Bánh chưng, bánh giầy

Bài soạn chi tiết cho Bánh chưng, bánh giầy, Bài 1, Ngữ văn lớp 6 chi tiết, Tập 1

ND chính

Suy tôn tài năng, phẩm chất của con người trong việc dựng xây đất nước.

Tóm tắt

Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)

Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì?

Lời giải chi tiết:

-    Hoàn cảnh vua Hùng chọn ngôi: Giặc ngoài đã yên, vua có thể tập trung chăm lo cho dân được no ấm; vua về già, muốn truyền ngôi.

-   Ý định của vua: Người nối ngôi vua phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng.

-  Hình thức: Điều vua đòi hỏi mang tính chất là một câu đố đặc biệt để thử tài: Nhân ngày lễ Tiên vương, các lang dâng lễ vật sao cho vừa ý vua cha.

Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)

Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?

Lời giải chi tiết:

Trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ vì:

-   Lang Liêu là người thiệt thòi nhất: nghèo, chỉ làm việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Lang Liêu là con vua nhưng rất gần gũi với dân thường.

Câu 3 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)

Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua?

Lời giải chi tiết:

-   Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế: quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo nuôi sống con người và là sản phẩm do chính con người làm ra.

-  Hai thứ bánh có ý tưởng sâu xa: tượng trưng cho trời, đất và muôn loài.

Câu 4 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)

Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy?

Lời giải chi tiết:

-  Truyện giải thích nguồn gốc hai loại bánh cổ truyền của dân tộc: Bánh chưng bánh giầy.

-  Truyện đề cao lao động, đề cao nghề nông.

-  Giải thích phong tục làm bánh, chưng bánh giầy thờ cúng tổ tiên ngày Tết.

Luyện tập câu 1 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)

Trao đổi ý kiến: ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy.

Trả lời:

Luyện tập câu 2 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)

Đọc truyện Bánh chưng bánh giầy, em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?

Trả lời:

Các em có thế nêu theo sự cảm nhận của mình, đây chỉ là một ví dụ:


Giải các môn học khác

Bình luận

SOẠN VĂN 6 TẬP 1

Các thể loại văn tham khảo lớp 6

Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 6 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 1 - Ngữ văn 6

Đề kiểm tra 45 phút - Học kì 1 - Ngữ văn 6

Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải

  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Ngữ văn 6
  • Đề ôn tập học kì 1 - Có đáp án và lời giải

SOẠN VĂN 6 TẬP 2

Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 2 - Ngữ văn 6

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 6

Đề thi học kì 2 mới nhất có lời giải

  • Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất
  • Đề ôn tập học kì 2 - Có đáp án và lời giải

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 6 có lời giải chi tiết