Bài 13. Môi trường đới ôn hoà

Lý thuyết và bài tập cho Bài 13. Môi trường đới ôn hoà, Chương 2, Phần 2, Địa lý 7

1. Khí hậu đới ôn hoà

Khí hậu đới ôn hoà mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi thảo luận trang 42 SGK Địa lí 7

Đề bài

 Phân tích bảng số liệu dưới đây để thấy tính chất trung gian của khí hậu đới ôn hòa.

Lời giải chi tiết

- Đới ôn hòa:

+ Nằm ở vĩ độ trung bình (khoảng vĩ độ 250 - 600  (B,N).

+ Nhiệt độ trung bình năm thấp hơn đới nóng (100C < 270C) và cao hơn đới lạnh (100C > -10C).

Câu hỏi thảo luận trang 43 SGK Địa lí 7

Đề bài

Dựa vào hình 13.1, phân tích những yếu tố gây nên sự biến động thời tiết ở đới ôn hòa.

Lời giải chi tiết

Những yếu tố gây nên sự biến động thời tiết ờ đới ôn hòa là khối khí và dòng biển.

- Đây là nơi giao thoa của khối khí nóng và khối khí lạnh:  mỗi khí có đợt khí nóng hay đợt khí lạnh tràn đến, nhiệt độ có thể tăng hay giảm 100C – 150C trong vài giờ (ở phía Đông Hoa Kì).

Câu hỏi thảo luận trang 45 SGK Địa lí 7

Đề bài

Quan sát hình 13.1 SGK:

- Nêu tên và xác định vị trí của các kiểu môi trường ở đới ôn hoà.

- Nêu vai trò của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới đối với khí hậu ở đới ôn hoà.

Lời giải chi tiết

- Các kiểu môi trường đới ôn hoà:

+ Môi trường ôn đới hải dương.

+ Môi trường ôn đới lục địa.

+ Môi trường địa trung hải.

+ Môi trường cận nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt đới ẩm.

Bài 1 trang 45 SGK Địa lí 7

Đề bài

Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ở đới ôn hoà thể hiện như thế nào ?

Lời giải chi tiết

Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ở đới ôn hòa được thể hiện như sau:

- Khí hậu ở đới ôn hoà mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh:

+ So với đới nóng nhiệt độ đới ôn hòa thấp hơn và lượng mưa ít hơn, nhưng so với đới lạnh thì nhiệt độ lại cao hơn và lượng mưa nhiều hơn.

Bài 2 trang 45 SGK Địa lí 7

Đề bài

Trình bày sự phân hoá của môi trường đới ôn hoà.

Lời giải chi tiết

Môi trường đới ôn hoà có sự phân hoá theo không gian và thời gian.

- Thiên nhiên thay đổi theo 4 mùa rõ rệt : xuân, hạ, thu, đông.

- Sự phân hoá theo không gian: môi trường đới ôn hòa thay đổi từ đông sang tây, từ bắc xuống nam và theo độ cao...tùy thuộc vào vĩ độ, vị trí gần hay xa biển, vào ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới.


Giải các môn học khác

Bình luận

Phần một . THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG

Phần hai. CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ

Chương I - MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG, HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG

Chương II - MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HÒA

Chương III - MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC, HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC

Chương IV - MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH

Chương V - MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚI

Phần ba: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC

Chương VI. CHÂU PHI

Chương VII - CHÂU MĨ

Chương VIII - CHÂU NAM CỰC

Chương IX - CHÂU ĐẠI DƯƠNG

Chương X - CHÂU ÂU