Bài 8. Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử

Lý thuyết và bài tập cho Bài 8. Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử, Chương 1, Đại số 8, Tập 1

1. Phương pháp

- Ta nhận xét để tìm cách nhóm hạng tử một cách thích hợp (có thể giao hoán và kết hợp các hạng tử để nhóm) sao cho sau khi nhóm, từng nhóm đa thức có thể phân tích được thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung, bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức. Khi đó đa thức mới phải xuất hiện nhân tử chung.

- Ta áp dụng phương pháp đặt thành nhân tử chung để phân tích đa thức đã cho thành nhân tử.

2. Chú ý

- Với một đa thức, có thể có nhiều cách nhóm các hạng tử một cách thích hợp.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi 1 bài 8 trang 22 SGK Toán 8 Tập 1

Đề bài

Tính nhanh \(15 . 64 + 25 . 100 + 36 . 15 + 60 . 100\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Nhóm hạng tử \(1\) với \(3\), hạng tử \(2\) với \(4\). Tìm nhân tử chung sau đó phân tích thành nhân tử.

Lời giải chi tiết

\(15 . 64 + 25 . 100 + 36 . 15 + 60 . 100\)

\(= (15 . 64 + 36 . 15) + (25 . 100 + 60 . 100)\)

\(= 15. (64 + 36) + 100. (25 + 60)\)

\(= 15 . 100 + 100 . 85\)

\(= 100 . (15 + 85)\)

\(= 100 . 100\)

\(= 10000\)

Câu hỏi 2 bài 8 trang 22 SGK Toán 8 Tập 1

Đề bài

Khi thảo luận nhóm, một bạn ra đề bài: Hãy phân tích đa thức \(x^4 - 9x^3 + x^2 - 9x\) thành nhân tử.

Bạn Thái làm như sau:

\(x^4 - 9x^3 + x^2 -9x \)

\(= x(x^3 - 9x^2 + x - 9).\)

Bạn Hà làm như sau:

\(x^4 - 9x^3 + x^2 -9x \)

\(= (x^4 - 9x^3) + (x^2 - 9x)\)

\(= x^3(x - 9) + x(x - 9)\)

\(= (x - 9)(x^3 + x).\)

Bạn An làm như sau:

\(x^4 - 9x^3 + x^2 - 9x \)

\(= (x^4 + x^2) - (9x^3 + 9x)\)

\(= x^2(x^2 + 1) -9x(x^2 + 1)\)

\(= (x^2 - 9x) (x^2 + 1)\)

Bài 47 trang 22 SGK Toán 8 tập 1

Phân tích cá đa thức sau thành nhân tử:

LG a

\({x^2} - xy + x - y\);

Phương pháp giải:

Áp dụng phương pháp nhóm các hạng tử để xuất hiện nhân tử chung.

Cách 1: Nhóm hai hạng tử đầu tiên với nhau và hai hạng tử cuối với nhau

Cách 2: Nhóm hạng tử thứ 1 và thứ 3, nhóm hạng tử thứ 2 và thứ 4

Lời giải chi tiết:

Bài 48 trang 22 SGK Toán 8 tập 1

Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:

LG a

\({x^2} + 4x - {y^2} + 4\);

Phương pháp giải:

- Áp dụng phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm các hạng tử và phương pháp dùng hằng đẳng thức.

- Áp dụng các hằng đẳng thức:

\({\left( {A + B} \right)^2} = {A^2} + 2AB + {B^2}\)

\({A^2} - {B^2} = \left( {A - B} \right)\left( {A + B} \right)\)

Lời giải chi tiết:

Bài 49 trang 22 SGK Toán 8 tập 1

Tính nhanh:

LG a

\(37,5 . 6,5 - 7,5 . 3,4 - 6,6 . 7,5 + 3,5 . 37,5\)

Phương pháp giải:

Áp dụng phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm các hạng tử để xuất hiện nhân tử chung.

Nhóm hạng tử thứ 1 và thứ 4, nhóm hạng tử thứ 2 và thứ 3.

Lời giải chi tiết:

(Hạng tử đầu tiên và cuối cùng đều có nhân tử 37,5; hai hạng tử giữa đều có nhân tử 7,5)

= (37,5.6,5 + 3,5.37,5) – (7,5.3,4 + 6,6.7,5)

= 37,5(6,5 + 3,5) – 7,5(3,4 + 6,6)

= 37,5.10 – 7,5.10

Bài 50 trang 23 SGK Toán 8 tập 1

Tìm \(x\), biết:

LG a

\(x(x - 2) + x - 2 = 0\);

Phương pháp giải:

Áp dụng phương pháp nhóm để phân tích vế trái thành tích \(A.B = 0\), khi đó hoặc \(A= 0\) hoặc \(B = 0\) (\(A, B\) là các đa thức).

Chú ý: có nhân tử chung \(x-2\)

Lời giải chi tiết:

\(x(x - 2) + x - 2 = 0\)

\((x - 2)(x + 1) = 0\)

\( \Rightarrow x - 2 = 0\) hoặc \(x + 1 = 0\)

+) Với \(x-2=0 \Rightarrow x=2\)

+) Với \(x+1=0 \Rightarrow x=-1\)

Vậy \(x = -1; x = 2.\)


Giải các môn học khác

Bình luận