Trên đất liền: đới rừng nhiệt đới gió mùa và trên biển Đông: hệ sinh vật biển nhiệt đới vô cùng giàu có.

2. Sự giàu có về thành phần loài sinh vật

– Nước ta có gần 30.000 loài sinh vật, sinh vật bản địa chiếm khoảng 50%

+ Thực vật: 14.600 loài.

+ Động vật: 11.200 loài.

– Số loài quý hiếm.

+ Thực vật: 350 loài

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi 1 - Mục 2 - Tiết 37 - Trang 130 - SGK Địa lí 8

Đề bài

Dựa vào vốn hiểu biết của mình, em hãy nêu những nhân tố tạo nên sự phong phú về thành phần loài của sinh vật nước ta và cho ví dụ.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Liên hệ.

Vận dụng.

Lời giải chi tiết

Những nhân tố tạo nên sự phong phú về thành phần loài của sinh vật nước ta:

- Môi trường sống thuận lợi:

Câu hỏi 2 - Mục 2 - Tiết 37 - Trang 131 - SGK Địa lí 8

Đề bài

Em hãy kể tên một số vườn quốc gia của nước ta. Các vườn quốc gia có giá trị như thế nào? Cho ví dụ.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Đọc bản đồ.

Phân tích.

Liên hệ.

Lời giải chi tiết

Các vườn quốc gia của nước ta:

- Giá trị các vườn quốc gia:

Câu hỏi 3 - Mục 2 - Tiết 37 - Trang 131 - SGK Địa lí 8

Đề bài

Rừng trồng và rừng tự nhiên có gì khác nhau?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

So sánh.

Lời giải chi tiết

Phân biệt rừng trồng và rừng tự nhiên:

- Rừng trồng: cây cối thuần chủng, không có nhiều tầng, động vật rất ít.

- Rừng tự nhiên: cây cối đa dạng, nhiều tầng, có nhiều loài động vật (chim thú).

Bài 1 - Trang 131 - SGK Địa lí 8

Đề bài

Nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam.

Lời giải chi tiết

Đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam:

- Sinh vật nước ta rất phong phú và đa dạng. Biểu hiện ở:

+ Thành phần loài.

+ Gen di truyền.

+ Kiểu hệ sinh thái.

+ Công dụng của các sản phẩm sinh học.

- Trên đất liền, hình thành đới rừng nhiệt đới gió mùa và trên Biển Đông hình thành một khu hệ sinh vật biển nhiệt đới vô cùng giàu có.

Bài 2 - Trang 131 - SGK Địa lí 8

Đề bài

Nêu tên và sự phân bố các hệ sinh thái rừng ở nước ta.

Lời giải chi tiết

Các hệ sinh thái ở nước ta:

- Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở vùng đất triều bãi cửa sông, ven biển.

- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa ở vùng đồi núi với nhiều biến thể:

+ Rừng kín thường xanh ở Cúc Phương (Ba Bể).

+ Rừng thưa rụng lá (rừng khộp) Tây Nguyên.

+ Rừng tre nứa ở Việt Bắc.

+ Rừng ôn đới núi cao (Hoàng Liên Sơn).


Giải các môn học khác

Bình luận

PHẦN MỘT: THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (tiếp theo)

XI. CHÂU Á

XII. TỔNG KẾT ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VÀ ĐỊA LÍ CÁC CHÂU LỤC

PHẦN HAI: ĐỊA LÍ VIỆT NAM

ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 - ĐỊA LÍ 8

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 - ĐỊA LÍ 8