Bài 10. Trung điểm của đoạn thẳng

Lý thuyết và bài tập cho Bài 10. Trung điểm của đoạn thẳng, Phần hình học, chương 1, tập 1, Toán 6

Trung điểm của đoạn thẳng

Định nghĩa: 

Trung điểm \(M\) của đoạn thẳng \(AB\) là điểm nằm giữa \(A,B\) và cách đều \(A, B\,(MA=MB).\)

Nhận xét:

Nếu \(M\) là trung điểm của đoạn \(AB\) thì \(MA=MB=\dfrac{AB}{2}.\)

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi Bài 10 trang 125 Toán 6 Tập 1

Đề bài

Nếu dùng một sợi dây để “chia” một thanh gỗ thành hai phần bằng nhau thì làm thế nào ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng: Trung điểm \(M\) của đoạn thẳng \(AB\) là điểm nằm giữa \(A,B\) và cách đều \(A, B\,(MA=MB).\)

Lời giải chi tiết

Dùng sợi dây để “ chia” một thanh gỗ thành hai phần bằng nhau ta làm như sau:

- Ta đặt sợi dây sao cho thu được một đoạn bằng độ dài của thanh gỗ 

Bài 60 trang 125 SGK Toán 6 tập 1

Đề bài

 Trên tia \(Ox\), vẽ hai điểm \(A,B\) sao  cho \(OA=2 cm, OB = 4cm\).

a) Điểm \(A\) có nằm giữa hai điểm \(O\) và \(B\) không ?

b) So sánh \(OA\) và \(AB\).

c) Điểm \(A\) có phải là trung điểm của đoạn \(OB\) không? Vì sao? 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+ Trên tia \(Ox\) có \(OM=a;ON=b\). Nếu \(0<a<b\) thì điểm \(M\) nằm giữa hai điểm \(O\) và \(N\)

+ Nếu điểm \(M\) nằm giữa hai điểm \(A\) và \(B\) thì \(AM + MB = AB.\)

Bài 61 trang 126 SGK Toán 6 tập 1

Đề bài

Cho hai tia đối nhau \(Ox, Ox’.\) Trên tia \(Ox\) vẽ điểm \(A\) sao cho \(OA=2 \,cm.\) Trên tia \(Ox’\) vẽ điểm \(B\) sao cho \(OB= 2\,cm \). Hỏi \(O\) có là trung điểm của đoạn \(AB\) không ? Vì sao?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Để chỉ ra \(M\) là trung điểm của đoạn \(AB\), ta cần có 

+ \(M\) nằm giữa \(A\) và \(B\)

+ \(MA=MB\)

Lời giải chi tiết

Bài 62 trang 126 SGK Toán 6 tập 1

Đề bài

 Gọi \(O\) là giao điểm của hai đường thẳng \(xx’, yy’.\) Trên \(xx’\) vẽ đoạn thẳng \(CD\) dài \(3cm\), trên \(yy’ \) vẽ đoạn thẳng \(EF\) dài \(5cm\) sao cho \(O\) là trung điểm của mỗi đoạn thẳng ấy.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

\(M\) là trung điểm đoạn \(AB\) thì  \(MA=MB=\dfrac{AB}{2}\)

Lời giải chi tiết

Vì \(O\) là trung điểm của \(CD\) và \(EF\) nên:

\(OC = OD = CD:2 = 3:2 = 1,5cm\)

\(OE = OF = EF:2 = 5:2 = 2,5cm\) 

Bài 63 trang 126 SGK Toán 6 tập 1

Đề bài

Khi nào ta kết luận được điểm \(I\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AB?\) Em hãy chọn những câu trả lời đúng trong  các câu sau:

a) \(IA=IB\).

b) \(AI+IB=AB\).

c) \(AI+IB=AB\) và \(IA=IB\).

d) \(IA=IB=\dfrac {AB}{2}\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

\(I\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AB\) khi \(I\) nằm giữa \(A, B\) và cách đều \(A, B \;(IA = IB)\).

Lời giải chi tiết

a) sai vì thiếu điều kiện nằm giữa.

Bài 64 trang 126 SGK Toán 6 tập 1

Đề bài

Cho đoạn thẳng \(AB\) dài \(6cm\). Gọi \(C\) là trung điểm của \(AB\). Lấy \(D\) và \(E\) là hai điểm thuộc đoạn thẳng \(AB\) sao cho \(AD=BE=2cm\). Vì sao \(C\) là trung điểm của \(DE\)?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

C là trung điểm của đoạn thẳng DE khi C nằm giữa D, E và cách đều D, E (CD = CE).

Lời giải chi tiết

Bài 65 trang 126 SGK Toán 6 tập 1

Đề bài

Xem hình 64.

Đo các đoạn thẳng \(AB, BC, CD, CA\) rồi điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau: 

Hình 64

a) Điểm \(C\) là trung điểm của … vì…

b) Điểm \(C\) không là trung điểm của … vì \(C\) không thuộc đoạn thẳng \(AB\).

c) Điểm \(A\) không là trung điểm của \(BC\) vì …

Phương pháp giải - Xem chi tiết


Giải các môn học khác

Bình luận