Bài 10. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa - Giáo dục công dân lớp 11

Xemloigiai.net hướng dẫn giải chi tiết các câu hỏi và bài tập bài 10. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, SGK Giáo dục công dân lớp 11
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 90 SGK GDCD lớp 11

Những biểu hiện về mặt bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là gì?

Gợi ý làm bài:

Những biểu hiện về mặt bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là:

-         Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân.

+ Bản chất giai cấp công nhân của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thể hiện ở sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính đảng của mình là Đảng Cộng sản nhằm thực hiện quyền lực và lợi ích của giai cấp công nhân, của toàn thể nhân dân lao động.

Câu 2 trang 90 SGK GDCD lớp 11

Em hãy nêu những nội dung cơ bản của dân chủ trong các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

Gợi ý làm bài:

Những nội dung cơ bản của dân chủ:

-         Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế:

+ Thực hiện quyền làm chủ của công dân đối với tư liệu sản xuất, trên cơ sở đó làm chủ quá trình quản lí sản xuất và phân phối sản phẩm.

Câu 3 trang 90 SGK GDCD lớp 11

Theo em, dân chủ và tập trung, dân chủ và tự do, dân chủ và pháp luật có mâu thuẫn với nhau không? Tại sao?

Gợi ý làm bài:

-         Không mâu thuẫn với nhau

-         Vì dân chủ không phải muốn làm gì thì làm mà dân chủ là được làm những gì mà pháp luật không cấm, tất cả quyền dân chủ được ghi rõ trong hiến pháp và pháp luật được soạn thảo do toàn dân thông qua quốc hội do dân bầu đó là dân chủ tập trung

Dân chủ, tự do và pháp luật để tạo sự ổn định và an toàn xã hội.

Câu 4 trang 90 SGK GDCD lớp 11

Em hãy phân biệt dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Cho ví dụ minh họa?

Gợi ý làm bài:

-         Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng nhà nước.

Câu 5 trang 90 SGK GDCD lớp 11

Hãy nêu những ví dụ thể hiện dân chủ và thể hiện không dân chủ mà em biết.

Gợi ý làm bài:

 Thể hiện dân chủ: 

+ Đi bầu cử (công dân từ đủ 18 tuổi trở lên) 

+ Trước khi ban hành luật thì thực hiện trưng cầu dân ý qua các cơ quan, đoàn thể... 

+ Hình thức phê bình, tự phê bình của các cơ quan, đoàn thể... 

Thể hiện không dân chủ: 

+ Chế độ phong kiến: mọi quyền lực tập trung trong tay nhà vua, dân không có tiếng nói (Vua bảo thần tử, thần bất tử bất trung).

Câu 6 trang 90 SGK GDCD lớp 11

Là một học sinh, em phải làm gì để góp phần thực hiện nếp sống dân chủ?

Gợi ý làm bài:

+ Thực hiện tốt nếp sống văn hoá nơi công cộng

+ Chấp hành tốt nội quy kỷ luật của Nhà trường

+ Thực hiện tốt quyền dân chủ của mình, tôn trọng quyền dân chủ của người khác.

+ Đấu tranh, phê phán những thói hư tật xấu, những tiêu cực, thói tự do vô kỷ luật, vi phạm quyền dân chủ của người khác.

+ Luôn lắng nghe ý kiến đồng thời bày tỏ ý kiến trong những cuộc thảo luận 


Giải các môn học khác

Bình luận

Phần một. CÔNG DÂN VỚI KINH TẾ

Phần hai. CÔNG DÂN VỚI CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI