Đề văn tích hợp

Bài soạn chi tiết cho Đề văn tích hợp, Ngữ văn lớp 6 chi tiết
Bài Tập / Bài Soạn: 

Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo có vai trò rất quan trọng trong các truyện thuyết. Em hãy làm rõ điều đó qua tác phẩm Con Rồng, cháu Tiên. trong các truyện thuyết. Em hãy làm rõ điều đó qua tác phẩm Con Rồng, cháu Tiên.

Thể loại truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Các chi tiết này có vai trò rất quan trọng đối với thể loại truyền thuyết. Điều này được thể hiện rất rõ trong truyền thuyết Con rồng cháu tiên.

Em hãy phân tích tình huống gây cười trong truyện cười Lợn cưới, áo mới.

Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về thể loại truyện cười.

- Giới thiệu đôi nét về tác phẩm.

2. Thân bài

a. Tình huống gây cười

Câu chuyện phê phán những kẻ hợm hĩnh khoe của

- Trong truyện, ta bắt gặp hai anh có tính khoe của gặp nhau. Một anh thì may được chiếc áo mới liền mặc ngay, mong được khen. Một anh thì muốn khoe với mọi người mình có con lợn cưới.

Trong truyện ngụ ngôn Treo biển, em có suy nghĩ gì về lời góp ý của những người qua đường? Em rút ra bài học gì từ câu chuyện này?

Tiếng cười trong câu chuyện Treo biển bất chợt vỡ oà khi người đọc đọc đến chi tiết: người chủ cửa hàng cất nốt chữ "Cá". Vậy thực chất những lời góp ý về nội dung tấm biển là gì?

Trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng của Pus-kin, có bao nhiêu lần ông lão ra biển gọi cả vàng? Sự biến đổi của biển trong mỗi lần đó như thế nào?

Trong truyện "Ông lão đánh cá và con cá vàng" của Pus-kin, có đến năm lần ông lão ra biển gọi cá vàng. Đây là một biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Năm lần ông ra biển với năm tâm trạng khác nhau, từ bối rối, ngượng ngùng cho đến hoảng sợ. Thái độ của cá vàng và biểu hiện của biển cả cũng thay đổi, tăng dần theo lòng tham của mụ vợ. Cách kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện không hề đơn điệu mà trái lại, ngày càng khiến cho bạn đọc cảm thấy hấp dẫn, hứng thú. Đặc điểm tính cách của các nhân vật, đặc biệt là nhân vạt mụ vợ ông lão, ngày càng được tô đậm, nổi bật hơn lên.

Nêu suy nghĩ của em vể chú ếch trong truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng. Từ câu chuyện này em rút ra bài học gì?

Dàn ý

I. Mở bài

- Giới thiệu về thể loại truyện ngụ ngôn (khái niệm, đặc trưng về nghệ thuật, ý nghĩa…)

- Giới thiệu về truyện “Ếch ngồi đáy giếng” (tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

- Nhân vật con ếch: con vật nhỏ bé, hiểu biết hạn hẹp nhưng lại kiêu ngạo.

II. Thân bài

1. Ếch khi ở trong giếng

- Hoàn cảnh sống chật hẹp, hạn hẹp: trong một cái giếng, xung quang chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ

Viết đoạn văn phân tích ý nghĩa những vật dụng mà Mã Lương vẽ cho mọi người.

Mã Lương vẽ giỏi vì em không những có tài năng mà còn rất ham mê học vẽ. Vì có tài lại ham mê học tập như vậy nên Mã Lương đã được tiên ông tặng cho cây bút thần có thể giúp em vẽ được những mọi vật sống động như ý muốn. Tuy nhiên, chỉ Mã Lương mới sử dụng được cây bút đó, điều đó cho thấy nghệ thuật chân chính chỉ có được trong tay những người tài năng, đức độ. Với những người nghèo, Mã Lương không vẽ những của cải sẵn có để hưởng thụ. Em vẽ cho họ cái cày, cái cuốc, cái thùng - những vật dụng sinh hoạt và phương tiện lao động để sản xuất ra của cải vật chất.

Viết đoạn văn chỉ ra những nét riêng về nghệ thuật miêu tả trong hai văn bản Sông nước Cà Mau và Vượt thác.

Hai bài Sông nước Cà Mau và Vượt thác tuy đều miêu tả cảnh sông nước nhưng phong cảnh thiên nhiên ở mỗi bài lại có những nét riêng và nghệ thuật miêu tả của mỗi nhà văn cũng vậy. Cảnh Sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, gợi nên sức sống đầy hoang dã. Cảnh sông ngòi chằng chịt và cảnh chợ nổi Năm Căn tấp nập, trù phú cũng là những nét riêng về phong cảnh trong tác phẩm này. Những trang văn Sông nước Cà Mau cho thấy bút pháp miêu tả đặc sắc của nhà văn Đoàn Giỏi, cảnh vật, con người và cuộc sống biến ảo không ngừng. Nó hiện lên vừa cụ thể lại vừa bao quát dưới ngòi bút của nhà văn.

Em hãy chỉ ra những chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng. Viết đoạn văn nêu ý nghĩa của những chi tiết này.

Các chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc.

Dựa vào văn bản Cây tre Việt Nam của Thép Mới, em viết một bài văn ngắn trình bày những cảm nghĩ về cây tre Việt Nam.

Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Thép Mới (những nét chính về cuộc đời, các sáng tác của ông,…)

- Giới thiệu về văn bản “Cây tre Việt Nam” (xuất xứ, khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật,…)

2. Thân bài

a. Cảm nhận khái quát về cây tre

- Là người bạn thân của nông dân, nhân dân Việt Nam

- Đặc điểm của cây tre:

   + Vào đâu tre cũng sống, cũng xanh tốt

   + Dáng tr vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đêm nay… Hồ Chí Minh ( Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ )

 Trong đoạn kết bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ", tác giả Minh Huệ viết:

 Đêm nay Bác ngồi đó

 Đêm nay Bác không ngủ

 Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.

Viết bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về hình ảnh con người trong bài thơ “Mưa” của Trần Đăng Khoa.

Bài thơ "Mưa" của Trần Đăng Khoa là bài thơ tả cảnh độc đáo. Xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh vạn vật đất trời bị biến đổi bởi cơn mưa rào bất chợt. Và nổi bật trên cái phông nền nghiêng ngả vì mưa của hài thơ, hình ảnh con người hiện lên thật đẹp.

Hình ảnh con người trong bài thơ được thể hiện qua hình ảnh "Bố em đi cày về" xuất hiện ở phía cuối bài thơ:

          Bố em đi cày về

         Đội sấm

         Đội chớp

         Đội cả trời mưa

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ"(Vượt thác - Võ Quảng).

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vậy, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên.

Gươm thần là một "nhân vật" vô cùng quan trọng trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm. Hãy nêu những cảm nhận của em về "nhân vật" này.

Truyền thuyết Sự tích Hổ Gươm đã thể hiện niềm tự hào vô bờ về lòng yêu nước, yêu hoà bình của dân tộc Việt Nam ta. Góp phần khẳng định truyền thống quý báu đó của dân lộc là "nhân vật" gươm thần trong tác phẩm.

Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 dến 7 câu) giải thích diễn biến tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh em gái vẽ mình.

   Khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” của Kiều Phương, thoạt tiên người anh ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện và sau đó là sự xấu hổ. Trước hết, người anh ngỡ ngàng vì không thể tin được chú bé ngồi trong bức tranh kia là mình. Sau sự ngỡ ngàng ban đầu ấy, người anh thấy hãnh diện, hãnh diện vì mình là chủ đề chính của bức tranh đoạt giải nhất trong cuộc thi vẽ quốc tế. Ngỡ ngàng, hãnh diện rồi cuối cùng là cảm giác xấu hổ. Người anh nhận ra mình không được đẹp, hoàn hảo như những gì em gái đã thể hiện.

Viết đoạn văn nêu tác dụng của phép nhân hoá trong bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa.

  Trong bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa, phép nhân hóa dược sử dụng rất rộng rãi. Ông trời mặc áo, mía múa gươm, kiến hành quân, cô gà rung tai nghe, bụi tre tần ngần gỡ tóc, hàng bưởi bế lũ con đầu tròn trọc lóc, sấm ghé xuống sân khanh khách cười, cây dừa sử dụng tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa... Phép nhân hóa này làm cho cả thế giới cây cỏ, thiên nhiên hoạt động sinh động, đa dạng như thế giới con người.

Viết một đoạn văn từ 4 đến 6 câu sử dụng phép tu từ nhân hóa.

Ngay từ đầu năm học, mẹ đã mua cho em đầy đủ các đồ dùng học tập: sách, vở, bút, thước, com-pa,... Mẹ cũng căn dặn em phải biết sắp xếp, lau chùi chúng cho gọn gàng, sạch sẽ. Nghe lời mẹ, sau khi dùng xong món đồ nào em lại đặt chúng ngay ngắn vào vị trí: sách vở để lên giá; bút, thước,... đổ vào hộp. Em cũng không hề viết, vẽ linh tinh lên bìa sách vở hay bàn ghế. Những đồ dùng học tập của em lúc nào cũng sạch sẽ, gọn gàng, chúng nằm ngay ngắn trong vị trí của mình như thì thầm khẽ nói với em: "Cám ơn cô chủ nhỏ!”.

* Đoạn văn trên sử dụng phép tu từ nhân hóa.


Giải các môn học khác

Bình luận

SOẠN VĂN 6 TẬP 1

Các thể loại văn tham khảo lớp 6

Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 6 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 1 - Ngữ văn 6

Đề kiểm tra 45 phút - Học kì 1 - Ngữ văn 6

Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải

  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Ngữ văn 6
  • Đề ôn tập học kì 1 - Có đáp án và lời giải

SOẠN VĂN 6 TẬP 2

Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 2 - Ngữ văn 6

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 6

Đề thi học kì 2 mới nhất có lời giải

  • Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất
  • Đề ôn tập học kì 2 - Có đáp án và lời giải

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 6 có lời giải chi tiết