Bài 4. Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân

Lý thuyết và bài tập cho Bài 4. Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân, Chương 1, Đại số 7, Tập 1

1. Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ

Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ \(x\), kí hiệu là \(|x|\), là khoảng cách từ điểm \(x\) tới điểm \(0\) trên trục số.

Ta xác định như sau: 

\(\left | x \right |=\left\{\begin{matrix} x& \text{nếu} & x \geq 0 \\ -x& \text{nếu} & x < 0 \end{matrix}\right.\)

Ví dụ: \(\left| {\dfrac{2}{5}} \right| = \dfrac{2}{5};\)\(\left| { - \dfrac{5}{4}} \right| = \dfrac{5}{4}\)

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi 1 trang 13 SGK Toán 7 Tập 1

Điền vào chỗ trống (…):

LG a

Nếu \(x = 3,5\) thì \(|x|=⋯\)

Nếu \(x =\dfrac{{ - 4}}{7}\) thì \(|x|=⋯\)

Phương pháp giải:

Giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ \(x\), kí hiệu \(|x|\), là khoảng cách từ điểm \(x\) tới điểm \(0\) trên trục số.

Lời giải chi tiết:

Nếu \(x = 3,5\) thì \(|x| = 3,5\)

Nếu \(x = \dfrac{{ - 4}}{7}\,\) thì \(\left| x \right| = \dfrac{{  4}}{7}\)

LG b

Nếu \(x > 0\) thì \(|x|=⋯\)

Nếu \(x = 0\) thì \(|x|=⋯\)

Câu hỏi 2 trang 14 SGK Toán 7 Tập 1

Đề bài

Tìm \(|x|\), biết:

\(\begin{gathered}
a)\,x = \frac{{ - 1}}{7}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,b)\,\,x = \frac{1}{7} \hfill \\
c)\,\,x = - 3\frac{1}{5}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,d)\,\,x = 0 \hfill \\
\end{gathered} \)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ \(x\), kí hiệu \(|x|\), là khoảng cách từ điểm \(x\) tới điểm \(0\) trên trục số.

Lời giải chi tiết

Câu hỏi 3 trang 14 SGK Toán 7 Tập 1

Đề bài

Tính:

\(\eqalign{
& a)\,\, - 3,116 + 0,263 \cr
& b)\,\,\left( { - 3,7} \right).\left( { - 2,16} \right) \cr} \)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Cộng, trừ, nhân, chia hai số thập phân áp dụng theo quy tắc về giá trị tuyệt đối và về dấu tương tự như đối với số nguyên.

Lời giải chi tiết

Bài 17 trang 15 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

1. Trong các khẳng định sau đây, khẳng định nào đúng?

a) \(|-2,5| = 2,5\)

b) \(|-2,5| = -2,5\)

c) \(|-2,5| = -(-2,5)\)

2. Tìm \(x\), biết:

a) \(|x| = \dfrac{1}{5}\)

b) \(|x| = 0,37\)

c) \(|x| =0\)

d) \(|x| = 1\dfrac{2}{3}\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

\(\left| x \right| = \left\{ \begin{array}{l}
x\,\,\,khi\,\,x \ge 0\\
 - x\,\,\, khi\,\,x < 0
\end{array} \right.\)

Lời giải chi tiết

1. Ta có 

Bài 18 trang 15 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Tính

a) \(-5,17 - 0,469\)

b) \(-2,05 + 1,73\)

c) \((-5,17).(-3,1)\)

d) \((-9,18) : 4,25\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Cộng, trừ, nhân hai số thập phân theo các quy tắc về giá trị tuyệt đối và về dấu tương tự như đối với số nguyên.

Bài 19 trang 15 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Với bài tập: Tính tổng \(S = (-2,3) + (+41,5) + (-0,7) + (-1,5)\) hai bạn Hùng và Liên đã làm như sau

Bài làm của Hùng:

\(S = (-2,3) + (+41,5) + (-0,7) + (-1,5)\)

   \(= [ (-2,3) + (-0,7) + (-1,5)] + 41,5\)

   \(= (-4,5) + 41,5\)

   \(= 37\)

Bài làm của Liên

\(S = (-2,3) + (+41,5) + (-0,7) + (-1,5)\)

   \(= [ (-2,3) + (-0,7)] + [(+ 41,5) + (-1,5)]\)

   \(= (-3) +40\)

   \(= 37\)

a) Hãy giải thích cách làm của mỗi bạn

b) Theo em nên làm cách nào?

Bài 20 trang 15 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Tính nhanh:

a) \(6,3 + (-3,7) + 2,4 + (-0,3)\)

b) \((-4,9) + 5,5 + 4,9 + (-5,5)\)

c) \(2,9 + 3,7 + (-4,2) + (-2,9) + 4,2\)

d) \((-6,5).2,8 + 2,8.(-3,5)\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng, tính chất nhân phân phối giữa phép nhân với phép cộng.

Bài 21 trang 15 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

a) Trong các phân số sau, những phân số nào biểu diễn cùng một số hữu tỉ?

\(\dfrac{{ - 14}}{{35}};\;\dfrac{{ - 27}}{{63}};\dfrac{{ - 26}}{{65}};\dfrac{{ - 36}}{{84}};\dfrac{{34}}{{ - 85}}\)

b) Viết ba phân số cùng biểu diễn số hữu tỉ \(\dfrac{{ - 3}}{7}\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Rút gọn các phân số rồi so sánh kết quả rút gọn để tìm ra các phân số cùng biểu diễn một số hữu tỉ.

Lời giải chi tiết

Ta có : 

Bài 22 trang 16 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

 Sắp xếp các số hữu tỉ sau theo thứ tự lớn dần:                                           

 \(0,3;\,\dfrac{{ - 5}}{6};\, - 1\dfrac{2}{3};\,\dfrac{4}{{13}};\,0;\, - 0,875\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Ta so sánh các số hữu tỉ dương với nhau và các số hữu tỉ âm với nhau sau đó sắp xếp.

Lời giải chi tiết

Viết các số hữu tỉ đã cho dưới dạng phân số tối giản:

Bài 23 trang 16 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Dựa vào tính chất " Nếu \(x < y\) và \(y< z\) thì \(x< z\)" hãy so sánh  

a) \(\dfrac{4}{5}\) và \(1,1\)

b) \(-500\) và \(0,001\)

c) \(\dfrac{{13}}{{38}}\) và \(\dfrac{{ - 12}}{{ - 37}}\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào tính chất " Nếu \(x < y\) và \(y< z\) thì \(x< z\)"

Lời giải chi tiết

a) So sánh cả hai số với số 1, ta có: 

\(\dfrac{4}{5}<\dfrac{5}{5}\) hay \(\dfrac{4}{5}<1\)

\(1<1,1\)

Bài 24 trang 16 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Áp dụng tính chất các phép tính nhanh để tính nhanh

a) \((-2,5. 0,38. 0, 4) - [ 0,125. 3,15. (-8)]\)

b) \([(-20,83) .0,2 + (-9,17).0,2] : [ 2,47.0,5 - (-3,53).0,5]\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân số hữu tỉ.

\(\begin{array}{l}
a.b.c = \left( {a.c} \right).b\\
\left( {a.b} \right).c = a.\left( {b.c} \right)
\end{array}\)

b) Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.

Bài 25 trang 16 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

 Tìm \(x\), biết:

a) \(|x -1,7| = 2,3\)  

b) \(\left| {x + \dfrac{3}{4}} \right| - \dfrac{1}{3} = 0\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

\(|A| = B\,\,\left( {B \ge 0} \right)\) 
\(\Rightarrow A=B\) hoặc \(A=-B\)

Lời giải chi tiết

a) \( |x -1,7| = 2,3\)

\( \Rightarrow x - 1,7 = 2,3\) hoặc \(x - 1,7 = - 2,3 \)
+) Nếu \(x - 1,7 = 2,3\)\( \Rightarrow x = 2,3+1,7\) \( \Rightarrow x =4\)
+) Nếu \(x - 1,7 = -2,3\)\( \Rightarrow x = -2,3+1,7\) \( \Rightarrow x =-0,6\)

Bài 26 trang 16 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài: Dùng máy tính bỏ túi.

Đối với máy tính SHARP TK – 340 hoặc CASIO fx-220:

Đối với các loại máy tính thông dụng hiện nay CASIO fx 500 MS trở lên, VINACAL, …

Dùng máy tính bỏ túi để tính:

a) \((-3,1597) + (-2,39)\) 

b) \(( -0,793) - (-2,1068)\)

c) \(( -0,5) . (-3,2) + ( -10,1) . 0,2\)

d) \(1,2. (-2,6) + (-1,4) : 0,7\)


Giải các môn học khác

Bình luận