35 bài tập Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập mức độ khó - phần 3

Lớp:

Môn học:

Bài học: 
Bài 9. Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập
Câu trắc nghiệm: 

Câu hỏi 1

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng , các gen phân li độc lập , alen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra . Cho phép lai AaBbDdeeHh × AaBbDdEeHH. Theo lí thuyết số cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội , 2 tính trạng lặn ở F1 chiếm tỉ lệ là :

Lời giải chi tiết : 

Xét phép lai AaBbDdeeHh × AaBb DdEeHH

Đời con có  dạng kiểu hình -- -- -- -eH- luôn mang 1 tính trạng trội → yêu cầu lúc này là 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn.

Với phép lai Ee × ee → 1/2 trội : 1/2 lặn

Vậy tỷ lệ cá thể mang 3 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn là:

\(\frac{1}{2}\left( {ee} \right) \times C_3^2 \times {\left( {\frac{3}{4}} \right)^2} \times \frac{1}{4} + \frac{1}{2}\left( {Ee} \right) \times C_3^1 \times \frac{3}{4} \times {\left( {\frac{1}{4}} \right)^2} = \frac{9}{{32}}\)

Chọn C

Đáp án A: 

3/32

Đáp án B: 

9/128

Đáp án C: 

9/32

Đáp án D: 

27/128

Câu hỏi 2

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Cho giao phối hai cá thể (P) có kiểu gen ♂AaBbDd × ♀AabbDd, các cặp gen qui định các cặp tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau, và tính trạng trội lặn hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng về kết quả của phép lai trên?

(1). Tỉ lệ F1 có kiểu hình trội về tất cả các tính trạng là 27/64.

(2). F1 có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 7/8.

(3). Xác suất thu được đời con có kiểu hình giống mẹ là 9/32.

(4). Trong số các cây đồng hợp ở F1, cây đồng hợp lặn chiếm tỉ lệ 1/4.

Lời giải chi tiết : 

(1) Tỉ lệ F1 có kiểu hình trội về tất cả các tính trạng là \(\frac{3}{4}A -  \times \frac{1}{2}Bb \times \frac{3}{4}D -  = \frac{9}{{32}}\) → (1) sai

(2) tỷ lệ kiểu gen dị hợp là = 1 – tỷ lệ đồng hợp = \(1 - \frac{1}{2}\left( {AA,aa} \right) \times \frac{1}{2}bb \times \frac{1}{2}\left( {BB,bb} \right) = \frac{7}{8}\) → (2) đúng

(3) Xác suất thu được đời con có kiểu hình giống mẹ là \(\frac{3}{4}A -  \times \frac{1}{2}bb \times \frac{3}{4}D -  = \frac{9}{{32}}\)→ (3) đúng

(4) tỷ lệ cây đồng hợp ở F1 là: \(\frac{1}{2}\left( {AA,aa} \right) \times \frac{1}{2}bb \times \frac{1}{2}\left( {BB,bb} \right) = \frac{1}{8}\) ; tỷ lệ cây đồng hợp lặn là \(\frac{1}{4}aa \times \frac{1}{2}bb \times \frac{1}{4}{\rm{dd}} = \frac{1}{{32}}\) → Trong số các cây đồng hợp ở F1, cây đồng hợp lặn chiếm tỉ lệ 1/4 → (4) đúng

Chọn D

Đáp án A: 

2

Đáp án B: 

1

Đáp án C: 

4

Đáp án D: 

3

Câu hỏi 3

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Lai hai cơ thể thuần chủng khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản thu được F1 toàn thân cao, quả đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, F2 thu được 4 kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 46 cao, đỏ; 15 cao, vàng; 16 thấp , đỏ; 5 thấp, vàng. Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, gen nằm trên NST thường, nếu có hoán vị gen thì tần số khác 50%. Cho các cây có kiểu hình thân cao, quả vàng ở F2 tự thụ phấn, tỉ lệ phân li kiểu hình thu được ở đời F3 là:

Lời giải chi tiết : 

F1 toàn cao đỏ → cao, đỏ là 2 tính trạng trội hoàn toàn so với thấp, vàng

Quy ước gen:

A- cao; a- thấp; B- đỏ; b- vàng

F1 dị hợp về các cặp gen, nếu các gen PLĐL đời con phải có tỷ lệ kiểu hình: 9:3:3:1 → các gen PLĐL

P: AaBb × AaBb → cây cao, vàng: 1AAbb:2Aabb

Cho cây cao vàng tự thụ phấn

1/3 AAbb → 1/3 cao vàng

2/3 Aabb → \(\frac{2}{3}\left( {\frac{1}{4}AA:\frac{2}{4}Aa\frac{1}{4}aa} \right)bb\) hay 1/2 cao vàng: 1/6thấp vàng

Đời sau có tỷ lệ 5 cao vàng:1 thấp vàng

Chọn D

Đáp án A: 

11 cao, vàng; 1 thấp, vàng

Đáp án B: 

3 cao, vàng; 1 thấp, vàng

Đáp án C: 

8 cao, vàng; 1 thấp, vàng

Đáp án D: 

5 cao, vàng; 1 thấp, vàng

Câu hỏi 4

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Tính theo lý thuyết, những kết luận nào không đúng về kết quả của phép lai: AaBbDdEe × AaBbDdEe?

 (1) Kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ 9/256

 (2) Có 16 dòng thuần được tạo ra từ phép lai trên 

 (3) Tỉ lệ con có kiểu gen giống bố mẹ là 1/16

 (4) Tỉ lệ con có kiểu hình khác bố mẹ 3/4

 (5) Có 256 tổ hợp được hình thành từ phép lai trên

 (6) Kiểu hình mang nhiều hơn 1 tính trạng trội ở đời con chiếm tỉ lệ 13/256

Phương pháp giải : 

Phép lai 2 cơ thể dị hợp 1 cặp gen cho tỷ lệ kiểu hình ở đời con: 3/4 trội:1/4 lặn (trội hoàn toàn)

Sử dụng công thức tổ hợp, công thức phần bù

Lời giải chi tiết : 

(1,4,6).

(1) sai , tỉ lệ KH mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở đời con là :

\({\left( {\frac{3}{4}} \right)^2} \times {\left( {\frac{1}{4}} \right)^2} \times C_4^2 = \frac{{27}}{{128}}\)

(2) đúng, số dòng thuần là 24 =16

(3) đúng, tỷ lệ kiểu gen giống bố mẹ: (1/2)4 = 1/16

(4) sai vì tỉ lệ con có kiểu hình khác bố mẹ là 1 – (3/4)4 = 175/256

(5) đúng, số tổ hợp 44 = 256

(6) sai vì : Tỷ lệ KH mang nhiều hơn 1 tính trạng trội = 1 – toàn tính trạng lặn – 1 tính trạng trội

 Kiểu hình mang toàn tính trạng lặn là \({\left( {\frac{1}{4}} \right)^4}\), Kiểu hình mang 1 tính trạng trội là \({\left( {\frac{1}{4}} \right)^3} \times \frac{3}{4}\) .Vậy kiểu hình mang nhiều hơn 1 tính trạng trội là \(1 - {\left( {\frac{1}{4}} \right)^3} \times \frac{3}{4} - {\left( {\frac{1}{4}} \right)^4} = \frac{{63}}{{64}}\)

Chọn D

Đáp án A: 

2

Đáp án B: 

5

Đáp án C: 

4

Đáp án D: 

3

Câu hỏi 5

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen Aa, Bb phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho P có kiểu hình mang hai tính trạng trội giao phấn với nhau thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình. Lấy toàn bộ các cây có kiểu hình giống P cho tự thụ phấn tạo ra F2. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

Lời giải chi tiết : 

F1 có 4 loại kiểu hình → P dị hợp 2 cặp gen: AaBb × AaBb → (1AA:2Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb)

→ KH: 9A-B-:3A-bb:3aaB-:1aabb

Các cây có kiểu hình giống P: 1AABB:2AaBB:4AaBb:2AABb tự thụ

Tỷ lệ A-B- = \(\frac{1}{9} + \frac{2}{9} \times \frac{3}{4} \times 2 + \frac{4}{9} \times \frac{9}{{16}} = \frac{{25}}{{36}}\) → D sai

Tỷ lệ dị hợp 2 cặp gen: \(\frac{4}{9} \times \frac{4}{{16}}AaBb = \frac{1}{9}\) →A sai

Tỷ lệ lặn về 2 tính trạng là: \(\frac{4}{9}AaBb \times \frac{1}{{16}}(aabb) = \frac{1}{{36}}\) →C sai

Tỷ lệ kiểu gen dị hợp về 1 cặp gen ở F2 chiếm: \(\frac{2}{9} \times \frac{1}{2} \times 2 + \frac{4}{9} \times \left( {\frac{1}{2} \times \frac{1}{2} + \frac{1}{2} + \frac{1}{2}} \right) = \frac{4}{9}\) (áp dụng kết quả phép lai: AaBb × AaBb → (1AA:2Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb); \(\frac{1}{2}Aa \times \frac{1}{2}(BB,bb) + \frac{1}{2}(AA,aa) \times \frac{1}{2}Bb\)) → B đúng

Chọn B

Đáp án A: 

Tỉ lệ kiểu gen dị hợp 2 cặp gen trong số các cá thể mang hai tính trạng trội ở F2 chiếm 18%.

Đáp án B: 

Tỉ lệ kiểu gen dị hợp về 1 cặp gen ở F2 chiếm 4/9.

Đáp án C: 

Tỉ lệ kiểu hình lặn về cả hai tính trạng ở F2 chiếm 3/36.

Đáp án D: 

Tỉ lệ kiểu hình giống P ở F2 chiếm 24/36.

Câu hỏi 6

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Cho phép lai P: AaBbddEe × AaBBddEe (các gen trội là trội hoàn toàn). Tỉ lệ loại kiểu hình mang 2 tính trội và 2 tính lặn ở F1 là

Lời giải chi tiết : 

Kết quả phép lai luôn cho 1 tính trạng lặn và 1 tính trạng trội, bài toán trở về dạng tính tỷ lệ kiểu hình mang 1 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn

Xét phép lai của 2 cặp gen: AaEe × AaEe

Tỷ lệ loại kiểu hình mang 1 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn là: \(C_2^1 \times \frac{1}{4} \times \frac{3}{4} = \frac{3}{8}\)

Chọn B

Đáp án A: 

3/16

Đáp án B: 

3/8 

Đáp án C: 

1/2 

Đáp án D: 

9/128

Câu hỏi 7

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Ở đậu Hà Lan alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so vời alen a quy định thân thấp alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; hai cặp gen di truyền phân li độc lặp với nhau. Cho 4 cây thân cao, hoa trắng (P) tự thụ phấn, thu được F1. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, F1 có thể có những tỉ lệ kiểu hình nào sau đây ?

I. 100% cây thân cao, hoa trắng.

II. 15 cây thân cao, hoa trắng : 1 cây thân thấp, hoa trắng.

III. 4 cây thân cao, hoa trắng : 1 cây thân thấp, hoa trắng

IV.  11 cây thân cao, hoa trắng : 1 cây thân thấp, hoa trắng

Lời giải chi tiết : 

Cây thân cao hoa trắng có 2 loại kiểu gen: AAbb; Aabb

Có các trường hợp có thể xảy ra:

TH1: 100% Cây có kiểu gen AAbb → đời sau:100% thân cao hoa trắng

TH2: 100% cây có kiểu gen Aabb → đời sau: 75% thân cao hoa trắng: 25% thân thấp hoa trắng

TH3:  3 cây AAbb: 1Aabb → tỷ lệ thân thấp hoa trắng: \(\frac{1}{4} \times \frac{1}{4} = \frac{1}{{16}}\) → 15 cây thân cao, hoa trắng : 1 cây thân thấp, hoa trắng.

TH4: 2 cây AAbb: 2Aabb → tỷ lệ thân thấp hoa trắng: \(\frac{2}{4} \times \frac{1}{4} = \frac{1}{8}\) → 7 cây thân cao, hoa trắng : 1 cây thân thấp, hoa trắng.

TH5: 1 cây AAbb: 3Aabb → tỷ lệ thân thấp hoa trắng: \(\frac{3}{4} \times \frac{1}{4} = \frac{3}{{16}}\) → 3 cây thân cao, hoa trắng : 13 cây thân thấp, hoa trắng.

Chọn B

Đáp án A: 

3

Đáp án B: 

2

Đáp án C: 

1

Đáp án D: 

4

Câu hỏi 8

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do hai gen phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen, khi có đồng thời cả hai loại gen trội A và B thì cho hoa màu đỏ, khi chỉ có loại alen trội A hoặc B thì cho hoa màu hồng, còn khi không có alen trội nào thì cho hoa màu trắng. Cho cây hoa màu hồng thuần chủng giao phấn với cây hoa màu đỏ (P), thu được Fgồm 50% cây hoa màu đỏ và 50% cây hoa màu hồng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây phù hợp với tất cả các thông tin trên?

(1) AAbb × AaBb                    (3) AAbb × AaBB      (5) aaBb × AaBB            

(2) aaBB × AaBb                    (4) AAbb × AABb            (6) Aabb × AABb

Lời giải chi tiết : 

Quy ước gen: A-B-: hoa đỏ; A-bb/aaB- : hoa hồng; aabb: hoa trắng.

Ta có P: hoa hồng (t/c) × hoa đỏ → F1: 50% hoa đỏ: 50% hoa hồng

Cách 1: Vì cây hoa hồng là thuần chủng nên ta loại được phép lai (5),(6)→ loại được các phương án C,B,D (vì có chứa phép lai (5) hoặc (6))

Vậy đáp án đúng là A

Cách 2: Ta xét từng phép lai:

(1) AAbb × AaBb → A-Bb : A-bb → thỏa mãn

(2) aaBB × AaBb → aaB-: AaB- → thỏa mãn

(3) AAbb × AaBB → A-B- → loại

(4) AAbb × AABb →AABb: AAbb → thỏa mãn

Phép lai (5), (6) cây hoa hồng không thuần chủng nên không xét.

Chọn A

Đáp án A: 

(1), (2), (4)

Đáp án B: 

(1), (2), (3), (5).

Đáp án C: 

(3), (4), (6).

Đáp án D: 

(2), (4), (5), (6).

Câu hỏi 9

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe × AaBbDdEe cho đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ

Lời giải chi tiết : 

P: AaBbDdEe × AaBbDdEe

Nhận xét : ở P đều có dạng : Aa × Aa , đều cho đời con phân li : 3 trội : 1 lặn

Vậy đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ là :\(C_4^2 \times {\left( {\frac{3}{4}} \right)^2} \times {\left( {\frac{1}{4}} \right)^2} = \frac{{27}}{{128}}\)

Chọn C

Đáp án A: 

9/256

Đáp án B: 

9/128

Đáp án C: 

27/128

Đáp án D: 

9/64

Câu hỏi 10

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Cho 3 cây thân thấp, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, trong các tỉ lệ kiểu hình sau đây, có tối đa bao nhiêu tỉ lệ kiểu hình có thể bắt gặp ở F1?

(I) 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.          

(II) 5 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.                                            

(III) 11 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.

(IV) 7 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.

Lời giải chi tiết : 

Cây thân thấp hoa đỏ có kiểu gen aaBb hoặc aaBB

Có 4 trường hợp có thể xảy ra:

TH1: 3 cây có kiểu gen aaBB → 100% Thân thấp hoa đỏ

TH2: 3 cây có kiểu gen aaBb → 3 thân thấp hoa đỏ: 1 thân thấp hoa vàng

TH3: 2 Cây có kiểu gen aaBb, 1 cây có kiểu gen aaBB →5 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng

TH4: có 2 cây kiểu hình aaBB, 1 cây có kiểu gen aaBb → 11 cây thân thấp, hoa đò : 1 cây thân thấp, hoa vàng.

Chọn C

Đáp án A: 

2

Đáp án B: 

4

Đáp án C: 

3

Đáp án D: 

1

Câu hỏi 11

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Một loài thực vật, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và chỉ xét một cặp NST thường có nhiều cặp gen. Khi nói về số sơ đồ lai giữa cơ thể có n tính trạng trội với cơ thể đồng hợp lặn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?

I. Lấy một cơ thể có kiểu hình A-B- lai phân tích sẽ có tối đa 5 sơ đồ lai

II. Lấy một cơ thể có kiểu hình A-B-D- lai phân tích thì sẽ có tối đa 16 sơ đồ lai

III. Lấy một cơ thể có kiểu hình A-B-D-E- lai phân tích thì sẽ có tối đa 41 sơ đồ lai

IV. Lấy một cơ thể có kiểu hình A-B-D-E-G- lai phân tích thì sẽ có tối đa 120 sơ đồ lai

Phương pháp giải : 

Áp dụng công thức tính số kiểu gen của kiểu hình trội về n tính trạng trong đó có x cặp gen dị hợp : \(C_n^x \times {2^{x - 1}}\)

Lời giải chi tiết : 

Khi đem lai phân tích số sơ đồ lai sẽ bằng số kiểu gen quy định kiểu hình đó

Số kiểu gen

Xét các phát biểu :

I đúng

II sai

III đúng

IV sai

Chọn C

Đáp án A: 

4

Đáp án B: 

1

Đáp án C: 

2

Đáp án D: 

3

Câu hỏi 12

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdHh × AaBbDdHh sẽ cho kiểu tính trạng mang một tính trạng trội và 3 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ:

Lời giải chi tiết : 

Tách riêng từng cặp gen:

Aa × Aa  → 1/4 AA : 2/4 Aa : 1/4 aa

Tính trạng trội (AA và Aa) chiếm 3/4

Tính trạng lặn (aa) chiếm 1/4

Các phép lai còn lại đều cho kết quả tương tự

phép lai AaBbDdHh × AaBbDdHh sẽ cho kiểu tính trạng mang một tính trạng trội và 3 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ: C34 × 3/4  × (1/4)3= 3/64

Chọn B

Đáp án A: 

3/256 

Đáp án B: 

3/64 

Đáp án C: 

9/64  

Đáp án D: 

27/64

Câu hỏi 13

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Ở một loài thực vật, xét 4 gen A, B, D, E; mỗi gen có 2 alen, quy định một tính trạng; tính trạng trội là trội hoàn toàn. Các gen này nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Khi cho cây có kiểu gen AaBbDdEe giao phấn với cây chưa biết kiểu gen, đời con F1 thu được kiểu hình mang 4 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 28,125%. Kiểu gen của cơ thể đem lai có thể là

Lời giải chi tiết : 

P: AaBbDd giao phấn với cây:

+ A. AaBbddee \( \to \) A_B_D_E_ = \(0,75 \times 0,75 \times 0,5 \times 0,5 = 0,140625\)\( \to \) A sai

+ B. aaBbDdee \( \to \) A_B_D_E_ = \(0,5 \times 0,75 \times 0,75 \times 0,5 = 0,140625\) \( \to \)B sai

+ C. AABbDdee \( \to \) A_B_D_E_ = \(1 \times 0,75 \times 0,75 \times 0,5 = 0,28125\) \( \to \) C đúng

+ D. AaBbDdEe \[ \to \]A_B_D_E_ = \(0,75 \times 0,75 \times 0,75 \times 0,75 = 0,3164\) \( \to \) D sai

Chọn C

Đáp án A: 

AaBbddee.   

Đáp án B: 

aaBbDdee.  

Đáp án C: 

AABbDdee. 

Đáp án D: 

AaBbDdEe.

Câu hỏi 14

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập, alen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Cho phép lai P: AaBbDdeeHh×AaBbDdEeHH. Theo lý thuyết số cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội 2 tính trạng lặn thu được ở F1 chiếm tỉ lệ là

Lời giải chi tiết : 

Đời con luôn mang tính trạng trội H- nên bài toán trở thành tính tỷ lệ số cá thể có kiểu hình mang 2 tính trạng trội 2 tính trạng lặn

TH1: trội về tính trạng E-: \(C_3^1 \times \frac{3}{4} \times {\left( {\frac{1}{4}} \right)^2} \times \frac{1}{2} = \frac{9}{{128}}\)

TH2: lặn về tính trạng ee: \(C_3^2 \times {\left( {\frac{3}{4}} \right)^2} \times \frac{1}{4} \times \frac{1}{2} = \frac{{27}}{{128}}\)

Vậy tỷ lệ cần tính là 9/32

Chọn D

Đáp án A: 

3/32.

Đáp án B: 

27/128. 

Đáp án C: 

9/128.

Đáp án D: 

9/32.

Câu hỏi 15

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng; alen B quy định quả tròn trội không hoàn toàn so với alen b quy định quả dài, kiểu gen Bb quy định quả bầu dục. Các cặp gen này phân li độc lập. Cho hai cây lai với nhau thu được F1 có duy nhất 1 loại kiểu hình. Có bao nhiêu phép lai phù hợp với kết quả trên?

Lời giải chi tiết : 

Các cặp Pt/c luôn cho đời con đồng hình : có 4 kiểu gen đồng hợp → số phép lai thoả mãn với Pt/c :  \(C_4^2 + 4 = 10\)

Đối với trường hợp P dị hợp ta có 

Vậy số phép lai thoả mãn là 14

Chọn D

Đáp án A: 

12

Đáp án B: 

16

Đáp án C: 

9

Đáp án D: 

14

Câu hỏi 16

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Cho hai cây (P) giao phấn với nhau, thu được F1 gồm 448 cây, trong đó có 112 cây thân thấp, quả dài. Biết rằng không xảy ra đột biến. Trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai phù hợp với kết quả trên?

I. AaBb × Aabb.         II. Aabb × Aabb.        III. AaBb × AaBb.     IV. aaBb × aaBb.

V. aaBb × AaBB.        VI. aabb × aaBb.         VII. AaBb × aabb.      VIII. Aabb × aabb.

Lời giải chi tiết : 

A: thân cao ; a : thân thấp

B: quả tròn; b: quả dài

Trội là trội hoàn toàn

P giao phấn → F1: trong 448 cây có 112 cây thấp, quả dài: (aabb)

Tỷ lệ aabb = 0.25 → cả 2 bên bố mẹ đều cho giao tử ab.

TH1: 1 bên cho 100% ab , bên còn lại cho 0.25 ab

→ P: aabb × AaBb (VII)

TH2: mỗi bên cho 0.5 ab → P: Aabb × Aabb (II) ; aaBb × aaBb (IV);

Chọn C

Đáp án A: 

5

Đáp án B: 

4

Đáp án C: 

3

Đáp án D: 

6

Câu hỏi 17

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Dự đoán kết quả về kiểu hình của phép lai P: AaBb (vàng, trơn) × aaBb (xanh, nhăn)

Lời giải chi tiết : 

P: AaBb (vàng, trơn) × aaBb (xanh, nhăn) → (1Aa:1aa)(3B-:1bb) → 3 vàng, trơn: 3 xanh, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, nhăn.

Chọn A

Đáp án A: 

3 vàng, trơn: 3 xanh, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, nhăn.

Đáp án B: 

1 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.

Đáp án C: 

3 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.

Đáp án D: 

9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.

Câu hỏi 18

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, các gen phân li độc lập, alen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Cho phép lai AaBbDdeeHh × AaBbDdEeHH. Theo lí thuyết, số cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, 2 tính trnagj lặn ở F1 chiếm tỉ lệ là

Lời giải chi tiết : 

Xét phép lai AaBbDdeeHh × AaBbDdEeHH

Đời con có dạng kiểu hình H- luôn mang một tính trạng trội

Với phép lai Ee × ee → 1/2 trội : 1/2 lặn

Vậy tỷ lệ cá thể mang 3 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn là:

\(\frac{1}{2}{\rm{Ee}} \times {\rm{C}}_3^2 \times {\left( {\frac{3}{4}} \right)^2} \times \frac{1}{4} + \frac{1}{2}{\rm{ee}} \times {\rm{C}}_3^1 \times \frac{3}{4} \times {\left( {\frac{1}{4}} \right)^2} = \frac{9}{{32}}\)

Chọn D

Đáp án A: 

\(\frac{9}{{128}}\)  

Đáp án B: 

\(\frac{{27}}{{128}}\)   

Đáp án C: 

\(\frac{3}{{32}}\)

Đáp án D: 

\(\frac{9}{{32}}\)

Câu hỏi 19

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên, xét 4 cặp gen A, a; B, b; D, d; E, e phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Cho biết không xảy ra đột biến nhiễm sắc thể, các alen đột biến đều không ảnh hưởng tới sức sống và khả năng sinh sản của thể đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây không đúng?

Lời giải chi tiết : 

Thể đột biến: là cơ thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.

Trong quần thể có tối đa 34 =81 kiểu gen.

đúng, Nếu a, b, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 81 - 2×2×2×2 = 65

đúng, Nếu A, B, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 2×2×1×1 =4 loại kiểu gen

sai, Nếu A, B, D, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa: 2×2×2×1 =8 kiểu gen

đúng, nếu  A, B, D, E là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa: 81 – 1 = 80 kiểu gen (chỉ có 1 kiểu gen bình thường là aabbddee)

Chọn C

Đáp án A: 

Nếu a, b, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 65 loại kiểu gen

Đáp án B: 

Nếu A, B, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 4 loại kiểu gen

Đáp án C: 

Nếu A, B, D, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 10 loại kiểu gen

Đáp án D: 

Nếu A, B, D, E là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 80 loại kiểu gen

Câu hỏi 20

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Trong trường hợp mỗi gen qui định một tính trạng, quan hệ trội lặn hoàn toàn. Phép lai giữa hai cơ thể có kiểu gen AabbDd và AaBbdd cho kiểu hình mang hai tính trạng trội chiếm

Lời giải chi tiết : 

Kiểu hình mang hai tính trạng trội:

\(\frac{1}{4}aa \times \frac{1}{2}B -  \times \frac{1}{2}D -  + \frac{3}{4}A -  \times C_2^1 \times \frac{1}{2} \times \frac{1}{2} = \frac{7}{{16}}\)

Chọn A

Đáp án A: 

7/16. 

Đáp án B: 

3/16. 

Đáp án C: 

9/16. 

Đáp án D: 

6/16. 

Câu hỏi 21

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 3 cặp gen cùng qui định, kiểu gen có mặt 3 loại gen trội cho kiểu hình màu đỏ, các kiểu gen còn lại đều cho hoa màu trắng. Tiến hành cho các cây có kiểu gen dị hợp tử 3 cặp gen giao phấn với nhau được F1, Xét các kết luận sau:

1 – Có 6 kiểu gen đồng hợp qui định hoa trắng.

2 – Trong số các cây hoa trắng, cây thuần chủng chiếm 7/37.

3 – Cho các cây hoa đỏ F1 giao phấn ngẫu nhiên, có 8 phép lai cho đời con toàn hoa đỏ.

4 – Cho các cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn, đời con thu được 70,37% cây hoa đỏ.

Số kết luận đúng là

Lời giải chi tiết : 

P : AaBbDd × AaBbDd →(1AA :2Aa :1aa)(1BB :2Bb :1bb)(1DD :2Dd :1dd)

1 sai, số kiểu gen đồng hợp là 23 = 8 ; số kiểu gen hoa đỏ đồng hợp là 1 (AABBDD) → Số kiểu gen hoa trắng đồng hợp là 7

2- đúng, tỷ lệ cây hoa trắng là : \(1 - {\left( {\frac{3}{4}} \right)^3} = \frac{{37}}{{64}}\)

Tỷ lệ cây hoa trắng đồng hợp là : \(\frac{1}{8} \times \frac{7}{8} = \frac{7}{{64}}\) (1/8 là tỷ lệ đồng hợp) → tỷ lệ cần tính là 7/37

3- đúng, các cây hoa đỏ có 23 = 8 kiểu gen trong đó  có kiểu gen AABBDD khi đem lai với bất kỳ cây hoa đỏ nào cũng cho đời con 100% hoa đỏ

4- sai, Cho các cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn :(1AA :2Aa)(1BB :2Bb)(1DD :2Dd) ↔ (2A :1a)(2B :1b)(2D :1d) ×(2A :1a)(2B :1b)(2D :1d)

→ tỷ lệ hoa đỏ là : \({\left( {1 - \frac{1}{3} \times \frac{1}{3}} \right)^3} \approx 70,23\% \)

Chọn A

Đáp án A: 

2

Đáp án B: 

1

Đáp án C: 

4

Đáp án D: 

3

Câu hỏi 22

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp; B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng, quá trình giảm phân không xảy ra hiện tượng đột biến, 2 cặp gen năm trên 2 cặp nhiễm sắc thường phân li độc lập nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cho 2 cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với nhau sẽ có tối đa 10 sơ đồ lai.

II. Cho 1 cây thân cao, hoa đỏ tự thụ phấn, sẽ có tối đa 9 sơ đồ lai.

III. Cho 2 cây giao phấn với nhau, thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3:3:1:1 sẽ có tối đa 2 sơ đồ lai phù hợp.

IV. Cho 2 cây giao phấn, thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình là 1:1, có tối đa 12 sơ đồ lai phù hợp.

Lời giải chi tiết : 

I đúng, cây thân cao hoa đỏ: A-B- có 4 kiểu gen → số phép lai tạo ra là \(C_4^2 + 4 = 10\)

II sai, cây thân cao, hoa đỏ tự thụ phấn có 4 sơ đồ lai

III đúng, tỷ lệ kiểu hình 3:3:1:1 = (3:1)(1:1)→AaBb ×Aabb hoặc AaBb × aaBb

IV đúng, tỷ lệ kiểu hình 1:1 = (1:1)×1

Chọn D

Đáp án A: 

1

Đáp án B: 

2

Đáp án C: 

4

Đáp án D: 

3

Câu hỏi 23

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Trong điều kiện không phát sinh đột biến, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và alen trội là trội hoàn toàn. ở phép lai AaBbDd × AaBbDd, thu được F1. Theo lí thuyết, ở F1, loại kiểu gen AaBbdd chiếm tỉ lệ

Lời giải chi tiết : 

P: AaBbDd × AaBbDd

AaBbdd = \({\left( {\frac{1}{2}} \right)^2} \times \frac{1}{4} = \frac{1}{{16}}\)

Chọn C

Đáp án A: 

1/8

Đáp án B: 

1/32

Đáp án C: 

1/16

Đáp án D: 

3/16

Câu hỏi 24

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Cho phép lai P: AaBbDdEe × AaBbDdEe thu được F1. Tính theo lý thuyết, có mấy kết luận đúng về kết quả của F1

(1) Kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ 9/256.

(2) Có thể có tối đa 8 dòng thuần được tạo ra từ phép lai trên.

(3) Tỉ lệ có kiểu gen giống bố mẹ là 1/16.

(4) Tỉ lệ con có kiểu hình khác bố mẹ (3/4).

(5) Có 256 kiểu tổ hợp giao tử được hình thành từ phép lai trên.

Lời giải chi tiết : 

Phép lai: AaBbDdEe × AaBbDdEe

Nhận xét : ở P đều có dạng : dị hợp × dị hợp , đều cho đời con phân li : 3 trội : 1 lặn ở mỗi tính trạng.

(1) sai,tỷ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng lặn và 2 tính trạng trội là \(C_4^2 \times {\left( {\frac{3}{4}} \right)^2} \times {\left( {\frac{1}{4}} \right)^2} = \frac{{54}}{{256}}\)

(2) sai, số dòng thuần chủng tối đa là 24 = 16

(3) đúng, tỷ lệ kiểu gen giống bố mẹ là (1/2)4 = 1/16

(4) sai, tỷ lệ kiểu hình khác bố mẹ là 1 – (3/4)4 = 175/256

(5) đúng. số kiểu tổ hợp giao tử tạo thành là: 16×16 = 256

Chọn B

Đáp án A: 

4

Đáp án B: 

2

Đáp án C: 

3

Đáp án D: 

5

Câu hỏi 25

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Cho biết gen trội là trội hoàn toàn, mỗi gen quy định 1 tính trạng, đột biến không xảy ra. Cho phép lai ♂AaBbDdEE × ♀AabbddEe, thu được F1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. F1 có 32 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.

II. Kiểu hình trội về tất cả các tính trạng chiếm tỉ lệ 18,75%.

III. Có 10 loại kiểu gen quy định kiểu hình trội về cả 3 tình trạng.

IV. Tỉ lệ đời con có kiểu hình giống mẹ là 3/16.

Lời giải chi tiết : 

I sai, số kiểu gen tối đa: 3×2×2×2= 24; số kiểu hình 2×2×2×1=8

II đúng, tỷ lệ kiểu hình trội về các cặp tính trạng: \(\frac{3}{4} \times \frac{1}{2} \times \frac{1}{2} \times 1 = \frac{3}{{16}} = 18,75\% \)

III đúng, số loại kiểu gen quy định kiểu hình trội về cả 3 tình trạng: do luôn trội về tính trạng E, ta xét các trường hợp

+ Trội: A,B,E = 2×1×2=4

+ Trội A,D,E = 2×1×2=4

+ Trội B,D,E = 2

Vậy tổng số kiểu gen là 10.

IV đúng, tỉ lệ đời con có kiểu hình giống mẹ là \(\frac{3}{4} \times \frac{1}{2} \times \frac{1}{2} \times 1 = \frac{3}{{16}}\)

Chọn A

Đáp án A: 

3

Đáp án B: 

2

Đáp án C: 

4

Đáp án D: 

1

Câu hỏi 26

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Cho phép lai P: AaBbDD × aaBbDd. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết ở F1 số cá thể mang kiểu gen dị hợp tử về một cặp gen chiếm tỉ lệ

Lời giải chi tiết : 

AaBbDD × aaBbDd

Phép lai riêng của từng cặp gen luôn cho tỷ lệ dị hợp = đồng hợp = ½

→ tỷ lệ dị hợp 1 cặp gen là: \(C_3^1 \times \frac{1}{2} \times \frac{1}{2} \times \frac{1}{2} = \frac{3}{8}\)

Chọn C

Đáp án A: 

50% 

Đáp án B: 

87,5% 

Đáp án C: 

37,5% 

Đáp án D: 

12,5%

Câu hỏi 27

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Khi một gen quy định một tính trạng, các alen trội đều trội hoàn toàn so với alen lặn, các cặp gen phân li độc lập, thì phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 3:3:1:1

Lời giải chi tiết : 

Tỷ lệ (3:3:1:1) = (3:1)(1:1)

Phép lai phù hợp là AaBb × aaBb  → (1Aa:1aa)(3B-:1bb)

B: 1:1:1:1

C: 1:1:1:1

D: 9:3:3:1

Chọn A

Đáp án A: 

AaBb × aaBb

Đáp án B: 

AaBb × aabb 

Đáp án C: 

Aabb × aaBb 

Đáp án D: 

AaBb × AaBb

Câu hỏi 28

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây được quy định bởi 4 cặp gen không alen phân li độc lập và tương tác theo kiểu cộng gộp. Mỗi alen trội trong kiểu gen làm cho cây cao thêm 5 cm. Cây thấp nhất có chiều cao là 80 cm. Cho giao phấn cây thấp nhất với cây cao nhất để thu F1, cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Theo lý thuyết, nếu lấy ngẫu nhiên một cây F2 có chiều cao 95 cm thì xác suất cây này mang một cặp gen dị hợp là

Lời giải chi tiết : 

P : AABBDDEE x aabbddee

F1 : AaBbDdEe

F1 x  F1: AaBbDdEe × AaBbDdEe

Cây cao 95 cm → có  3 alen

Xác suất xuất hiện 1 cây có 3 alen trội là :\(\frac{C_{8}^{2}}{2^{8}}=\frac{56}{256}\)

Xác suất xuất hiện 1 cấy cao 95 cm và  một cặp gen dị hợp ( một cặp gen đồng hợp trội , hai  cặp gen đồng hợp lặn

 \(\frac{1}{2}\times \frac{1}{4}\times \frac{1}{4}\times \frac{1}{4}\times 4\times 3=\frac{3}{32}\)

Xác suất để lấy cây thân cao và cây này có 1 cặp gen dị hợp: \(\frac{\frac{3}{32}}{\frac{56}{256}}=\frac{768}{1792}=\frac{3}{7}\)

Chọn B

Đáp án A: 

5/32. 

Đáp án B: 

3/7. 

Đáp án C: 

15/32. 

Đáp án D: 

7/32.

Câu hỏi 29

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Ở một loài sinh vật, xét hai gen nằm trên NST thường, mỗi gen có hai alen (A, a và B, b). Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu phép lai mà ở đời con đều xuất hiện cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn về cả hai gen nói trên?

Lời giải chi tiết : 

Để đời con có kiểu gen đồng hợp lặn thì P phải mang cả 2 alen a và b.

Nếu hai gen PLĐL: các kiểu gen mang cả a,b là (Aa;aa)(Bb;bb) → có 4 kiểu gen → số phép lai là: \(C_4^2 + 4 = 10\)

Nếu hai gen nằm trên 1 NST : có 5 kiểu gen mang cả a,b → số phép lai là: \(C_5^2 + 5 = 15\)

Chọn C

Đáp án A: 

9 hoặc 12

Đáp án B: 

16 hoặc 20

Đáp án C: 

10 hoặc 15

Đáp án D: 

8 hoặc 18

Câu hỏi 30

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so vởi alen b quy định hoa trắng; 2 cặp gen này nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Chọn ngẫu nhiên 1 cây thân cao hoa trắng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ ở F1 cho giao phấn với nhau. Nếu không có đột biến và chọn lọc, tinh theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện đậu thân cao, hoa đỏ ở F2 là

Lời giải chi tiết : 

Theo quy luật phân li độc lập:

F1 phân li theo tỷ lệ 9:3:3:1, trong đó

Cây thân cao hoa trắng: 1 AAbb:2Aabb

Cây thân thấp hoa đỏ: 1aaBB:2aaBb

Ta có:   ..

Xác suất xuất hiện cây thân cao hoa đỏ (A-B-)ở F2 là: 2/3 × 2/3 = 4/9

Chọn B

Đáp án A: 

2/9

Đáp án B: 

4/9

Đáp án C: 

8/9

Đáp án D: 

1/9


Bình luận