Bài 3. Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa - Giáo dục công dân lớp 11

Xemloigiai.net hướng dẫn giải chi tiết các câu hỏi và bài tập bài 3. Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, SGK Giáo dục công dân lớp 11
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 34 SGK GDCD lớp 11

Nội dung của quy luật giá trị được biểu hiện như thế nào trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?

Gợi ý làm bài:

- Nội dung của quy luật giá trị là sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.

Câu 2 trang 35 SGK GDCD lớp 11

Em có nhận xét gì về việc thực hiện yêu cầu của quy luật giá trị của 3 người sản xuất (1, 2, 3) trong biểu đồ sau đây?

 

Gợi ý làm bài:

Nhận xét: Ba người sản xuất có thời gian lao động cá biệt khác nhau trong đó:

- Người thứ nhất thực hiện đúng yêu cầu của quy luật giá trị nên không những bù đắp được chi phí sản xuất mà còn có lợi nhuận.

Câu 3 trang 35 SGK GDCD lớp 11

Tại sao quy luật giá trị lại có tác động điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa? Cho ví dụ để minh họa?

Gợi ý làm bài:

- Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua giá cả trên thị trường.

Câu 4 trang 35 SGK GDCD lớp 11

Tại sao quy luật giá trị lại có tác động kích thích lực lượng sản xuất phát triển và làm cho năng suất lao động tăng lên?

Gợi ý làm bài:

Câu 5 trang 35 SGK GDCD lớp 11

Có ý kiến cho rằng, năng suất lao động tăng lên làm cho lượng giá trị của một hàng hóa tăng lên. Điều đó đúng hay sai? Tại sao?

Gợi ý làm bài:

- Ý kiến cho rằng năng suất lao động tăng lên làm cho lượng giá trị của một hàng hóa tăng lên là sai.

- Vì khi năng suất lao động tăng tức là trong cùng một khoảng thời gian thì người lao đông tạo ra một số lượng hàng hóa lớn hơn trước, khiến số lượng hàng hóa tăng lên và lượng giá trị hàng hóa giảm xuống và lợi nhuận theo đó tăng lên (nếu giá cả hàng hóa đó trên thị trường không đổi).

Câu 6 trang 35 SGK GDCD lớp 11

Tại sao quy luật giá trị lại có tác động phân hóa người sản xuất thành giàu – nghèo?

Gợi ý làm bài:

* Quy luật giá trị tác động phân hóa người sản xuất thành giàu – nghèo vì:

+ Trong nền sản xuất hàng hóa, điều kiện sản xuất của từng người không hoàn toàn giống nhau; khả năng đổi mới kĩ thuật, công nghê và hợp lí hóa sản xuất khác nhau; tính năng động và khả năng nắm bắt nhu cầu của thị trường khác nhau, nên giá trị cá biệt của từng người khác nhau, nhưng quy luật giá trị lại đối xử như nhau, nghĩa là không có ngoại lệ đối với họ.

Câu 7 trang 35 SGK GDCD lớp 11

Hãy nêu giải pháp vận dụng tác động điều tiết sản xuất của quy luật giá trị trong các cơ sở sản xuất mà em biết được.

Gợi ý làm bài:

Ví dụ: Khi giá cà phê ở nước ta tăng cao, người dân các vùng đồng bằng Nam Bộ trồng cà phê rất nhiều để có thể cung ứng cho thị trường và thu lợi nhuận. Nhưng sau đó một thời gian, giá cà phê giảm, giá điều tăng, rất nhiều chủ vườn đã chặt bỏ cà phê để trồng điều, đáp ứng với nhu cầu của thị trường.

Câu 8 trang 35 SGK GDCD lớp 11

Hãy nêu giải pháp vận dụng tác động điều tiết lưu thông của quy luật giá trị trong các cửa hàng mà em quan sát được.

Gợi ý làm bài:

Ví dụ: người bán vải đang bán mặt hàng vải, nhưng khi trên thị trường mặt hàng vải bán quá chậm, giá thấp mà mặt hàng may sẵn lại bán nhanh hơn, giá cao hơn; để ko bị ứ đọng, không lỗ vốn và thu được lợi nhuận, vận dụng các tác động điều tiết lưu thông của quy luật giá trị, ngưới bán vải tìm cách chuyển đổi từ kinh doanh mặt hàng vải sang kinh doanh mặt hàng may sẵn một cách thích ứng

Câu 9 trang 35 SGK GDCD lớp 11

Hãy nêu ví dụ về sự vận dụng tác động kích thích lực lượng sản xuất và năng suất lao động tăng lên của quy luật giá trị ở một cơ sở sản xuất mà em biết.

Gợi ý làm bài:

Trong một khu phố có rất nhiều quán cà phê. Để cạnh tranh được với các quán khác, chủ cửa hàng phải đầu tư vào các khâu như vệ sinh an toàn thực phẩm, không gian quán, chất lượng đồ uống, các yếu tố độc đáo mới lạ,… để thu hút khách đến quán của mình. Ví dụ: Cà phê mèo, cà phê ô tô mô hình,…

Câu 10 trang 35 SGK GDCD lớp 11

Theo em, Nhà nước cần có chủ trương gì để phát huy mặt tích cực và hạn chế tác động phân hóa giàu – nghèo của quy luật giá trị?

 

-         Nhà nước thông qua việc ban hành và sử dụng pháp luật, các chính sách kinh tế, chính sách xã hội và bằng thực lực kinh tế của mình để điều tiết thị trường nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế sự phân hóa giàu nghèo và những tiêu cực xã hội khác, thúc đẩy phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.


Giải các môn học khác

Bình luận

Phần một. CÔNG DÂN VỚI KINH TẾ

Phần hai. CÔNG DÂN VỚI CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI