Bài 3. Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế

Lý thuyết và bài tập cho Bài 3. Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế, Chương 3, Phần đại số, Toán 9

Quy tắc thế dùng để biến đổi một hệ phương trình thành hệ phương trình tương đương.

 1. Quy tắc thế

Qui tắc thế dùng để biến đổi một hệ phương trình thành hệ phương trình tương đương.

Quy tắc thế gồm hai bước sau:

Bước 1: Từ một phương trình của hệ đã cho (coi là phương trình thứ nhất), ta biểu diễn một ẩn theo ẩn kia rồi thế vào phương trình thứ hai để được một phương trình mới (chỉ còn một ẩn).

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi 1 Bài 3 trang 14 Toán 9 Tập 2

Đề bài

Giải hệ phương trình sau bằng phương pháp thế (biểu diễn y theo x từ phương trình thứ hai của hệ)

\(\left\{ \matrix{4x - 5y = 3 \hfill \cr 3x - y = 16 \hfill \cr}  \right.\) 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Rút \(y\) từ phương trình dưới \(3x-y=16\) rồi thay vào phương trình còn lại.

Từ đó giải hệ phương trình thu được để tìm \((x;y)\). 

Lời giải chi tiết

Ta có 

Câu hỏi 2 Bài 3 trang 15 Toán 9 Tập 2

Đề bài

Bằng minh họa hình học, hãy giải thích tại sao hệ (III) có vô số nghiệm.

\(\left( {III} \right)\left\{ \matrix{4x - 2y =  - 6 \hfill \cr - 2x + y = 3 \hfill \cr}  \right.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xét hệ hai phương trình hai ẩn 

\(\left\{ \begin{array}{l}ax + by = c\,\,\,\,\,\,\,\left( d \right)\\a'x + b'y = c'\,\,\,\left( {d'} \right)\end{array} \right.\).

Ta vẽ hai đường thẳng \((d)\) và \((d')\) trên cùng hệ trục tọa độ.

Câu hỏi 3 Bài 3 trang 15 Toán 9 Tập 2

Đề bài

Cho hệ phương trình: 

\(\left( {IV} \right):\left\{ \begin{array}{l}
4x + y = 2\\
8x + 2y = 1
\end{array} \right.\)

Bằng minh họa hình học và phương pháp thế, chứng tỏ rằng hệ (IV) vô nghiệm. 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Biến đổi để đưa hai phương trình về dạng của hai đường thẳng song song với nhau.

Từ đó vẽ các đường thẳng để chứng tỏ hệ vô nghiệm.

Lời giải chi tiết

Bằng hình học:

Ta có: 

Bài 12 trang 15 SGK Toán 9 tập 2

Giải các hệ phương trình sau bằng phương pháp thế:

LG a

\(\left\{\begin{matrix} x - y =3 & & \\ 3x-4y=2 & & \end{matrix}\right.\)

Phương pháp giải:

Rút \(x\) từ phương trình trên \(x - y = 3\) rồi thế vào phương trình còn lại. Giải hệ phương trình mới thu được ta tìm được nghiệm \(\left( {x;y} \right)\)

Lời giải chi tiết:

Rút \(x\) từ phương trình trên rồi thế vào phương trình dưới , ta được:

Bài 13 trang 15 SGK Toán 9 tập 2

Đề bài

Giải các hệ phương trình sau bằng phương pháp thế:

a) \(\left\{\begin{matrix} 3x - 2y = 11 & & \\ 4x - 5y = 3& & \end{matrix}\right.\);          b) \(\left\{\begin{matrix} \dfrac{x}{2}- \dfrac{y}{3} = 1& & \\ 5x - 8y = 3& & \end{matrix}\right.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Rút \(y\) từ phương trình thứ nhất \(3x - 2y = 11\) rồi thế vào phương trình thứ hai ta được phương trình ẩn \(x.\)  Giải phương trình này ta tìm được \(x,\) từ đó suy ra \(y.\)

Bài 14 trang 15 SGK Toán 9 tập 2

Giải các hệ phương trình bằng phương pháp thế:

LG a

\(\left\{\begin{matrix} x + y\sqrt{5} = 0& & \\ x\sqrt{5} + 3y = 1 - \sqrt{5}& & \end{matrix}\right.\)

Phương pháp giải:

Rút \(x\) từ phương trình thứ nhất \(x + y\sqrt 5  = 0\) rồi thế vào phương trình thứ hai ta được phương trình ẩn \(y.\)  Giải phương trình này ta tìm được \(y,\) từ đó suy ra \(x.\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

Bài 15 trang 15 SGK Toán 9 tập 2

Giải hệ phương trình \(\left\{\begin{matrix} x + 3y = 1 & & \\ (a^{2} + 1)x + 6y = 2a & & \end{matrix}\right.\) trong mỗi trường hợp sau:

LG a

\(a = -1\)

Phương pháp giải:

+) Thay từng giá trị của \(a\) vào hệ phương trình đã cho.

+) Dùng quy tắc thế biến đổi hệ phương trình thu được để có một hệ phương trình mới trong đó có một phương trình một ẩn.

+) Giải phương trình một ẩn vừa có rồi suy ra nghiệm của hệ.

Lời giải chi tiết:

Thay \(a = -1\) vào hệ, ta được:

Bài 16 trang 16 SGK Toán 9 tập 2

Giải các hệ phương trình sau bằng phương pháp thế.

LG a

\(\left\{\begin{matrix} 3x - y = 5 & & \\ 5x + 2y = 23 & & \end{matrix}\right.\)

Phương pháp giải:

Cho hệ phương trình: \(\left\{\begin{matrix} ax +by =c \ (1) & & \\ a'x+b'y=c' \ (2)  & & \end{matrix}\right.\)

+) Từ phương trình (1), rút \(x\) theo \(y\)   (nếu \(a \ne 0\)), ta được: \(x=\dfrac{c-by}{a}\) (Hoặc có thể rút \(y\) theo \(x\) nếu \(b \ne 0\)).

Bài 17 trang 16 SGK Toán 9 tập 2

Giải hệ phương trình sau bằng phương pháp thế.

LG a

\(\left\{\begin{matrix} x\sqrt{2}- y \sqrt{3}=1 & & \\ x + y\sqrt{3} = \sqrt{2}& & \end{matrix}\right.\)

Phương pháp giải:

Cho hệ phương trình: \(\left\{\begin{matrix} ax +by =c \ (1) & & \\ a'x+b'y=c' \ (2)  & & \end{matrix}\right.\)

+) Từ phương trình (1), rút \(x\) theo \(y\)   (nếu \(a \ne 0\)), ta được: \(x=\dfrac{c-by}{a}\) (Hoặc có thể rút \(y\) theo \(x\) nếu \(b \ne 0\)).

Bài 18 trang 16 SGK Toán 9 tập 2

Đề bài

a) Xác định các hệ số \(a\) và \(b\), biết rằng hệ phương trình

\(\left\{\begin{matrix} 2x + by=-4 & & \\ bx - ay=-5& & \end{matrix}\right.\)

có nghiệm là \((1; -2)\)

b) Cũng hỏi như vậy, nếu hệ phương trình có nghiệm là \((\sqrt{2} - 1; \sqrt{2})\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a)  Thay \(x=1,\ y=-2\) vào hệ ban đầu ta được hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn \(a,\ b\).

Giải hệ mới ta tìm được  \(a,\ b\).

Bài 19 trang 16 SGK Toán 9 tập 2

Đề bài

Biết rằng: Đa thức \(P(x)\) chia hết cho đa thức \(x - a\) khi và chỉ khi \(P(a) = 0\).

Hãy tìm các giá trị của \(m\) và \(n\) sao cho đa thức sau đồng thời chia hết cho \(x + 1\) và  \(x - 3\):

\(P(x) = m{x^3} + (m - 2){x^2} - (3n - 5)x - 4n\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

 Sử dụng tính chất: 

+) \(P(x)\) chia hết cho \((x - a)\) khi và chỉ khi \(P(a) = 0\)

+) \(P(x)\) chia hết cho \((x+a)\) khi và chỉ khi \(P(-a)=0\).


Giải các môn học khác

Bình luận